DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN NHỚ KHI CHO TRẺ ĂN DẶM

Go down

NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN NHỚ KHI CHO TRẺ ĂN DẶM Empty NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN NHỚ KHI CHO TRẺ ĂN DẶM

Bài gửi by Bacsitoancau 29/5/2018, 09:10

NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN NHỚ KHI CHO TRẺ ĂN DẶM

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trẻ em nên được cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Trẻ cũng cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh, vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa. Cùng Globedr tham khảo qua bài viết sau đây để biết cách chăm sóc cho bé yêu nhé.

NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN NHỚ KHI CHO TRẺ ĂN DẶM 10629

1. Hai phương pháp ăn dặm phổ biến tại Việt Nam.

Ăn dặm kiểu truyền thống (đút bằng muỗng)

Theo Bác sĩ toàn cầu, đây là kiểu ăn dặm được áp dụng với rất nhiều trẻ em ở Việt Nam. Với phương pháp này, thực phẩm được xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp, thường là bột dinh dưỡng kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Các mẹ sẽ đút bằng muỗng, trẻ chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn.

Ưu điểm: Cha mẹ có thể đút cho con hết lượng thức ăn mong muốn. Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ ngày đầu tập ăn và khả năng tăng cân tốt.

Nhược điểm: Việc cho bé ăn kiểu này sẽ khiến bé khó tiếp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ. Có nhiều trường hợp, do trẻ bị ép ăn nên thường không cảm thấy thoải mái, thậm chí gây ra căng thẳng và tâm lý sợ hãi trong bữa ăn, từ đó dẫn đến biếng ăn và sợ nhiều món ăn.

Ăn dặm tự chỉ huy

Với phương pháp này, các mẹ không xay nhuyễn thực phẩm, không dùng thìa đút cho con ăn mà cho bé tự ăn. Chính vì thế, thực phẩm được chế biến sao cho bé dễ dàng cầm tay, bốc ăn được. Mẹ sẽ chuẩn bị các món đầy đủ dinh dưỡng và bày lên mâm để trước mặt bé. Nhiệm vụ của trẻ là tự cầm lên và ăn, người lớn chỉ cần hướng dẫn cho bé cách cầm và đưa thức ăn lên miệng như thế nào. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng khi bé đã lớn hơn một chút (khoảng từ 1-2 tuổi)

Ưu điểm: Trẻ hoàn toàn chủ động trong việc ăn uống. Từ đó mang lại cho bé sự thích thú trong ăn uống, thái độ cũng tích cực hơn.

Nhược điểm của kiểu ăn dặm tự chỉ huy là ở giai đoạn bắt đầu làm quen, hầu như trẻ không ăn ngay mà chỉ chơi đùa, quăng ném, nếm thử một chút, nên lượng dinh dưỡng bé hấp thụ vào rất ít. Hơn nữa trẻ dễ bị nghẹn hóc khi phải nhai một số món ăn dai, cứng, ví dụ như thịt, dù đã nấu chín. Do vậy, các mẹ cần kiên trì, để ý đến con và bình tĩnh xử lý khi có sự cố xảy ra.

NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN NHỚ KHI CHO TRẺ ĂN DẶM 10630

2. Nguyên tắc hoàn hảo để trẻ ăn dặm thành công.

Từ ngọt đến mặn.

Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ, nên để cho “bộ máy” tiêu hóa của bé thích nghi dần, bằng cách tập cho bé ăn dặm với những loại bột có vị ngọt, cũng tương tự như vị của sữa  mẹ, bé sẽ dễ sẵn lòng đón nhận món mới hơn, sau đó dần dần chuyển sang những loại bột có vị mặn cho trẻ.

Từ ít đến nhiều.

Nguyên tắc “ít – nhiều” này nhằm giúp luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với số lượng thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn ít rồi tăng dần, cụ thể như tháng đầu nên cho ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén… sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Từ loãng đến đặc.

Đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.

NHỮNG ĐIỀU CÁC MẸ CẦN NHỚ KHI CHO TRẺ ĂN DẶM 10631

3. Những lưu ý khác khi cho trẻ ăn dặm.

Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt dinh dưỡng thì các mẹ cần nhớ.

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ.
Tránh dùng trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu, thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
Ða dạng thực phẩm bằng cách thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích, để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật.
Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả (xay nhuyễn) để cung cấp đủ vitamin và chất xơ nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.
Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr tại đây: http://bit.ly/2JRJfDp[/url]

Bacsitoancau

Tổng số bài gửi : 84
Age : 33
Reputation : 0
Registration date : 18/01/2018

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết