DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bản tình ca của người cha

Go down

Bản tình ca của người cha  Empty Bản tình ca của người cha

Bài gửi by Quang74CKO 18/7/2012, 20:30

Một ngày như mọi ngày, xong công việc, tôi mở máy, điểm tin trên mạng. Một tấm hình “tình phụ tử ở trường thi ” làm tôi chú ý. Đó là ảnh người cha chăm giấc ngủ cho con gái 18 tuôỉ, chuẩn bị thi buổi chiều. Tôi tin rằng không chỉ riêng tôi, rất nhiều những trái tim khác cũng xúc động bởi hình ảnh đó. Tôi nhớ đến người cha của mình. Năm 18 tuổi, cũng như cô bé ấy, tôi đi thi và vào đại học. Thế hệ giữa tôi và cô bé đó khác xa nhiều. Nhưng tôi hiểu, tình phụ tử vẫn xuyên suốt thời gian, là vĩnh hằng, là thiên trường địa cửu.
Bản tình ca của người cha  1342542177nv
”Tình phụ tử ở trường thi”

Quê tôi mảnh đất miền Trung, xứ sở của gió Lào và cát trắng. Cha mẹ tôi làm nông, suốt đời cần cù, chịu khó, nuôi 5 đứa con ăn học không phải chuyện dễ dàng. Chị em tôi ngày ấy chỉ thèm được ăn cơm và lúc nào cũng chỉ mơ được ăn. Vào lớp 1, tôi có một ước mơ kì lạ, tôi thích cha tôi là liệt sĩ, để được tặng sách vở, bút viết như mấy đứa con liệt sĩ trong lớp.

Tôi thường theo cha những buổi cày đồng. Trời nắng chang chang, lưỡi cày cắt những đường sắc lẹm vào bùn đất sũng nước. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo, cha tôi vẫn lầm lũi đi, lâu lâu hô tắc, rì cho con trâu đi đúng hướng. Tôi đi sau cha, chộp những con cua, con cá lóp ngóp ngoi lên. Nóng bức, ngột ngạt khủng khiếp, tôi thầm nghĩ : giá như cha cười nói cho đỡ mệt, giá mà cha kể chuyện cho vui. Chú Thu luôn miệng nói suốt ngày, vui thiệt. Làm việc với cha… chán chết!

Những lần tôi được trường khen, chỉ có mẹ mừng. Cha tôi ngồi chẻ lạt, đan thúng, chẳng nói câu nào. Hồi đầu tôi tủi thân thầm nghĩ: hình như cha mình không biết khen, không thương tôi. Lâu dần thành quen, có gì vui, tôi khoe với mẹ.

Học hết cấp II, tôi định bỏ học. Con gái quê tôi lấy chồng sớm, đẻ con, rồi đi làm nương rẫy. Tôi muốn ở nhà giúp cha mẹ làm lụng, nuôi các em. Hỏi cha, cha chỉ nói: ”Không” gọn lỏn. Trầm ngâm một lúc, cha tôi xòe hai bàn tay đầy chai sẹo trước mắt tôi: ”Con muốn cực khổ như thế này sao?”. Năm ấy tôi vào cấp 3 rồi tiếp tục học lên.

Thời gian qua đi theo năm tháng, tôi đi thi và đỗ đại học. Ngày tựu trường, cha tôi đưa tôi ra bến đò. Đường từ quê đến thành phố vừa phải đi đò, rồi chuyển đi xe, sau cùng là lên tàu hỏa. Gần hai ngày trời mới đến trường đại học. Tôi mong cha tôi cùng đi để bớt sợ, hoặc chí ít cũng ôm tôi từ biệt. Không làm thế, đặt bàn tay thô ráp lên đầu tôi, cha tôi nói: ”Đi đi con!”. Đó là câu yêu thương nhất của cha tôi. Đò xuôi dòng. Tôi bật khóc, nửa buồn, nửa giận cha. Ngày ra trường, tôi trở về. Cha tôi không còn khỏe để cày. Cha tôi vốn kiệm lời, giờ đây càng ít nói. Mọi người kéo đến chúc mừng. Cha trầm ngâm đốt thuốc.

… Rồi một ngày cuối năm, được tin cha mất. Tôi vội về vẫn không kịp gặp cha. Sau đám tang, mẹ đưa tôi gói nhỏ, mở mấy lần giấy báo, trước mắt tôi là những kỉ vật ngày xưa, những hàng chữ xiêu vẹo ngày tôi vào lớp 1, tấm giấy khen lớp 4, điểm 10 toán lớp 7, chiếc khăn quàng, huy hiệu Đoàn, những lá thư, thẻ sinh viên cùng nhiều thứ khác. Mắt tôi lệ nhòa khi đọc lại bài văn hồi lớp 5 tả về người cha :”… Cha em cao lớn, vui tính, kể chuyện và hát rất hay… ”. Không có gì trùng hợp giữa người trong bài và cha. Thế mà cha tôi vẫn giữ, có lẽ cha tôi đã đọc rất nhiều lần, mép giấy sờn, các hàng chữ đôi chỗ đã bị nhòe. Mẹ tôi nói lâu lâu cha tôi vẫn lấy mấy thứ này ra ngắm, cười một mình. Trước khi mất, cha tôi có ý chờ tôi, đứa con gái lớn ở xa chưa kịp về.

Vậy mà ngày ấy có những lúc tôi đã từng khóc thầm vì giận cha.

Tôi đã hiểu và thấy mình hạnh phúc vì đã có những ngày tháng được sống bên cha. Không hề gì, khi cha tôi chỉ là một nông dân quê mùa, gia tài kiến thức đủ để đọc được thư. Cũng chẳng sao khi cha tôi không kể được chuyện cười, kiệm lời yêu thương, không làm đồ chơi đẹp, không đưa tôi đi theo những chuyến đi xa, vì chỉ đủ tiền mua vé cho mình con. Các kỉ niệm của tôi về cha là những tháng năm nhọc nhằn, gian khổ. Nhưng cha tôi đã vượt lên tất cả, đổ mồ hôi từng ngày cho 5 chị em tôi được sống, được học hành. Cuộc sống hôm nay đã thay đổi rất nhiều, nhưng những hồi ức về người cha vẫn còn nguyên vẹn. Tôi cảm nhận được dẫu qua từng thời đại, những người cha với tình cảm yêu thương, vẫn có thể tạo ra những nét đẹp của riêng mình. Họ như những nốt nhạc trong bản tình ca dành cho con, lúc dồn nén, trầm lặng, lắng sâu; lúc phóng khoáng, mãnh mẽ, hào hùng. Dù có ở những cung bậc nào trong khung nhạc, họ mãi mãi là những nốt nhạc của tình thương.

Cuộc đời của cha tôi: bản tình ca của người cha đã tiếp sức cho tôi vững tin vào cuộc sống, để biết vươn lên và để biết yêu thương.

Một ngày hè năm 2012.

Thanh Hương (theo NguoiViet.de)

Quang74CKO

Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012

Về Đầu Trang Go down

Bản tình ca của người cha  Empty Re: Bản tình ca của người cha

Bài gửi by Quang74CKO 11/8/2012, 16:34

Khó đi, cha cõng con đi...

Hình ảnh người cha cõng cô con gái với đôi chân thõng xuống vào tận phòng thi do hội đồng thi đại học Công đoàn tổ chức ngày 9.7 khiến bất cứ ai chứng kiến đều xúc động. Đó là cha con em Nguyễn Phương Linh, học sinh lớp 12A4 trường THPT Trương Định, Hà Nội.

Bản tình ca của người cha  Imagehandlerashxe
Linh trên lưng cha vào phòng thi.

Quang74CKO

Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết