DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bệnh Gout

Go down

Bệnh Gout Empty Bệnh Gout

Bài gửi by kcph 2/2/2008, 13:19

Có anh bạn thân phải nằm viện từ hôm thứ 3 vì bệnh Gout hôm nay mới xuất viện, vì anh không đồng ý nên kc không tiện tiết lộ danh tính, sẵn đây kc gửi bài viết để chia sẽ cho những ai đang và sắp bị cách phòng ngừa căn " bệnh nhà giàu " khó chịu này.
Chúc anh mau bình phục.

GOUT và giả GOUT


Gout dễ bị nhầm với "giả gout", nhưng cũng có thể là... gout thật nhưng không có biểu hiện rõ rệt!

Khởi phát


Gout thường khởi phát ở các ngón khớp cái (75% các trường hợp). Ngoài ra, cũng có biểu hiện ở mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay và khuỷu tay. Gout là bệnh khớp gây đau nhức dữ dội, gây nên do lắng đọng những tinh thể acid uric trong khớp và tổ chức liên kết quanh khớp. Sự lắng đọng này dẫn đến viêm khớp với các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ đau và cứng khớp. Lắng đọng acid uric còn gọi là hạt tophi, có thể thấy hạt này có ở xung quanh khớp hoặc loa tai. Ngoài ra, các tinh thể này có thể lắng đọng ở thận, gây sỏi thận.



Bệnh có thể tiến triển qua các giai đoạn: tăng acid uric máu không triệu chứng. Tiếp đó là giai đoạn cấp - bệnh nhân có biểu hiện tăng acid uric máu gây lắng đọng tại khớp; người bệnh đột ngột bị sưng đau dữ dội các khớp, nóng, đỏ và rất căng. Các cơn đau thường mất đi sau 3-10 ngày, ngay cả khi không điều trị, và các cơn tiếp theo có thể không xảy ra sau nhiều tháng, nhiều năm sau. Tuy nhiên, các cơn cấp này cũng có thể kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Giữa các đợt cấp, bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, và chức năng khớp vẫn bình thường.

Đến giai đoạn mạn tính - thường sau khoảng 10 năm từ khi phát bệnh. Trong giai đoạn này, các khớp bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí, thận cũng có thể bị tổn thương.



Dễ nhầm lẫn

Gout là bệnh khó chẩn đoán, vì các triệu chứng thường không rõ rệt và có thể nhầm với nhiều bệnh khác. Mặc dù hầu hết bệnh nhân có tăng acid uric máu trong quá trình tiến triển của bệnh, nhưng cũng có thể không tăng trong đợt cấp. Ngoài ra, nếu chỉ có tăng acid uric máu thì cũng chưa thể khẳng định người đó mắc gout. Nên nhớ "nhiều người có tăng acid uric máu mà không phát triển thành bệnh gout". Để chẩn đoán xác định gout, bệnh nhân cần được chọc dịch khớp, soi kính hiển vi để tìm tinh thể acid uric.

Tuy nhiên, nếu không có, cũng không loại trừ gout. Việc tìm các hạt tophi cũng giúp cho chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, các cơn gout cấp cũng có thể giống như nhiễm trùng khớp, vì vậy, khi nghi ngờ cần làm xét nghiệm để tìm vi khuẩn.

Đôi khi có thể nhầm lẫn với giả gout (bệnh vôi hóa sụn khớp), vì bệnh này cũng có triệu chứng viêm tương tự, nhưng trong giả gout, các tinh thể lắng đọng là các calcium phosphate chứ không phải acid uric .

Nếu được điều trị kịp thời, hầu hết bệnh nhân gout sẽ không tiến triển đến giai đoạn mạn tính. Nên lưu ý, bệnh nhân hạn chế dùng aspirin, thuốc lợi tiểu và các thức ăn có nhiều purine (thịt bê, cừu, cá sardine, nội tạng động vật...). Điều trị cơn gout cấp bằng các thuốc chống viêm không steroid. Bắt đầu bằng liều cao, sau đó giảm dần trong 2-8 ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị.
Theo PGS.TS Phạm Văn Thắng


4 không trong ăn uống của bệnh GOUT

Không quên uống nhiều nước là lời khuyên của các bác sĩ dành cho bệnh nhân gút, nhằm nhanh chóng đào thải axit uric - thủ phạm gây các cơn đau. Loại đồ uống được khuyến khích nhất là nước khoáng chứa nhiều bicarbonat.

Những điều nên tránh trong ăn uống :

Không ăn thức ăn nhiều purin trong giai đoạn tiến triển: Chế độ ăn hợp lý của người bị bệnh gút là nhằm giảm lượng acid uric để không bị tích lũy thành tinh thể ở các khớp và các tổ chức mềm. Hết sức hạn chế ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết; cá trích, cá mòi, trứng cá; thịt đỏ, thịt muối; phô mai; cua; tôm. Một số thực phẩm thực vật cũng có hàm lượng purin tương đối cao như nấm, đậu hạt các loại.

Không dùng thức uống có cồn và chất kích thích: Các nghiên cứu về khẩu phần ăn uống đều khuyên người bị gút hoặc tăng acid uric máu đơn thuần phải kiêng rượu, bia hơi, vang trắng, sâm banh, bia nâu. Tránh ăn những chất kích thích như ớt, cà phê… Nên tránh các buổi liên hoan tiệc tùng.

Không quên uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu, sẽ đào thải được nhiều acid uric ra ngoài. Nên uống khoảng 2-3 lít/ngày khi đang uống thuốc trị bệnh. Tốt nhất nên uống các loại nước khoáng có nhiều bicarbonat. Nếu không, có thể uống dung dịch natri bicarbonat 3% để kiểm soát huyết thanh, giúp việc đào thải acid uric thuận lợi hơn.

Không uống các thuốc làm tăng acid uric máu: Đó là các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (hypothiazide), nhóm giảm đau, hạ sốt salicilat (aspirin). Tuyệt đối không dùng các thuốc nhóm corticoid (prednisolon, dexamethason…) vì chúng có thể làm giảm đau nhanh nhưng lại làm tăng acid uric máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính.

Ngoài chế độ ăn uống, người bị bệnh gút cũng cần tránh các nguy cơ có thể làm xuất hiện bệnh như: làm việc quá sức, nhiễm lạnh, đi giày quá chật, bị nhiễm khuẩn cấp tính hoặc phẫu thuật.

Gút được xếp vào bệnh của thời đại văn minh. Nó thường gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh và là sự báo hiệu nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh thận. Bệnh gút có thể diễn biến tốt nếu dùng đúng các thuốc điều trị và tuân thủ chế độ ăn hợp lý.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
kcph
kcph
Members

Tổng số bài gửi : 522
Age : 65
Location : Vietnam
Reputation : 0
Registration date : 02/01/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết