Ngày Lễ Bánh Tiêu (Doughnut Day)
4 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ngày Lễ Bánh Tiêu (Doughnut Day)
Ngày Lễ Bánh Tiêu (Doughnut Day)
Hàng năm, thứ Sáu đầu tiên của tháng Sáu được gọi là ngày "National Doughnut Day" theo tục lệ do The Salvation Army khởi đầu từ năm 1938. Những phụ nữ trong đoàn Salvation Army được gọi là “Doughnut Girls”, họ làm bánh tại tiền đồn để xoa dịu nỗi nhớ nhà, an ủi binh sĩ Huê Kỳ đóng tại Pháp trong Thế Chiến I.
Doughnut hay donut là một loại bánh ngọt làm bằng bột đem chiên. Việt Nam có loại bánh tiêu (bánh tiu) cũng làm bột rồi đem chiên, trên mặt bánh là mấy hạt mè, nhưng khác xa món doughnut bên Huê Kỳ từ hình thể đến hương vị. Bánh tiêu của ta thường hình tròn, cỡ bàn tay, bên trong rỗng ruột; doughnut cũng hình tròn những rỗng ở giữa, doughnut hình cái nhẫn. Món doughnut hình tròn thường có "nhân" bên trong, nhân là kem, là chocolat, là mứt dâu... đủ thứ thập cẩm. Trên mặt bánh cũng đủ món sơn phết, đường, bột quế, chocolat.
Phần "ruột" lấy ra từ chiếc nhẫn cũng được chiên đem bán dưới dạng "Munchkins" (của hãng sản xuất Dunkin' Donuts) và "Timbit" (hãng Tim Horton). Món bánh bột chiên beignet (tên mượn của Tây) có dạng hình vuông cũng gọi là doughnut rất phổ thông tại New Orleans, nhất là tại Cafe du Monde.
Tại Huê Kỳ, lịch sử của doughnut khá ly kỳ. Truyền thuyết kể rằng dân di cư Hòa Lan mang các món tráng miệng (bánh ngọt) đến đất mới, từ "cookie", đến "pie". Cookie là một loại bánh ngọt, mỏng và dẹt, nướng chín nên dòn, mỗi đầu bếp chế biến hương vị của bánh theo ý riêng. Bên ta thứ tương đương là bánh "bích quy" (biscuit) bơ (khác xa với "biscuit" của Huê Kỳ), bánh tai voi... cho con nít ăn vặt. Pie là loại bánh tròn, vỏ bột, nhân trái cây, bánh nhồi xong đem vào lò nướng, hình như bên ta không có thứ tương đương?
Danh xưng "Dough nut" xuất hiện lần đầu tiên năm 1808 trong một tập truyện ngắn mô tả "fire-cakes and dough-nuts." Món bánh này được mô tả là "bột pha đường đem chiên trong mỡ heo gọi là 'doughnut' hay 'olykoek' (oil cake, gốc chữ Hòa Lan)" trong cuốn History of New York của ông Washington Irving năm 1809.
Chiếc máy chế biến doughnut đầu tiên xuất hiện năm 1920 tại New York City, do một di dân gốc Nga, ông Adolph Levitt chế tạo. Từ đó, doughnut được sản xuất hàng loạt và trở thành phổ thông. Tại Hội Chợ Quốc Tế 1933 ở Chicago, doughnut được quảng cáo là “Hit Food of the Century of Progress,” hay "món ăn phổ thông nhất thế kỷ".
Trong cuốn phim "It Happened One Night”, năm 1934, tài tử Clark Gable nhúng cái doughnut vào ly cà phê, từ đó danh từ "dunkin doughnut" ra đời và cách ăn này trở thành quen thuộc đến ngày nay.
Ở các quốc gia khác, người địa phương cũng có món bánh chiên chế biến từ bột pha đường cho ngọt với nhiều món phụ tùng khác. Dế Mèn tra (khảo) sách vở thì thấy vô khối hình ảnh và tên gọi cho món ăn tương tự như bánh tiêu của ta (hay của Tàu?). Từ Đông sang Tây, từ Á đến Âu, hầu như địa phương nào cũng có món bánh bột chiên, "ngọt" để ăn tráng miệng và "mặn" để ăn giữa bữa. Mỗi dân tộc đều có bánh tiêu, bạn ạ, và tùy theo nguyên liệu tại địa phương mà đầu bếp chế biến, nơi thì bỏ gia vị cho thơm, cay, đắng, chua, mặn, chỗ thêm đường thêm mật... Điển hình sơ sơ là những món sau đây:
Ở Phi Châu có món "lagaymat", bánh chiên rắc đường bột. Món "koeksister" đi xa hơn chút xíu, bánh tiêu chiên xong đem ngâm trong syrup và bọc với dừa nạo, ăn chắc ngọt phải biết?
Vùng Bắc Phi như Tunisia có món "yo-yo", Maroc có "Sfenj", cả hai đều chấm mật ong và mè rang.
Ở Hoa Lục, người Tàu ăn cái bánh tiêu không ngọt được kéo dài ngoằng, cũng bột chiên, thành dầu cháo quảy. Bánh tiêu thì ăn vặt nhưng dầu cháo quảy thì ăn với cháo.
Bên Ấn Độ, "vada" làm bằng bột đậu hoặc bột khoai đem chiên ăn với sữa chua và mứt. Người Nam Dương ăn món "donat kentang" làm bằng bột khoai chiên rắc đường.
Thoạt tiên phe ta tưởng các vùng đất lân cận thường chia chung một số cổ tục và thói quen ăn uống nhưng lạ lắm, dân Ấn sát một bên Hoa Lục lại ăn uống khác xa dân Tàu, chắc rặng núi Hy Mã Lạp Sơn và Nepal chen giữa nên láng giềng không qua lại thường xuyên đủ để trao đổi các thói quen?
Phía Châu Âu thì sự khác biệt càng rõ ràng hơn dù hai quốc gia ở sát bên nhau. Người Đức ăn món "Berliner" nhưng chẳng dính dáng chi đến vùng Berlin. Ngay tại Berlin thì món doughnut lại là "Pfannkuchen" mà vùng khác gọi "pancake". Áo có "Krapfen". Bỉ ăn "smoutebollen" như người Hòa Lan ăn "oliebollen"...
Tạm hiểu là doughnut có mặt khắp nơi trên địa cầu, mỗi nơi một tên gọi, dù đã biến đổi thiên hình vạn trạng nhưng tựu trung gốc gác cũng vẫn là món bánh ngọt chế biến từ bột pha đường rồi đem chiên cho chín.
Phương cận ( sưu tầm )
Hàng năm, thứ Sáu đầu tiên của tháng Sáu được gọi là ngày "National Doughnut Day" theo tục lệ do The Salvation Army khởi đầu từ năm 1938. Những phụ nữ trong đoàn Salvation Army được gọi là “Doughnut Girls”, họ làm bánh tại tiền đồn để xoa dịu nỗi nhớ nhà, an ủi binh sĩ Huê Kỳ đóng tại Pháp trong Thế Chiến I.
Doughnut hay donut là một loại bánh ngọt làm bằng bột đem chiên. Việt Nam có loại bánh tiêu (bánh tiu) cũng làm bột rồi đem chiên, trên mặt bánh là mấy hạt mè, nhưng khác xa món doughnut bên Huê Kỳ từ hình thể đến hương vị. Bánh tiêu của ta thường hình tròn, cỡ bàn tay, bên trong rỗng ruột; doughnut cũng hình tròn những rỗng ở giữa, doughnut hình cái nhẫn. Món doughnut hình tròn thường có "nhân" bên trong, nhân là kem, là chocolat, là mứt dâu... đủ thứ thập cẩm. Trên mặt bánh cũng đủ món sơn phết, đường, bột quế, chocolat.
Phần "ruột" lấy ra từ chiếc nhẫn cũng được chiên đem bán dưới dạng "Munchkins" (của hãng sản xuất Dunkin' Donuts) và "Timbit" (hãng Tim Horton). Món bánh bột chiên beignet (tên mượn của Tây) có dạng hình vuông cũng gọi là doughnut rất phổ thông tại New Orleans, nhất là tại Cafe du Monde.
Tại Huê Kỳ, lịch sử của doughnut khá ly kỳ. Truyền thuyết kể rằng dân di cư Hòa Lan mang các món tráng miệng (bánh ngọt) đến đất mới, từ "cookie", đến "pie". Cookie là một loại bánh ngọt, mỏng và dẹt, nướng chín nên dòn, mỗi đầu bếp chế biến hương vị của bánh theo ý riêng. Bên ta thứ tương đương là bánh "bích quy" (biscuit) bơ (khác xa với "biscuit" của Huê Kỳ), bánh tai voi... cho con nít ăn vặt. Pie là loại bánh tròn, vỏ bột, nhân trái cây, bánh nhồi xong đem vào lò nướng, hình như bên ta không có thứ tương đương?
Danh xưng "Dough nut" xuất hiện lần đầu tiên năm 1808 trong một tập truyện ngắn mô tả "fire-cakes and dough-nuts." Món bánh này được mô tả là "bột pha đường đem chiên trong mỡ heo gọi là 'doughnut' hay 'olykoek' (oil cake, gốc chữ Hòa Lan)" trong cuốn History of New York của ông Washington Irving năm 1809.
Chiếc máy chế biến doughnut đầu tiên xuất hiện năm 1920 tại New York City, do một di dân gốc Nga, ông Adolph Levitt chế tạo. Từ đó, doughnut được sản xuất hàng loạt và trở thành phổ thông. Tại Hội Chợ Quốc Tế 1933 ở Chicago, doughnut được quảng cáo là “Hit Food of the Century of Progress,” hay "món ăn phổ thông nhất thế kỷ".
Trong cuốn phim "It Happened One Night”, năm 1934, tài tử Clark Gable nhúng cái doughnut vào ly cà phê, từ đó danh từ "dunkin doughnut" ra đời và cách ăn này trở thành quen thuộc đến ngày nay.
Ở các quốc gia khác, người địa phương cũng có món bánh chiên chế biến từ bột pha đường cho ngọt với nhiều món phụ tùng khác. Dế Mèn tra (khảo) sách vở thì thấy vô khối hình ảnh và tên gọi cho món ăn tương tự như bánh tiêu của ta (hay của Tàu?). Từ Đông sang Tây, từ Á đến Âu, hầu như địa phương nào cũng có món bánh bột chiên, "ngọt" để ăn tráng miệng và "mặn" để ăn giữa bữa. Mỗi dân tộc đều có bánh tiêu, bạn ạ, và tùy theo nguyên liệu tại địa phương mà đầu bếp chế biến, nơi thì bỏ gia vị cho thơm, cay, đắng, chua, mặn, chỗ thêm đường thêm mật... Điển hình sơ sơ là những món sau đây:
Ở Phi Châu có món "lagaymat", bánh chiên rắc đường bột. Món "koeksister" đi xa hơn chút xíu, bánh tiêu chiên xong đem ngâm trong syrup và bọc với dừa nạo, ăn chắc ngọt phải biết?
Vùng Bắc Phi như Tunisia có món "yo-yo", Maroc có "Sfenj", cả hai đều chấm mật ong và mè rang.
Ở Hoa Lục, người Tàu ăn cái bánh tiêu không ngọt được kéo dài ngoằng, cũng bột chiên, thành dầu cháo quảy. Bánh tiêu thì ăn vặt nhưng dầu cháo quảy thì ăn với cháo.
Bên Ấn Độ, "vada" làm bằng bột đậu hoặc bột khoai đem chiên ăn với sữa chua và mứt. Người Nam Dương ăn món "donat kentang" làm bằng bột khoai chiên rắc đường.
Thoạt tiên phe ta tưởng các vùng đất lân cận thường chia chung một số cổ tục và thói quen ăn uống nhưng lạ lắm, dân Ấn sát một bên Hoa Lục lại ăn uống khác xa dân Tàu, chắc rặng núi Hy Mã Lạp Sơn và Nepal chen giữa nên láng giềng không qua lại thường xuyên đủ để trao đổi các thói quen?
Phía Châu Âu thì sự khác biệt càng rõ ràng hơn dù hai quốc gia ở sát bên nhau. Người Đức ăn món "Berliner" nhưng chẳng dính dáng chi đến vùng Berlin. Ngay tại Berlin thì món doughnut lại là "Pfannkuchen" mà vùng khác gọi "pancake". Áo có "Krapfen". Bỉ ăn "smoutebollen" như người Hòa Lan ăn "oliebollen"...
Tạm hiểu là doughnut có mặt khắp nơi trên địa cầu, mỗi nơi một tên gọi, dù đã biến đổi thiên hình vạn trạng nhưng tựu trung gốc gác cũng vẫn là món bánh ngọt chế biến từ bột pha đường rồi đem chiên cho chín.
Phương cận ( sưu tầm )
Phuongcan- Members
- Tổng số bài gửi : 27
Reputation : 0
Registration date : 06/01/2008
Re: Ngày Lễ Bánh Tiêu (Doughnut Day)
Cái này mà ăn trong lúc uống café là "hết xẩy". Gửi cho ngộ vài cái đi.
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Re: Ngày Lễ Bánh Tiêu (Doughnut Day)
Hi anh Quang,
Anh bị anh Phương Cận "dụ khị" đó! (Hi anh Phương).
Ở Mỹ, đi học được một cặp donut tương đương với ở VN làm bài được hai cái hột dzịt! Lúc chơi tennis, đối thủ cho mình ăn donut tức là mình hông được điểm nào hết, thua trắng!!!! Anh đòi gửi cho mấy cái lận..!!!
Thịnh 74KNH
Anh bị anh Phương Cận "dụ khị" đó! (Hi anh Phương).
Ở Mỹ, đi học được một cặp donut tương đương với ở VN làm bài được hai cái hột dzịt! Lúc chơi tennis, đối thủ cho mình ăn donut tức là mình hông được điểm nào hết, thua trắng!!!! Anh đòi gửi cho mấy cái lận..!!!
Thịnh 74KNH
Vu.tuan.Thinh_74KNH- Tổng số bài gửi : 254
Age : 65
Reputation : 1
Registration date : 20/10/2009
Re: Ngày Lễ Bánh Tiêu (Doughnut Day)
Hi anh Thịnh,
cảm ơn anh cho "ngộ" biết cái chuyện ăn Doughnut nguy hiểm tới chừng nào. Thôi ngộ không muốn ăn nữa. Đừng gửi nhé Phương!... Nếu thèm ngộ ra tiệm tự mua được rồi! Chuyện ăn hột dzịt lúc còn đi học thì ngộ quen rồi. Không sao đâu! Còn chuyện đánh quần vợt thì ngộ không rành, ngộ chỉ biết...đánh răng thôi!
Rất tiếc là ngộ ở Đức chứ không ở Mỹ. Nếu không ngộ nhờ nị chỉ cho ngộ "vài đường quyền"....à không...vài chiêu đánh quần vợt, à mà đánh quần vợt có phải là quần nhau trên bải cỏ trước rồi sau đó vợt (dợt) nhau trên ...giường không? cái này ngộ không biết nên hỏi thật tình đó?
cảm ơn anh cho "ngộ" biết cái chuyện ăn Doughnut nguy hiểm tới chừng nào. Thôi ngộ không muốn ăn nữa. Đừng gửi nhé Phương!... Nếu thèm ngộ ra tiệm tự mua được rồi! Chuyện ăn hột dzịt lúc còn đi học thì ngộ quen rồi. Không sao đâu! Còn chuyện đánh quần vợt thì ngộ không rành, ngộ chỉ biết...đánh răng thôi!
Rất tiếc là ngộ ở Đức chứ không ở Mỹ. Nếu không ngộ nhờ nị chỉ cho ngộ "vài đường quyền"....à không...vài chiêu đánh quần vợt, à mà đánh quần vợt có phải là quần nhau trên bải cỏ trước rồi sau đó vợt (dợt) nhau trên ...giường không? cái này ngộ không biết nên hỏi thật tình đó?
Được sửa bởi Quang74CKO ngày 9/6/2012, 04:03; sửa lần 3.
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Re: Ngày Lễ Bánh Tiêu (Doughnut Day)
Chào Thịnh ,
Tụi mình cùng học khóa 74 mà , kêu nhau bằng ... thằng đi .
Mỗi lần có dịp gì vui , tụi trong hãng đem do-nut vô cho ăn , cái giống gì mà nó ngọt khủng khiếp , chỉ ăn được 1 cái thôi , cái thứ 2 là ... trẹo bản họng liền . À nếu có uống cafe thì đừng bỏ đường là vừa miệng . Hèn gì Mỹ nó bị Diabetes quá nhiều . Chúc một ngày vui .
Tụi mình cùng học khóa 74 mà , kêu nhau bằng ... thằng đi .
Mỗi lần có dịp gì vui , tụi trong hãng đem do-nut vô cho ăn , cái giống gì mà nó ngọt khủng khiếp , chỉ ăn được 1 cái thôi , cái thứ 2 là ... trẹo bản họng liền . À nếu có uống cafe thì đừng bỏ đường là vừa miệng . Hèn gì Mỹ nó bị Diabetes quá nhiều . Chúc một ngày vui .
Phuongcan- Members
- Tổng số bài gửi : 27
Reputation : 0
Registration date : 06/01/2008
Re: Ngày Lễ Bánh Tiêu (Doughnut Day)
Chào Phương,
Lâu lắm rồi mới thấy Phương trở lại với diễn đàn. lúc nào rảnh rỗi cứ lên đây nói chuyện cho vui nha Phương.
Thân
Hồ Hoàng Khanh
Lâu lắm rồi mới thấy Phương trở lại với diễn đàn. lúc nào rảnh rỗi cứ lên đây nói chuyện cho vui nha Phương.
Thân
Hồ Hoàng Khanh
Re: Ngày Lễ Bánh Tiêu (Doughnut Day)
Chào tái ngộ Khanh ... thẳng ,
Khi nào đi uống cà phê với anh em thì cho tui gởi lời thăm hỏi tới tất cả mọi người và cho ... ké 1 ly cà phê đen nhe .
Thân mến ,
Phương
Khi nào đi uống cà phê với anh em thì cho tui gởi lời thăm hỏi tới tất cả mọi người và cho ... ké 1 ly cà phê đen nhe .
Thân mến ,
Phương
Phuongcan- Members
- Tổng số bài gửi : 27
Reputation : 0
Registration date : 06/01/2008
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết