DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thuốc gây độc gan

Go down

Thuốc gây độc gan Empty Thuốc gây độc gan

Bài gửi by manhdung1111 15/12/2017, 15:47

Phần lớn các thuốc trước khi đào thải ra khỏi cơ thể sẽ được chuyển hóa ở gan. Một số thuốc sẽ chuyển hóa thành những chất độc hại đối với gan. Nếu không sử dụng đúng thì sẽ có nguy cơ gây độc cho gan, viêm gan, suy gan và thậm chí là hoại tử tế bào gan. [URL="http://phongchongbenhgan.com/category/loi-song/che-do-dinh-duong/"]Cách phòng chống bệnh gan[/URL].

Thuốc gây độc gan 1-33
Một số thuốc có thể gây hại cho lá gan của bạn. (Hình minh họa: Internet)

Gan là cơ quan giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như chuyển hóa, giải độc, sản xuất yếu tố đông máu, điều hòa mỡ máu… Nếu sử dụng các thuốc gây hại cho gan không đúng cách thì các chức năng đó sẽ bị suy giảm. Bài viết này sẽ trình bày cho các bạn một số loại thuốc gây hại cho gan:

Thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol
Đây là thuốc dùng phổ biến để điều trị giảm sốt. Thuốc gây độc cho gan tùy theo liều sử dụng. Khi điều trị cần chú ý xem xét liều lượng gây độc cho gan. Với liều nhỏ hơn 2 - 3g/ngày, paracetamol thấy an toàn và bệnh nhân chịu đựng được. Khi dùng đường uống với liều lớn hơn 10 - 15g sẽ đưa đến tổn thương gan nặng thường sẽ tử vong, liều này dùng khi có ý định tự sát. Tổn thương gan do paracetamol là dạng phổ biến của bệnh gan do thuốc. Ở người nghiện rượu, liều paracetamol thông thường điều trị vẫn có thể gây độc cho gan, vì vậy phải cẩn thận khi dùng paracetamol cho người nghiện rượu, không dùng nước uống có cồn để uống paracetamol. [URL="http://phongchongbenhgan.com/category/thuong-thuc-ve-la-gan/"]Thuốc nam trị bệnh gan.[/URL]

Vitamin A
Uống vitamin A quá nhiều là nguyên nhân gây ngộ độc gan phụ thuộc vào liều lượng có thể đưa đến xơ gan. Uống thường xuyên liều lớn vitamin A (>25.000 đơn vị/ngày) có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan. Tổn thương gan có thể xảy ra khi uống 15.000 - 40.000 đơn vị/ngày trong một năm, nhưng liều cao hơn có thể ngộ độc trong vòng vài tháng.

Tổn thương gan nhiều hay ít tùy thuộc liều lượng và thời gian sử dụng. Nhiều bệnh nhân có bệnh gan do vitamin A gây ra có khi không nhận thấy, chỉ khi bác sĩ lâm sàng thấy có hiện tượng bệnh nhân dùng vitamin A kéo dài kèm viêm gan mỡ, tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì mới phát hiện ra. Người nghiện rượu nguy cơ càng cao.

Thuốc điều trị lao Isoniazid, Rifampicin
Gây viêm gan nặng và số ít trường hợp có thể tử vong. Các thuốc này làm tăng men gan thoáng qua ở 10-20% bệnh nhân sử dụng. Nguy cơ viêm gan liên quan tới tuổi tác, sử dụng nhiều rượu, nếu dùng đồng thời 2 thuốc càng làm tăng nguy cơ. Đối với tất cả các trường hợp đang dùng isoniazid và rifampicin cần được theo dõi và xét nghiện men gan thường xuyên, nếu nồng độ men gan trở về giới hạn bình thường thì không cần phải ngưng thuốc. Nếu nồng độ men gan vượt quá 3-5 lần giới hạn cho phép, bệnh nhân phải ngừng thuốc ngay lập tức.

Một số kháng sinh
- Kháng sinh Erythromycin: Gây tăng men gan, viêm gan ứ mật có hoặc không có vàng da, thường gặp trong vòng 2-3 tuần điều trị. Do vậy, cần thận trọng khi dùng erythromycin cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan.

- Kháng sinh Amoxicillin: Amoxicillin gây tăng men gan ở mức độ vừa phải và có thể gây rối loạn chức năng gan, bao gồm dấu hiệu vàng da, ứ mật, viêm gan và hủy hoại tế bào gan cấp tính.

- Kháng sinh nhóm Quinolon - Ciprofloxacin: Khoảng 1,9% số bệnh nhân dùng ciprofloxacin bị tăng men gan và 0,3% tăng nồng độ bilirubin.

Thuốc kháng retrovirus

Phần lớn các thuốc kháng retrovirus ức chế men transcriptase ngược hay kháng protease, gây viêm gan. Tổn thương gan rất đa dạng từ nhiễm mỡ gan đến viêm gan cấp, tiến triển bệnh có thể dẫn đến tử vong. Cơ chế gây độc rất đa dạng hoặc do tạo thành các chất chuyển hóa gây phản ứng và ức chế chuyển hóa ở các thể hạt trong gan, hoặc có thể tác động đến gan do kích động lại các bệnh viêm gan siêu vi B và C.[URL="http://phongchongbenhgan.com/category/cac-benh-ve-gan/http://"] Cách điều trị viêm gan B hiệu quả nhất
[/URL]

Một số nhóm thuốc khác
Ngoài ra, một số nhóm thuốc khác cũng có thể gây hại gan như thuốc điều trị nấm (nystatin, ketoconazole, fuconazole), thuốc kháng giáp trạng (PTU, MTU), thuốc điều trị đái tháo đường (sulfamid, troglitazone, rosiglitazole), thuốc điều trị bệnh tim mạch (amiodazon, methyldopa, quinidine), thuốc chống co giật (phenytoin, carbamazepin)...


Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. (Hình minh họa: Internet)

Chính vì vậy, để dùng thuốc an toàn, người bệnh cần hết sức tuân thủ hướng dẫn, y lệnh của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc và tự ý dùng thuốc, khi dùng thuốc mà có biểu hiện như chán ăn sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp.

manhdung1111

Tổng số bài gửi : 66
Age : 26
Reputation : 0
Registration date : 25/10/2017

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết