Giới thiệu sách hay
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giới thiệu sách hay
Mời quý vị yêu sách hãy vào đây
Website sachhay.com
Jean Eyre
Tiểu thuyết của nhà văn nữ Anh Charlotte Bronte xuất bản lần đầu dưới bút hiệu Currer Bell. Đây là một kiệt tác của Bronte và là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Anh.
(Bạn có thể download tiểu thuyết này (bản tiếng Anh) trong file đính kèm)
Chuyện do nhân vật chính kể lại: Cô bé Jane Eyre mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người cậu ruột mang về nuôi. Cậu chết, Jane phải ở với người mợ vốn tính cay nghiệt là bà Sarah Reed. Đây là một chuỗi ngày cực nhục đối với Jane: Cô bị chủ nhà và gia nhân ngược đãi, hắt hủi, là đối tượng trêu chọc của những đứa con hư của bà Sarah Reed. Trong gia đình ấy, Jane không được phép đọc sách, chơi đùa, lúc nào cũng có thể bị đánh đập, bị tống giam vào buồng tối, bỏ mặc cho đói và khát. Năm Jane lên 10 tuổi, bà Reed gửi Jane vào trại mồ côi Lowood. Cũng như hàng ngàn trại trẻ khác trên khắp đất Anh, Lowood giáo dục trẻ em theo chủ nghĩa khổ hạnh “hành hạ thân xác để giữ gìn phần hồn”. Jane cùng bè bạn của cô phải sống trong những điều kiện ngặt nghèo: Ăn uống tồi tệ, chỉ rặt cháo khê, khoai thối, mỡ hôi, “đến người sắp chết đói ăn vào cũng phát ốm”, lại thêm quần áo không đủ ấm, dịch bệnh hoành hành, học sinh thường xuyên chịu đựng những hình phạt tàn nhẫn như bị đánh đập, sỉ nhục... Nhưng ngay từ nhỏ, tinh thần phản kháng và ý thức tự lập đã sớm nảy sinh trong tâm hồn thơ trẻ của Jane. Sau 8 năm, rời Lowood, Jane đến xin việc ở lâu đài Thornfield. Ông Rochester, chủ lâu đài đem lòng yêu mến cô gia sư trẻ; Ông cũng được cô đáp lại bằng một mối tình nồng nàn say đắm. Hai người làm lễ cưới nhưng không thành: Người vợ mà Rochester buộc phải cưới theo tính toán của gia đình bị điên từ nhiều năm, hiện vẫn còn sống. Không muốn làm một người tình bất hợp pháp của ông chủ, Jane đau khổ trốn khỏi Thornfield. Sau 3 ngày lang bạt trên đường, cô đơn và đói rét, cô tới Marsh End, được anh em Mục sư St. John cứu giúp và tìm việc cho làm. Nhờ những may mắn của số phận, Jane bỗng trở nên giàu có và tìm được họ hàng thân thích. Song tình yêu cũ vẫn thôi thúc trong lòng, cô quyết định trở về Thornfield tìm tin tức người yêu. Lúc này, bà vợ điên của ông chủ đã chết, sợi dây ngăn cách hai người không còn. Và dù ông đã trở thành tàn phế, Jane vẫn đến với ông, xây dựng lại hạnh phúc đã mất.
Tác giả đã kể lại hết sức cảm động câu chuyện cuộc đời một người con gái nghèo tỉnh lẻ vật lộn với số mệnh phũ phàng để bảo vệ phẩm giá và tự khẳng định địa vị của mình bằng chính cuộc sống lao động lương thiện. Jane Eyre là hình tượng của những con người “bé nhỏ” bị xã hội ruồng rẫy nhưng dũng cảm đứng lên phản kháng lại bất công bằng tất cả ý chí, nghị lực và tâm hồn “nổi loạn” của mình. Bên cạnh đó, hình ảnh Rochester lại có ý nghĩa lên án mạnh mẽ triết lý sống tư bản mà tiền tài, địa vị và những luật pháp khắt khe, phi lý đã làm tan nát hạnh phúc của những con người ngay thẳng, trong sạch, khiến cuộc đời họ chỉ là những tấn thảm kịch. Cuốn tiểu thuyết của Bronte còn là bằng chứng hùng hồn tố cáo những trường học làm phúc mà thực chất là những trung tâm hủy hoại trẻ em mồ côi, từ đó tỏ thái độ công kích những tổ chức từ thiện giả hiệu trong tay Giáo hội.
Về nghệ thuật, trước hết, Jane Eyre là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên Anh. Có thể thấy trong tập sách vô số những bức họa lớn nhỏ và cảnh sắc thiên nhiên mà Bronte đã say mê ca ngợi và miêu tả bằng ngôn ngữ văn học tinh vi và chính xác. Bà cũng đã thể hiện tài tình sự hòa hợp giữa thiên nhiên với đời sống nội tâm nhân vật, tạo nên bầu không khí thi vị và thơ mộng cho cuốn tiểu thuyết. Những tình tiết ly kỳ và không khí bí ẩn của lâu đài Thornfield được nhà văn đưa vào tác phẩm khiến độc giả vốn quen thuộc với loại “tiểu thuyết gôtich” – loại sách rất thịnh hành ở Anh thế kỷ XVIII, XIX... không khỏi nghĩ rằng Bronte chịu ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật này. Lối kết thúc có hậu và việc sử dụng những chi tiết ngẫu nhiên trong tác phẩm chứng tỏ trong chủ nghĩa hiện thực của Bronte có ít nhiều nhân tố lãng mạn. Điều này phần nào còn phản ánh nét tâm lý chung ở một số nhà văn hiện thực trong trào lưu nhân đạo của văn học Anh thế kỷ XIX như Dickens, Thackeray, thể hiện trong các tác phẩm David Copperfield, Hội chợ phù hoa...
Đặng Thị Hảo
Nguồn: (nguoidaibieu.com.vn)
Website sachhay.com
Jean Eyre
Tiểu thuyết của nhà văn nữ Anh Charlotte Bronte xuất bản lần đầu dưới bút hiệu Currer Bell. Đây là một kiệt tác của Bronte và là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Anh.
(Bạn có thể download tiểu thuyết này (bản tiếng Anh) trong file đính kèm)
Chuyện do nhân vật chính kể lại: Cô bé Jane Eyre mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người cậu ruột mang về nuôi. Cậu chết, Jane phải ở với người mợ vốn tính cay nghiệt là bà Sarah Reed. Đây là một chuỗi ngày cực nhục đối với Jane: Cô bị chủ nhà và gia nhân ngược đãi, hắt hủi, là đối tượng trêu chọc của những đứa con hư của bà Sarah Reed. Trong gia đình ấy, Jane không được phép đọc sách, chơi đùa, lúc nào cũng có thể bị đánh đập, bị tống giam vào buồng tối, bỏ mặc cho đói và khát. Năm Jane lên 10 tuổi, bà Reed gửi Jane vào trại mồ côi Lowood. Cũng như hàng ngàn trại trẻ khác trên khắp đất Anh, Lowood giáo dục trẻ em theo chủ nghĩa khổ hạnh “hành hạ thân xác để giữ gìn phần hồn”. Jane cùng bè bạn của cô phải sống trong những điều kiện ngặt nghèo: Ăn uống tồi tệ, chỉ rặt cháo khê, khoai thối, mỡ hôi, “đến người sắp chết đói ăn vào cũng phát ốm”, lại thêm quần áo không đủ ấm, dịch bệnh hoành hành, học sinh thường xuyên chịu đựng những hình phạt tàn nhẫn như bị đánh đập, sỉ nhục... Nhưng ngay từ nhỏ, tinh thần phản kháng và ý thức tự lập đã sớm nảy sinh trong tâm hồn thơ trẻ của Jane. Sau 8 năm, rời Lowood, Jane đến xin việc ở lâu đài Thornfield. Ông Rochester, chủ lâu đài đem lòng yêu mến cô gia sư trẻ; Ông cũng được cô đáp lại bằng một mối tình nồng nàn say đắm. Hai người làm lễ cưới nhưng không thành: Người vợ mà Rochester buộc phải cưới theo tính toán của gia đình bị điên từ nhiều năm, hiện vẫn còn sống. Không muốn làm một người tình bất hợp pháp của ông chủ, Jane đau khổ trốn khỏi Thornfield. Sau 3 ngày lang bạt trên đường, cô đơn và đói rét, cô tới Marsh End, được anh em Mục sư St. John cứu giúp và tìm việc cho làm. Nhờ những may mắn của số phận, Jane bỗng trở nên giàu có và tìm được họ hàng thân thích. Song tình yêu cũ vẫn thôi thúc trong lòng, cô quyết định trở về Thornfield tìm tin tức người yêu. Lúc này, bà vợ điên của ông chủ đã chết, sợi dây ngăn cách hai người không còn. Và dù ông đã trở thành tàn phế, Jane vẫn đến với ông, xây dựng lại hạnh phúc đã mất.
Tác giả đã kể lại hết sức cảm động câu chuyện cuộc đời một người con gái nghèo tỉnh lẻ vật lộn với số mệnh phũ phàng để bảo vệ phẩm giá và tự khẳng định địa vị của mình bằng chính cuộc sống lao động lương thiện. Jane Eyre là hình tượng của những con người “bé nhỏ” bị xã hội ruồng rẫy nhưng dũng cảm đứng lên phản kháng lại bất công bằng tất cả ý chí, nghị lực và tâm hồn “nổi loạn” của mình. Bên cạnh đó, hình ảnh Rochester lại có ý nghĩa lên án mạnh mẽ triết lý sống tư bản mà tiền tài, địa vị và những luật pháp khắt khe, phi lý đã làm tan nát hạnh phúc của những con người ngay thẳng, trong sạch, khiến cuộc đời họ chỉ là những tấn thảm kịch. Cuốn tiểu thuyết của Bronte còn là bằng chứng hùng hồn tố cáo những trường học làm phúc mà thực chất là những trung tâm hủy hoại trẻ em mồ côi, từ đó tỏ thái độ công kích những tổ chức từ thiện giả hiệu trong tay Giáo hội.
Về nghệ thuật, trước hết, Jane Eyre là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên Anh. Có thể thấy trong tập sách vô số những bức họa lớn nhỏ và cảnh sắc thiên nhiên mà Bronte đã say mê ca ngợi và miêu tả bằng ngôn ngữ văn học tinh vi và chính xác. Bà cũng đã thể hiện tài tình sự hòa hợp giữa thiên nhiên với đời sống nội tâm nhân vật, tạo nên bầu không khí thi vị và thơ mộng cho cuốn tiểu thuyết. Những tình tiết ly kỳ và không khí bí ẩn của lâu đài Thornfield được nhà văn đưa vào tác phẩm khiến độc giả vốn quen thuộc với loại “tiểu thuyết gôtich” – loại sách rất thịnh hành ở Anh thế kỷ XVIII, XIX... không khỏi nghĩ rằng Bronte chịu ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật này. Lối kết thúc có hậu và việc sử dụng những chi tiết ngẫu nhiên trong tác phẩm chứng tỏ trong chủ nghĩa hiện thực của Bronte có ít nhiều nhân tố lãng mạn. Điều này phần nào còn phản ánh nét tâm lý chung ở một số nhà văn hiện thực trong trào lưu nhân đạo của văn học Anh thế kỷ XIX như Dickens, Thackeray, thể hiện trong các tác phẩm David Copperfield, Hội chợ phù hoa...
Đặng Thị Hảo
Nguồn: (nguoidaibieu.com.vn)
LT- Members
- Tổng số bài gửi : 338
Reputation : 1
Registration date : 06/01/2008
Similar topics
» Nguyên nhân, biểu hiện thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu
» Hầm Thủ Thiêm: sau 9 tháng xữ dụng
» Vợ và thiên....
» Nhạc thiếu nhi vui nhộn cho bé ♫♫♫ rửa mặt như mèo ♫♫♫
» Những sáng tạo 'độc nhất thiên hạ' của người Việt
» Hầm Thủ Thiêm: sau 9 tháng xữ dụng
» Vợ và thiên....
» Nhạc thiếu nhi vui nhộn cho bé ♫♫♫ rửa mặt như mèo ♫♫♫
» Những sáng tạo 'độc nhất thiên hạ' của người Việt
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết