Ăn buffet hay giựt cô hồn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Re: Ăn buffet hay giựt cô hồn
Và đây là 1 bài bình luận:
28/07/2012 10:11:33
Video ghi lại cảnh tượng được cho là diễn ra ở một nhà hàng ở TP. HCM đã khiến nhiều người không khỏi giật mình về “kiểu” ăn buffet “có một không hai”.
Trong video, hàng chục người nhào vào, vồ lấy từng chút thức ăn ngay khi chúng vừa được mang ra. Những đôi tay cuống cuồng thu vén đồ ăn cho vào đĩa. Cảnh giành giật diễn ra huyên náo. Những người về tay không thì tỏ rõ vẻ chán nản.
Chỉ trong một thời gian ngắn, đoạn video nói trên đã lan tỏa ra khắp cộng đồng mạng, và nhiều người khi xem xong đã bày tỏ sự thất vọng: “Không thể tưởng tượng nổi!”.
Theo ông Vũ Thế Long, Thư ký Câu lạc bộ Ẩm thực Việt Nam: Buffet là kiểu tiệc du nhập từ phương Tây, người Việt xưa không có kiểu ăn này. Ăn buffet cũng là một lối ăn ngoại giao vì thực khách không phải ngồi một chỗ cố định mà có thể đứng ăn, ngồi ăn với nhóm này, nhóm khác. Ăn để đàm đạo, để làm quen, mở rộng quan hệ làm ăn… Người ta còn gọi đó là tiệc đứng.
Kiểu ăn buffet không cần người phục vụ bưng bê thức ăn cho khách, chỉ có nhân viên thu dọn bàn, do đó ăn gì, uống gì khách phải tự phục vụ cho mình từ tìm chén dĩa, đũa muỗng, lấy thức ăn, tự tìm chỗ ngồi nếu muốn.
Ông Vũ Thế Long cho rằng: “Cảnh ăn uống tranh giành nhau như trong bữa tiệc kiểu buffet trong đoạn video trên không thể chấp nhận được, đó là thiếu lịch sự và phi văn hóa. Những ai trông cảnh tượng ấy đều không thể không buồn và cả xấu hổ nữa. Người Việt xấu hổ với nhau đã đành, mà còn bạn bè quốc tế nữa, họ nhìn vào kiểu ăn “có một không hai” ấy họ sẽ đánh giá thế nào về văn hóa và con người Việt Nam? Đừng để vì miếng ăn mà làm mất thể diện cả dân tộc!”.
Ông Long giải thích: “Hiện tượng tranh giành khi ăn nói trên có thể mỗi người sẽ có mỗi cách khác nhau. Có người thì có thể cho rằng nhà hàng chưa chú ý đến việc phục vụ, các món ăn không đầy đủ, đơn điệu nên dẫn đến tranh giành nhau. Nhưng nếu thế thì sao thực khách ở các nước khác họ không thế? Ví dụ như ngay ở Myanmar, tôi thấy trong bữa tiệc mà tôi đã từng dự, nhà hàng chỉ cho tự chọn một số món thôi. Các món đắt tiền thì ăn bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu, sau đó tính tiền theo món, thực khách ăn uống rất nhã nhặn và lịch thiệp, đâu có như ta.
Nên hiện tượng tranh giành ăn uống trên chỉ là xuất phát từ tâm lý của một bộ phận thực khách người Việt mình thôi. Tâm lý “tiểu nông” thích thu vén cho riêng mình được dịp trỗi dậy, cùng với quan niệm cho rằng kiểu ăn buffet là kiểu ăn tự chọn theo sở thích, tự lấy những món gì mà mình thích, nên mới nảy sinh chuyện tha hồ lấy bao nhiêu cũng được, nhất là những món ngon, những món đắt tiền, càng nhiều càng tốt. Cứ nhìn vào cảnh tranh giành nhau trong video thì sẽ rõ điều ấy”.
“Từ xa xưa, dân gian ta có câu “miếng ăn là miếng quý” nhưng lại cũng có câu “miếng ăn là miếng nhục” hay “miếng ăn quá khẩu thành tàn”. Điều đó cho thấy không chỉ “miếng ăn” mà “cách ăn” cũng được dân gian hết sức coi trọng. Đó vừa là cái “tinh” trong chuyện ăn uống của người Việt, cũng vừa là để nhắc nhở cách ứng xử của mọi người trong cộng đồng về chuyện ăn uống”, ông Long cho biết thêm.
Theo (Kienthuc.net.vn)
28/07/2012 10:11:33
Video ghi lại cảnh tượng được cho là diễn ra ở một nhà hàng ở TP. HCM đã khiến nhiều người không khỏi giật mình về “kiểu” ăn buffet “có một không hai”.
Trong video, hàng chục người nhào vào, vồ lấy từng chút thức ăn ngay khi chúng vừa được mang ra. Những đôi tay cuống cuồng thu vén đồ ăn cho vào đĩa. Cảnh giành giật diễn ra huyên náo. Những người về tay không thì tỏ rõ vẻ chán nản.
Chỉ trong một thời gian ngắn, đoạn video nói trên đã lan tỏa ra khắp cộng đồng mạng, và nhiều người khi xem xong đã bày tỏ sự thất vọng: “Không thể tưởng tượng nổi!”.
Theo ông Vũ Thế Long, Thư ký Câu lạc bộ Ẩm thực Việt Nam: Buffet là kiểu tiệc du nhập từ phương Tây, người Việt xưa không có kiểu ăn này. Ăn buffet cũng là một lối ăn ngoại giao vì thực khách không phải ngồi một chỗ cố định mà có thể đứng ăn, ngồi ăn với nhóm này, nhóm khác. Ăn để đàm đạo, để làm quen, mở rộng quan hệ làm ăn… Người ta còn gọi đó là tiệc đứng.
Kiểu ăn buffet không cần người phục vụ bưng bê thức ăn cho khách, chỉ có nhân viên thu dọn bàn, do đó ăn gì, uống gì khách phải tự phục vụ cho mình từ tìm chén dĩa, đũa muỗng, lấy thức ăn, tự tìm chỗ ngồi nếu muốn.
Ông Vũ Thế Long cho rằng: “Cảnh ăn uống tranh giành nhau như trong bữa tiệc kiểu buffet trong đoạn video trên không thể chấp nhận được, đó là thiếu lịch sự và phi văn hóa. Những ai trông cảnh tượng ấy đều không thể không buồn và cả xấu hổ nữa. Người Việt xấu hổ với nhau đã đành, mà còn bạn bè quốc tế nữa, họ nhìn vào kiểu ăn “có một không hai” ấy họ sẽ đánh giá thế nào về văn hóa và con người Việt Nam? Đừng để vì miếng ăn mà làm mất thể diện cả dân tộc!”.
Ông Long giải thích: “Hiện tượng tranh giành khi ăn nói trên có thể mỗi người sẽ có mỗi cách khác nhau. Có người thì có thể cho rằng nhà hàng chưa chú ý đến việc phục vụ, các món ăn không đầy đủ, đơn điệu nên dẫn đến tranh giành nhau. Nhưng nếu thế thì sao thực khách ở các nước khác họ không thế? Ví dụ như ngay ở Myanmar, tôi thấy trong bữa tiệc mà tôi đã từng dự, nhà hàng chỉ cho tự chọn một số món thôi. Các món đắt tiền thì ăn bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu, sau đó tính tiền theo món, thực khách ăn uống rất nhã nhặn và lịch thiệp, đâu có như ta.
Nên hiện tượng tranh giành ăn uống trên chỉ là xuất phát từ tâm lý của một bộ phận thực khách người Việt mình thôi. Tâm lý “tiểu nông” thích thu vén cho riêng mình được dịp trỗi dậy, cùng với quan niệm cho rằng kiểu ăn buffet là kiểu ăn tự chọn theo sở thích, tự lấy những món gì mà mình thích, nên mới nảy sinh chuyện tha hồ lấy bao nhiêu cũng được, nhất là những món ngon, những món đắt tiền, càng nhiều càng tốt. Cứ nhìn vào cảnh tranh giành nhau trong video thì sẽ rõ điều ấy”.
“Từ xa xưa, dân gian ta có câu “miếng ăn là miếng quý” nhưng lại cũng có câu “miếng ăn là miếng nhục” hay “miếng ăn quá khẩu thành tàn”. Điều đó cho thấy không chỉ “miếng ăn” mà “cách ăn” cũng được dân gian hết sức coi trọng. Đó vừa là cái “tinh” trong chuyện ăn uống của người Việt, cũng vừa là để nhắc nhở cách ứng xử của mọi người trong cộng đồng về chuyện ăn uống”, ông Long cho biết thêm.
Theo (Kienthuc.net.vn)
Được sửa bởi Quang74CKO ngày 1/8/2012, 06:55; sửa lần 1.
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Re: Ăn buffet hay giựt cô hồn
Và thêm 1 bài bình luận:
Tranh giành ăn buffet:“Hay chứ! Không chen thì có mà chết đói”
31/07/2012 07:55:53
Về clip giành giật nhau khi ăn buffet gây xôn xao vừa qua, nhà vô địch chương trình “Hành trình văn hóa” năm 2003 Trần Tuấn Việt cho rằng điều đó “rất bình thường” và “nên chấp nhận nó”.
Ngay sau khi clip được đăng tải và lan truyền trên Internet, rất nhiều các ý kiến cho rằng đó là một thói xấu, là vô văn hóa, “miếng ăn là miếng nhục”... Tuy nhiên, khi trao đổi với Kienthuc.net.vn về clip này, nhà vô địch Trần Tuấn Việt lại cho rằng nên nhìn nhận nó theo mặt tích cực.
Anh Trần Tuấn Việt chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình: “Tôi thấy hay chứ, nó thể hiện năng lực thích nghi cao độ của người Việt. Giá rẻ, người đông, thức ăn ít, nếu không chen thì có mà “chết đói”.
“Bạn để ý một chút sẽ thấy mọi người cười rất vui khi chen chứ không hề to tiếng, một minh hoạ khác về sự lạc quan của người Việt. Nó giải thích vì sao thu nhập bình quân đầu người của chúng ta đứng thứ 40 nhưng chỉ số hạnh phúc của Việt Nam lại đứng thứ 2 thế giới”.
Đối với việc rất nhiều người cho rằng tranh cướp đồ ăn buffet là đáng xấu hổ và kém lịch sự, anh Trần Tuấn Việt nhìn nhận: “Tôi cho rằng văn hoá ứng xử là hệ quả của một quá trình kéo dài một vài thế hệ, khó yêu cầu những bạn trẻ mà bố mẹ của họ mới ngày nào còn phải tranh nhau từng lạng thịt tem phiếu, bản thân họ hàng ngày tiếp xúc với hàng nghìn thủ tục xin cho, mà thể hiện được phong cách nhường nhịn”.
Với những ý kiến băn khoăn về nụ cười khi tranh cướp thức ăn, dù có cười tươi đi chăng nữa thì nụ cười đó đến với bạn bè thế giới cũng sẽ không đẹp, anh Trần Tuấn Việt cho rằng: “Bạn bè thế giới không quan tâm đâu, còn bao chuyện lớn lao hoặc nghiêm trọng hơn”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Theo anh đây là một câu chuyện rất bình thường và chúng ta nên chấp nhận nó?” Anh nhà vô địch “Hành trình văn hóa” năm 2003 khẳng định: “Đúng vậy, tôi nhìn thấy trong sự việc này mặt tích cực. Nếu đánh nhau để giành thức ăn thì là chuyện khác”.
Theo (Kienthuc.net.vn)
Tranh giành ăn buffet:“Hay chứ! Không chen thì có mà chết đói”
31/07/2012 07:55:53
Về clip giành giật nhau khi ăn buffet gây xôn xao vừa qua, nhà vô địch chương trình “Hành trình văn hóa” năm 2003 Trần Tuấn Việt cho rằng điều đó “rất bình thường” và “nên chấp nhận nó”.
Ngay sau khi clip được đăng tải và lan truyền trên Internet, rất nhiều các ý kiến cho rằng đó là một thói xấu, là vô văn hóa, “miếng ăn là miếng nhục”... Tuy nhiên, khi trao đổi với Kienthuc.net.vn về clip này, nhà vô địch Trần Tuấn Việt lại cho rằng nên nhìn nhận nó theo mặt tích cực.
Anh Trần Tuấn Việt chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình: “Tôi thấy hay chứ, nó thể hiện năng lực thích nghi cao độ của người Việt. Giá rẻ, người đông, thức ăn ít, nếu không chen thì có mà “chết đói”.
“Bạn để ý một chút sẽ thấy mọi người cười rất vui khi chen chứ không hề to tiếng, một minh hoạ khác về sự lạc quan của người Việt. Nó giải thích vì sao thu nhập bình quân đầu người của chúng ta đứng thứ 40 nhưng chỉ số hạnh phúc của Việt Nam lại đứng thứ 2 thế giới”.
Đối với việc rất nhiều người cho rằng tranh cướp đồ ăn buffet là đáng xấu hổ và kém lịch sự, anh Trần Tuấn Việt nhìn nhận: “Tôi cho rằng văn hoá ứng xử là hệ quả của một quá trình kéo dài một vài thế hệ, khó yêu cầu những bạn trẻ mà bố mẹ của họ mới ngày nào còn phải tranh nhau từng lạng thịt tem phiếu, bản thân họ hàng ngày tiếp xúc với hàng nghìn thủ tục xin cho, mà thể hiện được phong cách nhường nhịn”.
Với những ý kiến băn khoăn về nụ cười khi tranh cướp thức ăn, dù có cười tươi đi chăng nữa thì nụ cười đó đến với bạn bè thế giới cũng sẽ không đẹp, anh Trần Tuấn Việt cho rằng: “Bạn bè thế giới không quan tâm đâu, còn bao chuyện lớn lao hoặc nghiêm trọng hơn”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Theo anh đây là một câu chuyện rất bình thường và chúng ta nên chấp nhận nó?” Anh nhà vô địch “Hành trình văn hóa” năm 2003 khẳng định: “Đúng vậy, tôi nhìn thấy trong sự việc này mặt tích cực. Nếu đánh nhau để giành thức ăn thì là chuyện khác”.
Theo (Kienthuc.net.vn)
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Re: Ăn buffet hay giựt cô hồn
Tranh cãi quanh bức ảnh ‘khiến người Việt xấu hổ’
Một bức ảnh được cho là của khách du lịch Việt Nam chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng “nổi sóng”.
Bức ảnh đã lan truyền trên mạng xã hội Facebook và nhiều diễn đàn của giới trẻ, gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ các thành viên mạng. Nhiều thành viên khẳng định mình cảm thấy xấu hổ sau khi xem bức ảnh”....
Một bức ảnh được cho là của khách du lịch Việt Nam chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng “nổi sóng”.
Bức ảnh đã lan truyền trên mạng xã hội Facebook và nhiều diễn đàn của giới trẻ, gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ các thành viên mạng. Nhiều thành viên khẳng định mình cảm thấy xấu hổ sau khi xem bức ảnh”....
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết