DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

8 ĐIỀU CHỊ EM CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI

Go down

8 ĐIỀU CHỊ EM CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI Empty 8 ĐIỀU CHỊ EM CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI

Bài gửi by GlobeDr 25/5/2018, 09:20

8 ĐIỀU CHỊ EM CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI

Chuẩn bị cho việc mang thai là một việc làm cần thiết nhưng không hề dễ dàng, nhất là với những chị em lần đầu làm mẹ. Càng là phụ nữ lại càng có rất nhiều nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn, thuốc men, tập thể dục, quá trình sinh nở và trách nhiệm làm cha mẹ khi có con…Vì vậy, việc chuẩn bị trước khi bầu bí là điều rất nên làm, để đảm bảo em bé có tiền đề phát triển tốt nhất, đồng thời cũng giúp mẹ có sức khỏe trong suốt 9 tháng của thai kỳ hãy cùng Globedr đọc bài viết sau nhé.

8 ĐIỀU CHỊ EM CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI 10594

Dưới đây là 15 việc cần thiết các mẹ nên làm trước khi có ý định mang thai.

1. Khám sức khỏe.

Bác sĩ sẽ xem xét tổng quan tình hình sức khỏe của bạn, tiền sử bệnh gia đình và bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng. Một số loại thuốc rất nguy hiểm phải dừng sử dụng ngay trước khi bạn thụ thai, vì những chất này được lưu trữ trong chất béo của cơ thể và sẽ tích tụ ở đó, gây nguy hiểm về sau.

Bạn cũng nên thảo luận với bác sĩ về chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể dục và cả một vài thói quen không lành mạnh, như hút thuốc, uống rượu hay sử dụng ma túy. Nên khám phụ khoa, cổ tử cung, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục... nếu bạn thấy mình có nguy cơ mắc bệnh.

2. Bắt đầu uống vitamin bổ sung.

Theo Bacsitoancau, 4 tuần đầu tiên của thai kỳ thường các mẹ không hề biết việc mình đã có thai nhưng đây lại là giai đoạn não bộ thai nhi hình thành nên rất cần bổ sung axit folic. Vì vậy việc uống trước khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Phụ nữ chuẩn bị mang bầu được khuyên nên bổ sung khoảng 400 mgr axit folic mỗi ngày để đảm bảo cơ thể đủ dưỡng chất này, phòng ngừa các khuyết tật thần kinh cho thai nhi.

3. Trò chuyện với mẹ về việc mang thai.

Mẹ chính là người có đầy đủ kinh nghiệm về mang thai. Mẹ có kinh nghiệm để biết hiện tượng sinh non và tất cả những kiến thức về thai kỳ. Vậy nên, trước khi mang thai, bạn hãy trò chuyện với mẹ của mình để có thêm kiến thức bổ ích.

4. Tập thể dục thường xuyên.

Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giúp việc thụ thai dễ dàng hơn. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như yoga, aerobic hoặc bơi lội. Nếu không có thời gian, bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số việc nhỏ nhặt mà bạn có thể làm như đi thang bộ thay vì thang máy, đỗ xe cách nơi làm việc vài mét… Bạn có thể tham gia các lớp học yoga tiền sản ở bệnh viện hoặc các câu lạc bộ.

5. Chế độ dinh dưỡng.

Bạn chỉ cần nhớ đến 3 điều : đầy đủ, cân bằng và lành mạnh. Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hoặc cao đều gây khó khăn trong việc mang thai, do vậy bạn cần thay đổi chế độ ăn uống để đạt được cân nặng phù hợp

Bạn cũng nên tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác. Việc tiêu thụ caffein nhiều sẽ giảm khả năng sinh sản, nó cũng có thể gây sẩy thai sau này. Vì thế chỉ nên dùng khoảng 200 mg cà phê mỗi ngày. Ngoài ra nên tránh đến những nơi có nhiều khói bụi, có các chất độc hại, các chất phóng xạ.

6. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai.

Chuẩn bị có thêm thành viên mới trong gia đình, vợ chồng bạn sẽ phải lo lắng rất nhiều thứ, đặc biệt là tài chính. Vì vậy ngay từ trước khi mang thai, bạn nên cân nhắc xem tình hình tài chính hiện nay của cả hai vợ chồng như thế nào? Một số khoản chi phí cơ bản bạn cần chú ý:

Chi phí khám thai định kỳ và sinh đẻ
Chi phí quần áo, thuốc men cho mẹ
Chi phí quần áo và vật dụng cá nhân cho bé
Chi phí sữa cho con Chi phí dự phòng bất trắc, bệnh tật
Chi phí trong thời gian nghỉ thai sản
Với việc xác định các khoản phải chi tiêu như trên các cặp vợ chồng sẽ xác định chi phí hàng tháng hết bao nhiêu, có thể tiết kiệm được chừng nào và kế hoạch tạo dựng thêm nguồn thu nhập mới để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
7. Tiêm phòng trước khi mang thai.

Tiêm phòng sẽ giúp bạn có một sức đề kháng khỏe mạnh, phòng ngừa được nhiều bệnh có xảy ra cho cả bạn và em bé. Có 8 loại bạn nên tiêm phòng trước, đó là:  tiêm phòng Rubella, tiêm phòng sởi, tiêm phòng quai bị, tiêm phòng thủy đậu, tiêm phòng cúm, tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV), tiêm vắc - xin viêm gan siêu vi B, tiêm phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà.

8. Tìm hiểu kỹ thông tin các bệnh viện phụ sản.

Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, sinh nở là “chướng ngại vật” cuối cùng mà các mẹ phải trải qua để chào đón bé yêu. Vì vậy, việc chọn bệnh viện phụ sản phù hợp với điều kiện sống, tốt nhất cho mẹ và bé cũng rất quan trọng.Trước những kênh thông tin từ người thân, bạn bè, các trang mạng xã hội… tùy theo khả năng tài chính mà các bà mẹ có thể lựa chọn bệnh viện công, bệnh viện tư hay bệnh viện phụ sản quốc tế. Nên chọn những bệnh viện, phòng khám gần nhà, thuận tiện đi lại và hãy tìm cho mình những địa chỉ tin cậy để có thể khám thai định kỳ và đăng ký dịch vụ sinh tốt nhất.

Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr: http://bit.ly/2JRJfDp

GlobeDr

Tổng số bài gửi : 12
Age : 24
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2018

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết