Hệ thống giáo dục và du học tại Đức
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hệ thống giáo dục và du học tại Đức
Để thay đổi không khí , hôm nay xin được giới thiệu về "Hệ thống giáo dục ở Đức" và "Khái quát về du học Đức" vì tôi nghĩ nhiều ACE cũng có thể đã từng thao thức về tương lai của con cháu và muốn cho các "hậu bối một tương lai" nhưng tiền du học ở USA rất đắc. Alternative là Germany!
Đức là một trong những quốc gia "thịnh vượng" nhất Âu châu nhờ có 1 truyền thống giáo dục "Lý thuyết gắn liền với thực hành" (bởi vậy các ACE ngày xưa mới chọn trường Việt Đức thay vì Cao Thắng hay Nguyễn trường Tộ!)
Điều phải nói là học ở Đức "khá rẻ". Hiện nay chỉ còn 2 tiểu bang: Niedersachen và Bayern còn thu 500 Euro học phí + 230€ cho mỗi Semester ( trong đó đã tính sẵn tiền vé xe di chuyển). 14 tiểu bang còn lại, các SV chỉ phải trả ~ 230 € cho mỗi 6 tháng và tiền bảo hiểm sức khỏe (khoản 60€ ~70€ cho mỗi tháng / tiền bác sĩ là "chùa". Tiền thuốc chỉ lấy tượng trưng vài Euro). Tiền trọ phòng mỗi tháng từ 300€~400€. Tiền ăn ở Mensa (canteen) khoản 1€~3€ tùy theo Menu mỗi buổi. Vị chi mỗi SV chỉ cần khoản 500€~700€ (700€ x 12 tháng= 8400€ cho mỗi năm!).
Để khỏi làm mất thời giờ, xin được giới thiệu "thẳng" 2 bài viết sau đây để ACE tham khảo:
Hệ thống giáo dục tại Đức
Đức là một trong những quốc gia có nền giáo dục lâu đời và tiên tiến trên thế giới, hệ thống trường lớp được xây dựng đồng bộ, đặc biệt từ năm 1717, giáo dục được coi là chính sách cưỡng bách của nhà nước, mọi người đều phải đến trường, đều phải đi học.
Kể từ đó quá trình cải cách và đổi mới giáo dục diễn ra liên tục, mô hình các trường học của Đức hiện tại là kết quả của những cải cách từ những năm 60-70 và những đổi mới gần đây.
Sớm nhận thức được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước không thật sự dồi dào, cũng như vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển đất nước, Đức đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục để tạo ra nguồn tài nguyên lao động tay nghề cao.
Giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết và thực hành luôn được xem quan trọng như nhau. Tại Đức, nghành giáo dục không mang tính cách tập trung, tức mỗi tiểu bang có quyền quyết định về mô hình hệ thống giáo dục. Các bộ văn hoá của 16 tiểu bang có thống nhất về hệ thống giáo dục cơ bản, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các trường và sự đào tạo tại những tiểu bang khác nhau, do quyền hành chính tự lập và truyền thống văn hoá của từng vùng.
Nói về nền giáo dục ở Đức, chúng ta phải bắt đầu ngay từ thuở còn bé cho đến khi tốt nghiệp đại học. Tất cả các giai đoạn liên quan với nhau một cách chặt chẽ.
Trẻ em 3 tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo. Tại đây dường như chưa có sự khác biệt so với các trường mẫu giáo ở các nước trên thế giới. Vì vậy, chúng ta không cần đi sâu tìm hiểu hệ thống mẫu giáo, mà bước qua giai đoạn tiểu học.
Trẻ em bắt đầu đi học tiểu học (Grundschule - primary school) vào lúc 6 tuổi. Chương trình học kéo dài khoảng 4 năm. Tại một số bang như Berlin và Brandenburg, chương trình tiểu học kéo dài 6 năm. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là qui định cứng nhắc, mà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của học sinh.
Tại tiểu học, tất cả trẻ em còn học chung nhau một trình độ, một cách giảng dạy, chưa phân biệt giỏi hay không giỏi. Tất cả học sinh cùng học chung một lớp, nhưng tùy năng khả năng nhận thức của từng học sinh mà giáo viên sẽ giao bài theo cấp độ khác nhau. Vì thế, nhiều học sinh có thể đã học hết chương trình lớp 1 và chuyển sang lớp 2, trong khi nhiều học sinh khác có khi vẫn đang ở giai đoạn giữa chừng lớp 1. Trên cơ sở kết quả học tập của từng học sinh, giáo viên sẽ gợi ý với gia đình để đứa trẻ thông minh có thể học vượt lớp. Mặc dù không có sự phân biệt ở đầu vào, nhưng giai đoạn tiểu học lại là giai đoạn quan trọng nhất, vì sau tiểu học các học sinh được phân loại và chuyển cấp sang các trường với các trình độ giảng dạy khác nhau, tương xứng với trình độ của từng học sinh.
Sau cấp tiểu học, học sinh có 3 hướng đi:
1. Trường Hauptschule:
cho những học sinh yếu, có sự tiếp thu chậm và thích đi chuyên vào các nghành nghề (apprenticeship). Tại đây học sinh học đến lớp 9 là có thể ra học nghề theo mình thích. Chương trình Hauptschule kéo dài 6 năm. Học sinh tốt nghiệp sẽ nhận chứng chỉ tốt nghiệp. Nếu sau khi tốt nghiệp, trình độ học sinh có khả năng tiếp thu tốt hơn thì học sinh đó được nhà trường đề nghị chuyển tiếp lên Realschule.
2. Trường Realschule:
dành cho các học sinh có trình độ khá hơn học sinh ở trường Hauptschule. Tại đây, học sinh có thể học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Các môn học khác cũng có chất lượng cao và phong phú hơn so với chương trình học tại trường Hauptschule. Học sinh tại trường Realschule sẽ tốt nghiệp sau khi học xong lớp 10. Tương tự như ở trường Hauptschule, học sinh khá cũng sẽ được nhà trường tự động chuyển tiếp lên bậc cao hơn, đó là trường Gymnasium. Học sinh Realschule muốn vào đại học thì có thể qua đường Gymnasium. Nếu không, sau lớp 10, học sinh ở Realschule có thể theo học ở một trường dạy nghề (Fachschule) với hệ 12 năm. Sau khi tốt nghiệp, học sinh tại đây chỉ có thể vào học cao đẳng (Fachhochschule), không thể đi thẳng được vào đại học (Uni) được. Muốn vào đại học, sinh viên cần có bằng tốt nghiệp ở cao đẳng.
3. Trường Gymnasium (grammar school):
dành cho những học sinh giỏi, có khả năng tiếp thu nhanh và học tập tốt. Tại đây, học sinh được đào tạo với kiến thức chất lượng, trình độ khá cao hơn so với hai trường nói trên. Gymnasium thường bắt đầu từ lớp 5 và sau 13 năm mới tốt nghiệp để lấy bằng tốt nghiệp PTTH (Abitur). Có những tiểu bang đang có chương trình thực nghiệm rút ngắn thành 12 năm. Học sinh Gymnasium thì có thể vào thẳng các trường đại học nào mà họ thích, nếu số học sinh ghi danh không quá cao. Nếu số lượng ghi danh quá nhiều so với số ghế đại học, học sinh được tuyển chọn theo số điểm tốt nghiệp phổ thông, từ cao nhất trở xuống.
Hệ đại học: Universitaet (Uni, TU, TH) (Fachhoschchule)
Tại đại học thì sinh viên cần ít nhất 5 năm để tốt nghiệp. Đại đa số sinh viên Đức ra trường trể hơn từ 2 năm trở lên, tức cần khoảng 7 năm mới tốt nghiệp được đại học. Và với văn bằng đại học thì sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục xin làm luận án tiến sĩ. Ngược lại, với văn bằng cao đẳng thì trước tiên sinh viên phải học thêm để có được văn bằng đại học. Thông thường từ cao đẳng qua đại học thì sinh viên chỉ được công nhận bằng đại học đại cương (Vordiplom).
Nhìn chung, ở mỗi một giai đoạn, học sinh luôn có thể lựa chọn một con đường hướng nghiệp cao hơn phù hợp với khả năng và nguyện vọng. Tuy nhiên, để rút ngắn được thời gian, đoạn đường Gymnasium là đoạn đường ngắn nhất và có nhiều hướng phát huy khả năng cá nhân nhất. Ở các loại hình giáo dục khác, tuy hướng phát triển không hạn chế, nhưng đòi hỏi ở người học sinh tính kiên nhẫn vì thời gian sẽ kéo dài hơn. Thí dụ từ Hauptschule lên Realschule học sinh phải học lại năm lớp 9 để có thể tốt nghiệp được bằng tốt nghiệp lớp 10. Để có thể làm luận án tiến sĩ, sinh viên cao đẳng phải đi qua con đường đại học và chỉ được công nhận đại học đại cương (Vordiplom).
Từ năm 1969, một hệ thống trường học mới ra đời với tên gọi là Gesamtschule (comprehensive school). Hệ thống này tương tự như hệ thống trường học tại Ireland, nhưng chúng không được phổ cập lắm. Nguyên nhân cơ bản là các tiểu bang khác nhau có quyền quyết định hình thức trường học và hệ thống giáo dục tiểu bang của mình. Tất cả 16 tiểu bang có riêng bộ văn hoá và có quyền quyết định hệ thống giáo dục của từng tiểu bang. Các chính quyền từng tiểu bang bảo thủ trong việc hệ thống Gesamtschule. Ví dụ tại Bayern và Baden-Württemberg chỉ có 3 trường Gesamtschulen; trong khi đó tại Nordrhein-Westfalen có tới 203 trường.
Như đã đề cập, bộ văn hóa thống nhất là về hệ thống giáo dục cơ bản, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các trưòng và đào tạo tại những tiểu bang khác nhau. Tại Bayern, tốt nghiệp PTTH có thể so sánh với Higher Leaving Certificate. Cả hai kỳ thi sẽ do bộ quyết định và các thí sinh sẽ thi vào cùng mt ngày. Trong khi tại Nordrhein-Westfalen, bài thi do giáo viên biên soạn. Trong cùng một môn, có thể nhiều kỳ thi khác nhau.
Đó chỉ là một số những khác nhau trong nhà trường của từng tiểu bang. Ngoài ra còn là do sự khác nhau về truyền thống từng vùng. Qua đó giữ được những truyền thống đa dạng của từng vùng.
Từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều hình thức trường học khác, nổi tiếng là trường Waldorf và Montessori. Đây là những trường tư thục, tức cha mẹ phải trả tiền học cho con cái. Khác với nhiều nước khác, trường tư thục tại Đức không phải là những trường ưu tú (Eliteschulen).
Hiện nay có khoảng 1 triệu học sinh người nước ngoài theo học tại các trường Đức. Vì số lượng ngày càng gia tăng, nên tại các trường còn có các lớp tiếng Đức. Học sinh người nưóc ngoài không sanh trưởng ở Đức hay tại quê hương không biết tiếng Đức, thường gặp khó khăn với tiếng Đức. Để biết tốt hơn tiếng Đức, các em có thể đi học các lớp phụ đạo.
Người nước ngoài có con sanh trưởng và lớn lên ở Đức lo ngại rằng con cái của học sẽ đánh mất những cội nguồn văn hoá dân tộc. Vì vậy, nhà trường Đức cũng mở các lớp tiếng Thổ, tiếng Ba Lan.
Trẻ em tàn tật tại Đức đi học tại các ’truờng đặc biệt’ (Sonderschule- special school). Có rất nhiều trường này tùy vào mức độ tàn tật (trường mù, trường câm điếc ...). Từ những năm 70, người ta đã cố gắng dạy các học sinh tàn tật và không tàn tật trong cùng một lớp.
- Hồ Thành Công -
Hệ thống giáo dục Đức
Hiện nay, tại Đức có khoảng 312 trường Đại học và rất nhiều trường dạy nghề. Đã từ lâu, hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với sự sàng lọc rất khe khắt. Từ giai đoạn phổ thông trung học, học sinh đã được định hướng nghề nghiệp và chỉ có những học sinh khá giỏi sau khi hoàn thành tốt 13 năm học trung học, học sinh mới được tiếp tục theo học tại các trường Đại học.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống đào tạo chất lượng cao hiện đại gắn với thực tiễn. Với nguyên tắc cơ bản là khuyến khích tiềm lực từ người học, các trường Đại học ở Đức luôn hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác, tăng các chương trình học trao đổi, chương trình đào tạo Quốc tế nhằm tạo danh tiếng và nâng giá trị văn bằng tốt nghiệp. Nhờ đó các chương trình đào tạo ở Đức rất phong phú, đa dạng và rất cởi mở.
Ngày nay, trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động, các trường Đại học Đức đặt ra tiêu chuẩn, sau khi tốt nghiệp Sinh viên phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ. Bởi vậy các chương trình đào tạo thường kết hợp giảng dạy bằng tiếng Đức và một thứ tiếng khác như Anh, Pháp..v.v. Ngoài kiến thức và bằng cấp có được, Sinh viên học tại Đức còn có những thế mạnh về ngoại ngữ và các kiến thức thực tế trong quá trình thực tập và làm việc.
Trải qua nhiều thế kỷ, nước Đức đã trở thành nơi đào tạo và nghiên cứu mang tầm quốc tế của các nhà Bác học và sinh viên khắp nơi trên thế giới. Quốc gia này luôn tự hào vì có đến 1/3 nhân tài trên thế giới cùng với hàng triệu kỹ sư vững vàng về chuyên môn và các nhà khoa học nổi tiếng đã từng được đào tạo tại đất nước của họ.
Hệ thống giáo dục của Đức được xây dựng theo hai loại hình đào tạo, đó là hệ thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng.
Hệ thống các trường đại học tổng hợp (Uni, TU): với các chương trình giảng dạy luôn phải được tuân thủ và định hướng theo nghiên cứu dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.
Hệ thống các trường đại học khoa học ứng dụng (FH): chương trình đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các chương trình đào tạo luôn được tổ chức, sắp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn (thông thường là 4 năm). Đặc biệt sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp Đức cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề và thực hành giỏi.
Ngành học:
Bất kể là bạn muốn học ngành học nào; cơ khí, kỹ thuật, kinh tế hay các ngành khoa học vật liệu mới, khoa học xã hội hay kiến trúc, hội họa..v.v, các trường Đại học ở Đức luôn sẵn sàng tiếp nhận bạn. Ngoài ra, tại các trường Đại học của Đức, có rất nhiều các chuyên khoa mới được mở ra các môn khoa học liên ngành như Tin học kinh tế; Kinh tế xây dựng, kinh tế bất động sản, công nghệ sinh học..v.v. Các môn học này đang thu hút rất nhiều sinh viên đến từ các nước trên Thế Giới trong đó có cả các sinh viên thuộc khối châu Âu.
Tất cả các ngành học ở đây đều được đào tạo rất bài bản và có kế hoạch rất rõ ràng. Đặc biệt, các trường ĐH ở đây còn hợp tác với nhiều trường ĐH trên Thế giới, cùng liên kết tổ chức các khóa học bằng tiếng Anh. Các khóa học được tổ chức 1 hoặc 2 kỳ tại Đức, 1 hoặc 2 kỳ ở nước ngoài (Anh, Mỹ, Hoà Lan…v.v)
Theo hanoi-iec.com
Đức là một trong những quốc gia "thịnh vượng" nhất Âu châu nhờ có 1 truyền thống giáo dục "Lý thuyết gắn liền với thực hành" (bởi vậy các ACE ngày xưa mới chọn trường Việt Đức thay vì Cao Thắng hay Nguyễn trường Tộ!)
Điều phải nói là học ở Đức "khá rẻ". Hiện nay chỉ còn 2 tiểu bang: Niedersachen và Bayern còn thu 500 Euro học phí + 230€ cho mỗi Semester ( trong đó đã tính sẵn tiền vé xe di chuyển). 14 tiểu bang còn lại, các SV chỉ phải trả ~ 230 € cho mỗi 6 tháng và tiền bảo hiểm sức khỏe (khoản 60€ ~70€ cho mỗi tháng / tiền bác sĩ là "chùa". Tiền thuốc chỉ lấy tượng trưng vài Euro). Tiền trọ phòng mỗi tháng từ 300€~400€. Tiền ăn ở Mensa (canteen) khoản 1€~3€ tùy theo Menu mỗi buổi. Vị chi mỗi SV chỉ cần khoản 500€~700€ (700€ x 12 tháng= 8400€ cho mỗi năm!).
Để khỏi làm mất thời giờ, xin được giới thiệu "thẳng" 2 bài viết sau đây để ACE tham khảo:
Hệ thống giáo dục tại Đức
Đức là một trong những quốc gia có nền giáo dục lâu đời và tiên tiến trên thế giới, hệ thống trường lớp được xây dựng đồng bộ, đặc biệt từ năm 1717, giáo dục được coi là chính sách cưỡng bách của nhà nước, mọi người đều phải đến trường, đều phải đi học.
Kể từ đó quá trình cải cách và đổi mới giáo dục diễn ra liên tục, mô hình các trường học của Đức hiện tại là kết quả của những cải cách từ những năm 60-70 và những đổi mới gần đây.
Sớm nhận thức được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước không thật sự dồi dào, cũng như vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển đất nước, Đức đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục để tạo ra nguồn tài nguyên lao động tay nghề cao.
Giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết và thực hành luôn được xem quan trọng như nhau. Tại Đức, nghành giáo dục không mang tính cách tập trung, tức mỗi tiểu bang có quyền quyết định về mô hình hệ thống giáo dục. Các bộ văn hoá của 16 tiểu bang có thống nhất về hệ thống giáo dục cơ bản, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các trường và sự đào tạo tại những tiểu bang khác nhau, do quyền hành chính tự lập và truyền thống văn hoá của từng vùng.
Nói về nền giáo dục ở Đức, chúng ta phải bắt đầu ngay từ thuở còn bé cho đến khi tốt nghiệp đại học. Tất cả các giai đoạn liên quan với nhau một cách chặt chẽ.
Trẻ em 3 tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo. Tại đây dường như chưa có sự khác biệt so với các trường mẫu giáo ở các nước trên thế giới. Vì vậy, chúng ta không cần đi sâu tìm hiểu hệ thống mẫu giáo, mà bước qua giai đoạn tiểu học.
Trẻ em bắt đầu đi học tiểu học (Grundschule - primary school) vào lúc 6 tuổi. Chương trình học kéo dài khoảng 4 năm. Tại một số bang như Berlin và Brandenburg, chương trình tiểu học kéo dài 6 năm. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là qui định cứng nhắc, mà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của học sinh.
Tại tiểu học, tất cả trẻ em còn học chung nhau một trình độ, một cách giảng dạy, chưa phân biệt giỏi hay không giỏi. Tất cả học sinh cùng học chung một lớp, nhưng tùy năng khả năng nhận thức của từng học sinh mà giáo viên sẽ giao bài theo cấp độ khác nhau. Vì thế, nhiều học sinh có thể đã học hết chương trình lớp 1 và chuyển sang lớp 2, trong khi nhiều học sinh khác có khi vẫn đang ở giai đoạn giữa chừng lớp 1. Trên cơ sở kết quả học tập của từng học sinh, giáo viên sẽ gợi ý với gia đình để đứa trẻ thông minh có thể học vượt lớp. Mặc dù không có sự phân biệt ở đầu vào, nhưng giai đoạn tiểu học lại là giai đoạn quan trọng nhất, vì sau tiểu học các học sinh được phân loại và chuyển cấp sang các trường với các trình độ giảng dạy khác nhau, tương xứng với trình độ của từng học sinh.
Sau cấp tiểu học, học sinh có 3 hướng đi:
1. Trường Hauptschule:
cho những học sinh yếu, có sự tiếp thu chậm và thích đi chuyên vào các nghành nghề (apprenticeship). Tại đây học sinh học đến lớp 9 là có thể ra học nghề theo mình thích. Chương trình Hauptschule kéo dài 6 năm. Học sinh tốt nghiệp sẽ nhận chứng chỉ tốt nghiệp. Nếu sau khi tốt nghiệp, trình độ học sinh có khả năng tiếp thu tốt hơn thì học sinh đó được nhà trường đề nghị chuyển tiếp lên Realschule.
2. Trường Realschule:
dành cho các học sinh có trình độ khá hơn học sinh ở trường Hauptschule. Tại đây, học sinh có thể học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Các môn học khác cũng có chất lượng cao và phong phú hơn so với chương trình học tại trường Hauptschule. Học sinh tại trường Realschule sẽ tốt nghiệp sau khi học xong lớp 10. Tương tự như ở trường Hauptschule, học sinh khá cũng sẽ được nhà trường tự động chuyển tiếp lên bậc cao hơn, đó là trường Gymnasium. Học sinh Realschule muốn vào đại học thì có thể qua đường Gymnasium. Nếu không, sau lớp 10, học sinh ở Realschule có thể theo học ở một trường dạy nghề (Fachschule) với hệ 12 năm. Sau khi tốt nghiệp, học sinh tại đây chỉ có thể vào học cao đẳng (Fachhochschule), không thể đi thẳng được vào đại học (Uni) được. Muốn vào đại học, sinh viên cần có bằng tốt nghiệp ở cao đẳng.
3. Trường Gymnasium (grammar school):
dành cho những học sinh giỏi, có khả năng tiếp thu nhanh và học tập tốt. Tại đây, học sinh được đào tạo với kiến thức chất lượng, trình độ khá cao hơn so với hai trường nói trên. Gymnasium thường bắt đầu từ lớp 5 và sau 13 năm mới tốt nghiệp để lấy bằng tốt nghiệp PTTH (Abitur). Có những tiểu bang đang có chương trình thực nghiệm rút ngắn thành 12 năm. Học sinh Gymnasium thì có thể vào thẳng các trường đại học nào mà họ thích, nếu số học sinh ghi danh không quá cao. Nếu số lượng ghi danh quá nhiều so với số ghế đại học, học sinh được tuyển chọn theo số điểm tốt nghiệp phổ thông, từ cao nhất trở xuống.
Hệ đại học: Universitaet (Uni, TU, TH) (Fachhoschchule)
Tại đại học thì sinh viên cần ít nhất 5 năm để tốt nghiệp. Đại đa số sinh viên Đức ra trường trể hơn từ 2 năm trở lên, tức cần khoảng 7 năm mới tốt nghiệp được đại học. Và với văn bằng đại học thì sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục xin làm luận án tiến sĩ. Ngược lại, với văn bằng cao đẳng thì trước tiên sinh viên phải học thêm để có được văn bằng đại học. Thông thường từ cao đẳng qua đại học thì sinh viên chỉ được công nhận bằng đại học đại cương (Vordiplom).
Nhìn chung, ở mỗi một giai đoạn, học sinh luôn có thể lựa chọn một con đường hướng nghiệp cao hơn phù hợp với khả năng và nguyện vọng. Tuy nhiên, để rút ngắn được thời gian, đoạn đường Gymnasium là đoạn đường ngắn nhất và có nhiều hướng phát huy khả năng cá nhân nhất. Ở các loại hình giáo dục khác, tuy hướng phát triển không hạn chế, nhưng đòi hỏi ở người học sinh tính kiên nhẫn vì thời gian sẽ kéo dài hơn. Thí dụ từ Hauptschule lên Realschule học sinh phải học lại năm lớp 9 để có thể tốt nghiệp được bằng tốt nghiệp lớp 10. Để có thể làm luận án tiến sĩ, sinh viên cao đẳng phải đi qua con đường đại học và chỉ được công nhận đại học đại cương (Vordiplom).
Từ năm 1969, một hệ thống trường học mới ra đời với tên gọi là Gesamtschule (comprehensive school). Hệ thống này tương tự như hệ thống trường học tại Ireland, nhưng chúng không được phổ cập lắm. Nguyên nhân cơ bản là các tiểu bang khác nhau có quyền quyết định hình thức trường học và hệ thống giáo dục tiểu bang của mình. Tất cả 16 tiểu bang có riêng bộ văn hoá và có quyền quyết định hệ thống giáo dục của từng tiểu bang. Các chính quyền từng tiểu bang bảo thủ trong việc hệ thống Gesamtschule. Ví dụ tại Bayern và Baden-Württemberg chỉ có 3 trường Gesamtschulen; trong khi đó tại Nordrhein-Westfalen có tới 203 trường.
Như đã đề cập, bộ văn hóa thống nhất là về hệ thống giáo dục cơ bản, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các trưòng và đào tạo tại những tiểu bang khác nhau. Tại Bayern, tốt nghiệp PTTH có thể so sánh với Higher Leaving Certificate. Cả hai kỳ thi sẽ do bộ quyết định và các thí sinh sẽ thi vào cùng mt ngày. Trong khi tại Nordrhein-Westfalen, bài thi do giáo viên biên soạn. Trong cùng một môn, có thể nhiều kỳ thi khác nhau.
Đó chỉ là một số những khác nhau trong nhà trường của từng tiểu bang. Ngoài ra còn là do sự khác nhau về truyền thống từng vùng. Qua đó giữ được những truyền thống đa dạng của từng vùng.
Từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều hình thức trường học khác, nổi tiếng là trường Waldorf và Montessori. Đây là những trường tư thục, tức cha mẹ phải trả tiền học cho con cái. Khác với nhiều nước khác, trường tư thục tại Đức không phải là những trường ưu tú (Eliteschulen).
Hiện nay có khoảng 1 triệu học sinh người nước ngoài theo học tại các trường Đức. Vì số lượng ngày càng gia tăng, nên tại các trường còn có các lớp tiếng Đức. Học sinh người nưóc ngoài không sanh trưởng ở Đức hay tại quê hương không biết tiếng Đức, thường gặp khó khăn với tiếng Đức. Để biết tốt hơn tiếng Đức, các em có thể đi học các lớp phụ đạo.
Người nước ngoài có con sanh trưởng và lớn lên ở Đức lo ngại rằng con cái của học sẽ đánh mất những cội nguồn văn hoá dân tộc. Vì vậy, nhà trường Đức cũng mở các lớp tiếng Thổ, tiếng Ba Lan.
Trẻ em tàn tật tại Đức đi học tại các ’truờng đặc biệt’ (Sonderschule- special school). Có rất nhiều trường này tùy vào mức độ tàn tật (trường mù, trường câm điếc ...). Từ những năm 70, người ta đã cố gắng dạy các học sinh tàn tật và không tàn tật trong cùng một lớp.
- Hồ Thành Công -
Hệ thống giáo dục Đức
Hiện nay, tại Đức có khoảng 312 trường Đại học và rất nhiều trường dạy nghề. Đã từ lâu, hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với sự sàng lọc rất khe khắt. Từ giai đoạn phổ thông trung học, học sinh đã được định hướng nghề nghiệp và chỉ có những học sinh khá giỏi sau khi hoàn thành tốt 13 năm học trung học, học sinh mới được tiếp tục theo học tại các trường Đại học.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống đào tạo chất lượng cao hiện đại gắn với thực tiễn. Với nguyên tắc cơ bản là khuyến khích tiềm lực từ người học, các trường Đại học ở Đức luôn hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác, tăng các chương trình học trao đổi, chương trình đào tạo Quốc tế nhằm tạo danh tiếng và nâng giá trị văn bằng tốt nghiệp. Nhờ đó các chương trình đào tạo ở Đức rất phong phú, đa dạng và rất cởi mở.
Ngày nay, trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động, các trường Đại học Đức đặt ra tiêu chuẩn, sau khi tốt nghiệp Sinh viên phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ. Bởi vậy các chương trình đào tạo thường kết hợp giảng dạy bằng tiếng Đức và một thứ tiếng khác như Anh, Pháp..v.v. Ngoài kiến thức và bằng cấp có được, Sinh viên học tại Đức còn có những thế mạnh về ngoại ngữ và các kiến thức thực tế trong quá trình thực tập và làm việc.
Trải qua nhiều thế kỷ, nước Đức đã trở thành nơi đào tạo và nghiên cứu mang tầm quốc tế của các nhà Bác học và sinh viên khắp nơi trên thế giới. Quốc gia này luôn tự hào vì có đến 1/3 nhân tài trên thế giới cùng với hàng triệu kỹ sư vững vàng về chuyên môn và các nhà khoa học nổi tiếng đã từng được đào tạo tại đất nước của họ.
Hệ thống giáo dục của Đức được xây dựng theo hai loại hình đào tạo, đó là hệ thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng.
Hệ thống các trường đại học tổng hợp (Uni, TU): với các chương trình giảng dạy luôn phải được tuân thủ và định hướng theo nghiên cứu dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.
Hệ thống các trường đại học khoa học ứng dụng (FH): chương trình đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các chương trình đào tạo luôn được tổ chức, sắp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn (thông thường là 4 năm). Đặc biệt sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp Đức cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề và thực hành giỏi.
Ngành học:
Bất kể là bạn muốn học ngành học nào; cơ khí, kỹ thuật, kinh tế hay các ngành khoa học vật liệu mới, khoa học xã hội hay kiến trúc, hội họa..v.v, các trường Đại học ở Đức luôn sẵn sàng tiếp nhận bạn. Ngoài ra, tại các trường Đại học của Đức, có rất nhiều các chuyên khoa mới được mở ra các môn khoa học liên ngành như Tin học kinh tế; Kinh tế xây dựng, kinh tế bất động sản, công nghệ sinh học..v.v. Các môn học này đang thu hút rất nhiều sinh viên đến từ các nước trên Thế Giới trong đó có cả các sinh viên thuộc khối châu Âu.
Tất cả các ngành học ở đây đều được đào tạo rất bài bản và có kế hoạch rất rõ ràng. Đặc biệt, các trường ĐH ở đây còn hợp tác với nhiều trường ĐH trên Thế giới, cùng liên kết tổ chức các khóa học bằng tiếng Anh. Các khóa học được tổ chức 1 hoặc 2 kỳ tại Đức, 1 hoặc 2 kỳ ở nước ngoài (Anh, Mỹ, Hoà Lan…v.v)
Theo hanoi-iec.com
Được sửa bởi Quang74CKO ngày 24/9/2012, 15:37; sửa lần 1.
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Re: Hệ thống giáo dục và du học tại Đức
Xin được nói 1 điều là ở Đức, họ trọng thực hành hơn lý thuyết nên những SV tốt nghiệp từ trường đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule) dễ kiếm việc làm hơn những "anh chàng" tốt nghiệp "Uni". Về lương bổng thì cũng chẳng có gì "cách biệt" xa lắm!(Điều này khác với VN: nhiều "thầy hơn thợ"/ Ngày trước cũng thế: Nhiều THPT hơn là kỹ thuật!)
Vã lại thời gian học đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule) nhanh hơn Uni khoản 1 năm (mặc dù trên lý thuyết hai bên đều giống nhau: chương trình đào tạo Bachelor là 6~7 Semester), vì thời gian nghỉ giữa 2 Semester của FH ngắn và ít lý thuyết hơn. Ở Đức, nếu ai muốn sau này đi sâu vào ngành nghiên cứu thì theo học Uni, còn ai muốn đi làm thì theo học Fachhochschule. Chuyện học Master sau đó thì cũng vậy Fachhochschule cũng đào tạo Master như Universität (đại học tổng hợp).
Xin được bổ túc, chuyện du học ở Đức là trực tiếp liên lạc chứ không phải qua một môi giới nào cả và chuyện được nhận hay không là do quyết định của trường đại học nơi mình muốn học. Đại học Đức không thi tuyển mà chỉ căn cứ vào trình độ học (điểm đậu tú tài, cử nhân) và tùy theo số lượng đăng ký của các HS, SV năm đó để phân phát chỗ học. Văn bằng Đức thì không có sự "kỳ thị" trường hay tiểu bang mà là có giá trị tương đương trên toàn lảnh thổ Đức. Hiện nay Đức đang có chương trình "kéo níu" nhân tài (Chương trình Blue Card có giá trị từ 01/07/2012) vì sự sinh sản ở Đức sút giảm mạnh, cho nên nếu người ngoại quốc có bằng Bachelor hay Master và kiếm được việc làm trong vòng 18 tháng và có lương năm tối thiểu 34.944 € (2.912 Euro mỗi tháng chưa trừ thuế và bảo hiểm) thì sẽ có điều kiện ở lại Đức và chuyện còn lại chỉ là...giấy tờ (Tuy số tiền lương 35.000€ một năm thấy "ớn lạnh" nhưng thật sự mà nói thì nó cũng có thể vượt qua được . Một người mới ra trường từ đại học với văn bằng Bachelor có thể kiếm được từ 36.000€ ~ 40.000€ mỗi năm tùy theo ngành nghề)
Vã lại thời gian học đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule) nhanh hơn Uni khoản 1 năm (mặc dù trên lý thuyết hai bên đều giống nhau: chương trình đào tạo Bachelor là 6~7 Semester), vì thời gian nghỉ giữa 2 Semester của FH ngắn và ít lý thuyết hơn. Ở Đức, nếu ai muốn sau này đi sâu vào ngành nghiên cứu thì theo học Uni, còn ai muốn đi làm thì theo học Fachhochschule. Chuyện học Master sau đó thì cũng vậy Fachhochschule cũng đào tạo Master như Universität (đại học tổng hợp).
Xin được bổ túc, chuyện du học ở Đức là trực tiếp liên lạc chứ không phải qua một môi giới nào cả và chuyện được nhận hay không là do quyết định của trường đại học nơi mình muốn học. Đại học Đức không thi tuyển mà chỉ căn cứ vào trình độ học (điểm đậu tú tài, cử nhân) và tùy theo số lượng đăng ký của các HS, SV năm đó để phân phát chỗ học. Văn bằng Đức thì không có sự "kỳ thị" trường hay tiểu bang mà là có giá trị tương đương trên toàn lảnh thổ Đức. Hiện nay Đức đang có chương trình "kéo níu" nhân tài (Chương trình Blue Card có giá trị từ 01/07/2012) vì sự sinh sản ở Đức sút giảm mạnh, cho nên nếu người ngoại quốc có bằng Bachelor hay Master và kiếm được việc làm trong vòng 18 tháng và có lương năm tối thiểu 34.944 € (2.912 Euro mỗi tháng chưa trừ thuế và bảo hiểm) thì sẽ có điều kiện ở lại Đức và chuyện còn lại chỉ là...giấy tờ (Tuy số tiền lương 35.000€ một năm thấy "ớn lạnh" nhưng thật sự mà nói thì nó cũng có thể vượt qua được . Một người mới ra trường từ đại học với văn bằng Bachelor có thể kiếm được từ 36.000€ ~ 40.000€ mỗi năm tùy theo ngành nghề)
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Re: Hệ thống giáo dục và du học tại Đức
Để chứng minh cho phần trên, hôm nay xin được nói về lương bổng của các SV sau khi tốt nghiệp. Tiền lương ở phần dưới là con số trung bình có thể nhận được chứ không bắt buộc vì tùy theo tiểu bang, tùy theo hảng lớn hay nhỏ mà số lương có chênh lệch, nhưng các ACE đừng lo vì ở Đức, tiền lương đều đã được công đoàn lao động (Gewerkschaft) và hội đoàn chủ hảng (Arbeitsgeberverband) tính toán với nhau trước và đều được ghi rõ trên văn bản đàng hoàn.
Gehalt - wer verdient was in Forschung und Entwicklung
Die aktuelle Gehaltsübersicht zeigt: Gehälter in Forschung und Entwicklung varrieren stark nach Branche, Region, Abschluss und Erfahrung
...... Je besser die Ausbildung, desto besser das Gehalt
Je nach Abschluss ergeben sich nach Informationen von PersonalMarkt bereits große Gehaltsunterschiede. Eine Promotion erhöht nicht nur die Chancen auf dem Bewerbermarkt, sondern garantiert auch deutlich bessere Gehaltsaussichten. Während ein Bachelor-Abschluss im Schnitt mit 47.000 Euro/Jahr vergütet wird, bringt ein Master-Abschluss 55.000 Euro/Jahr, das Uni-Diplom ebenfalls 55.000 Euro/Jahr und das FH-Diplom 57.000 Euro/Jahr.
Forscher und Entwickler mit Promotion machen einen zusätzlichen Gehaltssprung: Promovierte Akademiker können im Schnitt mit 61.000 Euro/Jahr rechnen, ein Viertel der Akademiker mit Doktorarbeit verdient sogar mehr als 74.000 Euro/Jahr.
Fachrichtung bestimmt Höhe des Gehalts
Die Fachrichtung ist entscheidend für das zu erwartende Gehalt. Besonders gut bezahlt werden Forscher in den Bereichen Chemie und Medizin mit durchschnittlich 64.000 Euro/Jahr bzw. 78.000 Euro/Jahr. In der Medizin ist die Verdienstspanne besonders groß: Die Gehälter können bis auf weit über 100.000 Euro klettern, ein Viertel der Forscher verdient allerdings weniger als 64.000 Euro/Jahr. Der Bedarf an neuen Wirkstoffen zur Bekämpfung von Krankheiten ist besonders hoch, gleichzeitig stellt die Weiterentwicklung des Portfolios in Chemie- und Pharmakonzernen eine entscheidende Voraussetzung für den wirtschaftlichen Erfolg dar.
Aber auch die Fachrichtungen Ingenieure (59.000 Euro/Jahr), Naturwissenschaften (58.000 Euro/Jahr), Life Science (56.000 Euro/Jahr), sowie Mathematik (55.000 Euro/Jahr) und Biologie (50.000 Euro/Jahr) versprechen hervorragende Gehälter.....
academics :: März 2012
http://www.academics.de/wissenschaft/gehalt_forschung_und_entwicklung_36373.html
Để cho ý nghĩa tương đối chính xác theo bài Đức ngữ nên bài dịch của tôi dưới đây đôi khi dùng chữ không "thoải mái" lắm, mong các ACE thông cảm.
... Học càng nhiều, lương càng cao
Tùy thuộc vào văn bằng tốt nghiệp mà người ta có thể đo lường được sự cách biệt về tiền lương, theo như thông tin từ thị trường nhân sự. Một người "chuẩn tiến sĩ" sẽ không chỉ tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của họ, mà còn bảo đảm mức lương khá tốt trên thị trường việc làm.
Trong khi bằng cử nhân (Bachelor) sẽ được trả trung bình 47.000 euros / năm, một bằng thạc sĩ (Master) mang lại 55.000 euros / năm, bằng tốt nghiệp đại học (Universität) 55.000 euros / năm và bằng tốt nghiệp FH (Fachhochschule) 57.000 euros / năm (Cái này tôi đã viết ở phần trên là những người học từ FH dễ kiếm việc làm hơn tốt nghiệp từ Uni- phụ chú của tôi)
Những người làm việc trong bộ phận nghiên cứu với cấp bậc "sắp thành" tiến sĩ (Ở Đức không có phó tiến sĩ. Một là tiến sĩ hai là không phải là tiến sĩ mà là còn đang trong thời gian làm luận án để thành tiến sĩ - phụ chú của tôi) sẽ nhận được một số lương nhảy vọt về phía trước: Lương 1 sinh viên tiến sĩ trung bình là 61.000 Euro / năm, 1/4 những người này làm trong các viện nghiên cứu với luận án tiến sĩ đang làm kiếm được thậm chí nhiều hơn 74.000 euros / năm.
Chuyên ngành quyết định mức lương
Ngành nghề học sẽ quyết định cho số lương mong đợi. Mức lương hậu hĩ nhất là dành cho những người nghiên cứu trong các lĩnh vực hóa và y học, với số lương trung bình 64.000 euros / năm hoặc có thể đến 78.000 euros / năm. Trong y học, khoảng cách về lương bổng là rất lớn: tiền lương có thể leo lên đến hơn 100.000 euro, tuy nhiên 1/4 các nhà nghiên cứu,kiếm được ít hơn 64.000€/ năm. Sự cần thiết các loại thuốc mới để chống lại các bệnh tật là nhu cầu cấp bách vì đó là chìa khóa thành công và cho sự phát triển của các công ty hóa chất và dược phẩm.
Nhưng các kỹ sư chuyên ngành (59.000 euros / năm), khoa học tự nhiên (58.000 euros / năm), khoa học đời sống (56.000 € / năm), và toán học (55.000 euros / năm) và Sinh học (50.000 € / năm) vẫn nhận được một số lương hứa hẹn đáng kể. ...
Gehalt - wer verdient was in Forschung und Entwicklung
Die aktuelle Gehaltsübersicht zeigt: Gehälter in Forschung und Entwicklung varrieren stark nach Branche, Region, Abschluss und Erfahrung
...... Je besser die Ausbildung, desto besser das Gehalt
Je nach Abschluss ergeben sich nach Informationen von PersonalMarkt bereits große Gehaltsunterschiede. Eine Promotion erhöht nicht nur die Chancen auf dem Bewerbermarkt, sondern garantiert auch deutlich bessere Gehaltsaussichten. Während ein Bachelor-Abschluss im Schnitt mit 47.000 Euro/Jahr vergütet wird, bringt ein Master-Abschluss 55.000 Euro/Jahr, das Uni-Diplom ebenfalls 55.000 Euro/Jahr und das FH-Diplom 57.000 Euro/Jahr.
Forscher und Entwickler mit Promotion machen einen zusätzlichen Gehaltssprung: Promovierte Akademiker können im Schnitt mit 61.000 Euro/Jahr rechnen, ein Viertel der Akademiker mit Doktorarbeit verdient sogar mehr als 74.000 Euro/Jahr.
Fachrichtung bestimmt Höhe des Gehalts
Die Fachrichtung ist entscheidend für das zu erwartende Gehalt. Besonders gut bezahlt werden Forscher in den Bereichen Chemie und Medizin mit durchschnittlich 64.000 Euro/Jahr bzw. 78.000 Euro/Jahr. In der Medizin ist die Verdienstspanne besonders groß: Die Gehälter können bis auf weit über 100.000 Euro klettern, ein Viertel der Forscher verdient allerdings weniger als 64.000 Euro/Jahr. Der Bedarf an neuen Wirkstoffen zur Bekämpfung von Krankheiten ist besonders hoch, gleichzeitig stellt die Weiterentwicklung des Portfolios in Chemie- und Pharmakonzernen eine entscheidende Voraussetzung für den wirtschaftlichen Erfolg dar.
Aber auch die Fachrichtungen Ingenieure (59.000 Euro/Jahr), Naturwissenschaften (58.000 Euro/Jahr), Life Science (56.000 Euro/Jahr), sowie Mathematik (55.000 Euro/Jahr) und Biologie (50.000 Euro/Jahr) versprechen hervorragende Gehälter.....
academics :: März 2012
http://www.academics.de/wissenschaft/gehalt_forschung_und_entwicklung_36373.html
Để cho ý nghĩa tương đối chính xác theo bài Đức ngữ nên bài dịch của tôi dưới đây đôi khi dùng chữ không "thoải mái" lắm, mong các ACE thông cảm.
... Học càng nhiều, lương càng cao
Tùy thuộc vào văn bằng tốt nghiệp mà người ta có thể đo lường được sự cách biệt về tiền lương, theo như thông tin từ thị trường nhân sự. Một người "chuẩn tiến sĩ" sẽ không chỉ tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của họ, mà còn bảo đảm mức lương khá tốt trên thị trường việc làm.
Trong khi bằng cử nhân (Bachelor) sẽ được trả trung bình 47.000 euros / năm, một bằng thạc sĩ (Master) mang lại 55.000 euros / năm, bằng tốt nghiệp đại học (Universität) 55.000 euros / năm và bằng tốt nghiệp FH (Fachhochschule) 57.000 euros / năm (Cái này tôi đã viết ở phần trên là những người học từ FH dễ kiếm việc làm hơn tốt nghiệp từ Uni- phụ chú của tôi)
Những người làm việc trong bộ phận nghiên cứu với cấp bậc "sắp thành" tiến sĩ (Ở Đức không có phó tiến sĩ. Một là tiến sĩ hai là không phải là tiến sĩ mà là còn đang trong thời gian làm luận án để thành tiến sĩ - phụ chú của tôi) sẽ nhận được một số lương nhảy vọt về phía trước: Lương 1 sinh viên tiến sĩ trung bình là 61.000 Euro / năm, 1/4 những người này làm trong các viện nghiên cứu với luận án tiến sĩ đang làm kiếm được thậm chí nhiều hơn 74.000 euros / năm.
Chuyên ngành quyết định mức lương
Ngành nghề học sẽ quyết định cho số lương mong đợi. Mức lương hậu hĩ nhất là dành cho những người nghiên cứu trong các lĩnh vực hóa và y học, với số lương trung bình 64.000 euros / năm hoặc có thể đến 78.000 euros / năm. Trong y học, khoảng cách về lương bổng là rất lớn: tiền lương có thể leo lên đến hơn 100.000 euro, tuy nhiên 1/4 các nhà nghiên cứu,kiếm được ít hơn 64.000€/ năm. Sự cần thiết các loại thuốc mới để chống lại các bệnh tật là nhu cầu cấp bách vì đó là chìa khóa thành công và cho sự phát triển của các công ty hóa chất và dược phẩm.
Nhưng các kỹ sư chuyên ngành (59.000 euros / năm), khoa học tự nhiên (58.000 euros / năm), khoa học đời sống (56.000 € / năm), và toán học (55.000 euros / năm) và Sinh học (50.000 € / năm) vẫn nhận được một số lương hứa hẹn đáng kể. ...
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Re: Hệ thống giáo dục và du học tại Đức
Post bài vừa xong, vào net thấy bài viết có liên quan đến bài đã gửi nên post thêm cho ACE đọc.
Điều gì hấp dẫn ở du học Châu Âu?
Ngày càng có nhiều du học sinh Việt Nam sang Châu Âu, du học theo diện học bổng hoặc tự túc, ở rất nhiều bậc học khác nhau từ PTTH cho đến sau tiến sỹ.
Vì vậy, gần đây Page Hội du học sinh Việt Nam trên facebook (https://www.facebook.com/#!/pages/H%E1%BB%99i-du-h%E1%BB%8Dc-sinh-Vi%E1%BB%87t-Nam/314662871911933) có chủ đề bàn luận về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội du học… ở châu Âu để các bạn đang có ý định hoặc chuẩn bị đi du học có được sự lựa chọn đúng đắn. Qua sự quan tâm và những ý kiến đóng góp của các thành viên của Page, cho thấy du học Châu Âu ngày càng hấp dẫn các bạn trẻ Việt Nam vì các lí do:
1. Về cơ hội du học: Châu Âu vẫn là “cỗ máy giáo dục” lớn nhất thế giới, và cũng rất chất lượng, với các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, nơi mà người học được giáo dục, đào tạo một cách toàn diện và bài bản, được tạo điều kiện, được trang bị đầy đủ để thỏa sức sáng tạo và thể hiện khả năng của mình. Bằng cấp của các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) được cả khối và thế giới công nhận.
Nhiều nước Châu Âu có chính sách miễn giảm học phí cho các bậc học như Đức, Phần Lan, Ba Lan… tùy theo nước mà việc miễn hoặc giảm học phí đối với những chuyên ngành nhất định, hoặc điều kiện nhất định. Theo bạn Nguyễn Minh Đức, đang học năm cuối Thạc sỹ về công nghệ Sinh học ở Đức, thì với bậc học ĐH sinh viên ở nước này sẽ được miễn học phí cho dù học bằng tiếng Anh hay Đức.
Theo thành viên Venuer của Page, thì Tây Ban Nha và Phần Lan cũng được giảm 90% học phí. Thông tin từ các Admin Ba Lan của Page, nếu bạn học Đại học ở Ba Lan và bằng tiếng Ba Lan thì hoàn toàn miễn học phí..
Có nhiều chương trình học bổng lớn và hấp dẫn, bản thân EU có những chương trình học bổng rất lớn cho sinh viên toàn thế giới điển hình là Erasmus (http://ec.europa.eu/education/external-relation-programmes/mundus_en.htm), và ngay các nước thành viên EU, các trường, các viện cũng có những chương trình học bổng lớn như Đức có DAAD (http://www.daadvn.org/vi/), Hà Lan có Netherlands Fellowship Programmes-NFP (http://www.studyinholland.nl/scholarships/scholarships-administered-by-nuffic/netherlands-fellowship-programmes#.UFm2IY0aNWU), Pháp có học bổng Eiffel (http://www.egide.asso.fr/jahia/Jahia/appels/eiffel)...
2. Về sinh hoạt phí: Ở một số nước châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan… khá rẻ, thậm chí những nước được coi là đắt như Đức, Pháp… nhiều bạn đang học tập ở đó có tổng tiền chi tiêu hàng tháng còn rẻ hơn chi phí (cả sinh hoạt phí và học phí) của các bạn đang học các trường quốc tế ở Việt Nam. Nếu bạn chi tiêu hợp lý, thì việc học tập ở một số nước EU khá kinh tế, không đắt đỏ và chắc chắn rẻ hơn các nước Mỹ, Hàn, Nhật…
3. Về cuộc sống và văn hóa: việc hòa nhập của du học sinh với cuộc sống ở EU khá nhanh, có thể là do quan điểm “cởi mở và thân thiện” của người châu Âu. Châu Âu là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa, các châu lục… do vậy con người ở đây cũng được “quốc tế hóa”, nên họ có vẻ dễ gần và cởi mở. Mọi người, nhất là lớp trẻ ở đây hầu hết dùng được tiếng Anh. Nhưng chắc chắn một điều, nếu bạn biết thêm tiếng bản địa ngoài tiếng Anh thì bạn sẽ hòa nhập tốt hơn và khám phá được nhiều điều thú hơn trong văn hóa của họ.
4. Về học tập nghiên cứu: Đây là điều rất khác biệt giữa Châu Âu và những nơi khác. Ở Châu Âu, với bậc học ĐH sinh viên mỗi năm được nghỉ 2 kỳ, cái này tương đối giống với Hàn và Nhật... Sinh viên cũng học khá nặng, nhưng được thực hành, thực tập nhiều.
Với nghiên cứu sinh, có sự khác biệt khá nhiều, nghiên cứu sinh tiến sỹ được thoải mái sáng tạo, đề xuất ý tưởng, nghiên cứu, được chủ động mọi thứ liên quan đến công việc của mình. Họ thảo luận nhiều với giáo sư hướng dẫn, nghiên cứu sinh là người đưa ra ý tưởng và thực hiện, giáo sư là người gợi ý, hướng mình đi đúng. Và nghiên cứu sinh ở đây có thể nói là rất thoải mái về thời gian, những ai đã từng học ở Hàn và Nhật chắc sẽ hiểu điều này.
Ở đây họ làm việc theo hiệu quả công việc, và chỉ làm tối đa 8 tiếng một ngày (phần lớn thì ít hơn). Cuối tuần nghỉ, một năm có khoảng 8 tuần nghỉ (tùy theo nước)… điều quan trọng nhất, là trong thời gian làm việc phải làm việc hết mình, thật hiệu quả.
5. Làm thêm: Với bậc học đại học, hoặc thạc sỹ, thường du học sinh sẽ đi làm thêm để trang trải cuộc sống, mặc dù đang khủng khoảng kinh tế, nhưng phần lớn các bạn đều cố gắng và tìm được những việc làm phù hợp. Có bạn làm bồi bàn, bạn làm dọn dẹp, bạn đi bán hàng….
Nếu bạn biết tiếng bản địa, thì có thể đi gia sư như bạn Bạch Văn Năm, đang học Thạc sỹ ở Ba Lan. Với bậc học Tiến sỹ, phần lớn nghiên cứu sinh có học bổng, hoặc được tài trợ trực tiếp từ dự án nghiên cứu, trừ học bổng nhà nước Việt Nam (322, học bổng hiệp định), thì các học bổng, hoặc tiền từ dự án mà nghiên cứu sinh nhận được thường khá so với thu nhận của nước sở tại, nên họ có cuộc sống tương đối tốt. Mặt khác họ phải tập trung nghiên cứu, nên đối tượng này ít đi làm thêm.
Du học ở đâu cũng có khó khăn, ở Châu Âu cũng vậy. Trước tiên là thay đổi điều kiện, môi trường sống. Khí hậu ở đây rất lạnh nhất là vào mùa đông, ở nhiều nước EU, nhiêt độ mùa đông thường dưới 0 độ, cá biệt những nơi âm 20 độ. Sự khác biệt về văn hóa, cũng là những khó khăn bước đầu mà du học sinh ở Châu Âu gặp phải. Nhớ đồ ăn Việt chắc là vấn đề của mọi du học sinh, nhất là học ở các nước rất xa quê hương như ở Châu Âu…
Chu Đình Tới
(NCS ở Châu Âu)
Điều gì hấp dẫn ở du học Châu Âu?
Ngày càng có nhiều du học sinh Việt Nam sang Châu Âu, du học theo diện học bổng hoặc tự túc, ở rất nhiều bậc học khác nhau từ PTTH cho đến sau tiến sỹ.
Vì vậy, gần đây Page Hội du học sinh Việt Nam trên facebook (https://www.facebook.com/#!/pages/H%E1%BB%99i-du-h%E1%BB%8Dc-sinh-Vi%E1%BB%87t-Nam/314662871911933) có chủ đề bàn luận về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội du học… ở châu Âu để các bạn đang có ý định hoặc chuẩn bị đi du học có được sự lựa chọn đúng đắn. Qua sự quan tâm và những ý kiến đóng góp của các thành viên của Page, cho thấy du học Châu Âu ngày càng hấp dẫn các bạn trẻ Việt Nam vì các lí do:
1. Về cơ hội du học: Châu Âu vẫn là “cỗ máy giáo dục” lớn nhất thế giới, và cũng rất chất lượng, với các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, nơi mà người học được giáo dục, đào tạo một cách toàn diện và bài bản, được tạo điều kiện, được trang bị đầy đủ để thỏa sức sáng tạo và thể hiện khả năng của mình. Bằng cấp của các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) được cả khối và thế giới công nhận.
Nhiều nước Châu Âu có chính sách miễn giảm học phí cho các bậc học như Đức, Phần Lan, Ba Lan… tùy theo nước mà việc miễn hoặc giảm học phí đối với những chuyên ngành nhất định, hoặc điều kiện nhất định. Theo bạn Nguyễn Minh Đức, đang học năm cuối Thạc sỹ về công nghệ Sinh học ở Đức, thì với bậc học ĐH sinh viên ở nước này sẽ được miễn học phí cho dù học bằng tiếng Anh hay Đức.
Theo thành viên Venuer của Page, thì Tây Ban Nha và Phần Lan cũng được giảm 90% học phí. Thông tin từ các Admin Ba Lan của Page, nếu bạn học Đại học ở Ba Lan và bằng tiếng Ba Lan thì hoàn toàn miễn học phí..
Có nhiều chương trình học bổng lớn và hấp dẫn, bản thân EU có những chương trình học bổng rất lớn cho sinh viên toàn thế giới điển hình là Erasmus (http://ec.europa.eu/education/external-relation-programmes/mundus_en.htm), và ngay các nước thành viên EU, các trường, các viện cũng có những chương trình học bổng lớn như Đức có DAAD (http://www.daadvn.org/vi/), Hà Lan có Netherlands Fellowship Programmes-NFP (http://www.studyinholland.nl/scholarships/scholarships-administered-by-nuffic/netherlands-fellowship-programmes#.UFm2IY0aNWU), Pháp có học bổng Eiffel (http://www.egide.asso.fr/jahia/Jahia/appels/eiffel)...
2. Về sinh hoạt phí: Ở một số nước châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan… khá rẻ, thậm chí những nước được coi là đắt như Đức, Pháp… nhiều bạn đang học tập ở đó có tổng tiền chi tiêu hàng tháng còn rẻ hơn chi phí (cả sinh hoạt phí và học phí) của các bạn đang học các trường quốc tế ở Việt Nam. Nếu bạn chi tiêu hợp lý, thì việc học tập ở một số nước EU khá kinh tế, không đắt đỏ và chắc chắn rẻ hơn các nước Mỹ, Hàn, Nhật…
3. Về cuộc sống và văn hóa: việc hòa nhập của du học sinh với cuộc sống ở EU khá nhanh, có thể là do quan điểm “cởi mở và thân thiện” của người châu Âu. Châu Âu là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa, các châu lục… do vậy con người ở đây cũng được “quốc tế hóa”, nên họ có vẻ dễ gần và cởi mở. Mọi người, nhất là lớp trẻ ở đây hầu hết dùng được tiếng Anh. Nhưng chắc chắn một điều, nếu bạn biết thêm tiếng bản địa ngoài tiếng Anh thì bạn sẽ hòa nhập tốt hơn và khám phá được nhiều điều thú hơn trong văn hóa của họ.
4. Về học tập nghiên cứu: Đây là điều rất khác biệt giữa Châu Âu và những nơi khác. Ở Châu Âu, với bậc học ĐH sinh viên mỗi năm được nghỉ 2 kỳ, cái này tương đối giống với Hàn và Nhật... Sinh viên cũng học khá nặng, nhưng được thực hành, thực tập nhiều.
Với nghiên cứu sinh, có sự khác biệt khá nhiều, nghiên cứu sinh tiến sỹ được thoải mái sáng tạo, đề xuất ý tưởng, nghiên cứu, được chủ động mọi thứ liên quan đến công việc của mình. Họ thảo luận nhiều với giáo sư hướng dẫn, nghiên cứu sinh là người đưa ra ý tưởng và thực hiện, giáo sư là người gợi ý, hướng mình đi đúng. Và nghiên cứu sinh ở đây có thể nói là rất thoải mái về thời gian, những ai đã từng học ở Hàn và Nhật chắc sẽ hiểu điều này.
Ở đây họ làm việc theo hiệu quả công việc, và chỉ làm tối đa 8 tiếng một ngày (phần lớn thì ít hơn). Cuối tuần nghỉ, một năm có khoảng 8 tuần nghỉ (tùy theo nước)… điều quan trọng nhất, là trong thời gian làm việc phải làm việc hết mình, thật hiệu quả.
5. Làm thêm: Với bậc học đại học, hoặc thạc sỹ, thường du học sinh sẽ đi làm thêm để trang trải cuộc sống, mặc dù đang khủng khoảng kinh tế, nhưng phần lớn các bạn đều cố gắng và tìm được những việc làm phù hợp. Có bạn làm bồi bàn, bạn làm dọn dẹp, bạn đi bán hàng….
Nếu bạn biết tiếng bản địa, thì có thể đi gia sư như bạn Bạch Văn Năm, đang học Thạc sỹ ở Ba Lan. Với bậc học Tiến sỹ, phần lớn nghiên cứu sinh có học bổng, hoặc được tài trợ trực tiếp từ dự án nghiên cứu, trừ học bổng nhà nước Việt Nam (322, học bổng hiệp định), thì các học bổng, hoặc tiền từ dự án mà nghiên cứu sinh nhận được thường khá so với thu nhận của nước sở tại, nên họ có cuộc sống tương đối tốt. Mặt khác họ phải tập trung nghiên cứu, nên đối tượng này ít đi làm thêm.
Du học ở đâu cũng có khó khăn, ở Châu Âu cũng vậy. Trước tiên là thay đổi điều kiện, môi trường sống. Khí hậu ở đây rất lạnh nhất là vào mùa đông, ở nhiều nước EU, nhiêt độ mùa đông thường dưới 0 độ, cá biệt những nơi âm 20 độ. Sự khác biệt về văn hóa, cũng là những khó khăn bước đầu mà du học sinh ở Châu Âu gặp phải. Nhớ đồ ăn Việt chắc là vấn đề của mọi du học sinh, nhất là học ở các nước rất xa quê hương như ở Châu Âu…
Chu Đình Tới
(NCS ở Châu Âu)
Quang74CKO- Tổng số bài gửi : 673
Age : 65
Reputation : 0
Registration date : 14/05/2012
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết