DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cơ chế gây hôn mê gan

Go down

Cơ chế gây hôn mê gan Empty Cơ chế gây hôn mê gan

Bài gửi by manhdung1111 25/11/2017, 22:35

Hôn mê gan là tình trạng mất ý thức do sự thay đổi chuyển hóa trong suy gan.[URL="http://phongchongbenhgan.com/category/loi-song/che-do-dinh-duong/"] Cách phòng chống bệnh gan.[/URL] Khi gan không hoạt động bình thường, một số sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất tích lũy trong máu và có gây độc đối với não. Dưới đây là cơ chế gây ra hôn mê gan:

1. Tăng ammoniac (NH3) trong máu

Rối loạn chuyển hóa amoniac gây ra ngộ độc amoniac là bệnh sinh chính của hội chứng não - gan, đặc biệt là khi có shunt nối thông cửa – chủ. Shunt nối thông cửa – chủ là nguyên nhân quan trọng của bệnh não liên quan đến ngộ độc amoniac, còn được gọi là bệnh não do nitrogen (nitrogen encephalopathy).

Cơ chế gây hôn mê gan %C3%A2-300x150
Hôn mê gan

NH3 được sản xuất ra (khoảng 7-8g/24 giờ) từ NH3 nội sinh (do chuyển hóa từ quá trình khử các amin của acid amin) và NH3 ngoại sinh (do vi khuẩn đường ruột gây ra).[URL="http://phongchongbenhgan.com/category/cac-benh-ve-gan/"] Bệnh gan có lây không?[/URL]

Bình thường NH3 trong máu rất thấp (khoảng 0,02-0,18mg/100 ml) do gan là cơ quan duy nhất chuyển nó thành ure không độc. Sự chuyển hóa của NH3 theo phương trình sau:

NH3 + NH3 + CO2 (NH2)2CO + H2O


Chu trình chuyển NH3 thành ure

Vì thế, khi hôn mê gan nồng độ NH3 tăng cao trong máu có thể lên tới 0,54mg/100ml. Đặc biệt nó tăng cao ở những bệnh nhân bệnh đường tiêu hóa vì các vi khuẩn trong ống tiêu hóa làm tăng NH3 ngoại sinh. NH3 qua gan nhưng do gan suy nên nó không bị hủy, hậu quả là NH3 tăng cao trong máu.

Giả thuyết này giúp giải thích mùi khai ở hơi thở của bệnh nhân, tuy nhiên có trường hợp có rối loạn thần kinh mà không có tăng NH3 trong máu. Cũng như không thấy có sự song hành giữa nồng độ NH3 trong máu với mức độ rối loạn tâm thần.

2. Tăng các chất dẫn truyền thần kinh giả


Trong tổ chức não, sự dẫn truyền các xung động thần kinh là nhờ những chất sinh học tác dụng tại các sinap, được gọi chung là các chất dẫn truyền thần kinh.

- Các dây thần kinh dẫn truyền bằng acetylcholine như thần kinh phó giao cảm, thần kinh vận động cơ vân.

- Các dây thần kinh dẫn truyền bằng serotonin như tại các nhân ở vùng hệ thống võng của nhân não.

- Các dây thần kinh dẫn truyền bằng catecholamine. Trong nhóm này người ta phân biệt:

Dopamine: hệ thống vận động ngoài tháp tại não giữa và hạ khâu não.
Noradrenalin: đường dẫn truyền tiểu não đối với các chức năng thực vật
Adrenalin: tại các dây thần kinh giao cảm ngoại vi.
Sự chuyển hóa các chất dẫn truyền thần kinh thuộc hệ thống catecholamine đi từ tyrosin thành dopa rồi thành dopamine sang adrenalin rồi thành noradrenalin.

Thuyết này cho rằng, do có sự thay đổi thành phần chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương nên ức chế sự dẫn truyền kích thích qua synap thần kinh. Trong hôn mê gan nhận thấy có giảm dopamine và noradrenalin trong tổ chức não và tăng tích trữ các dẫn xuất bất thường như octopamin, phenylethanolamine được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh giả, thay thế cho các chất dẫn truyền thần kinh thật.[URL="http://phongchongbenhgan.com/category/loi-song/che-do-dinh-duong/"] Khám gan ở bệnh viện nào tốt nhất?[/URL]

Bình thường, phenylalanine bị gan đào thải nhưng trong suy gan nó không bị đào thải mà lại cạnh tranh với tyrosin. Đồng thời, tích lại ở các tổ chức thần kinh, rồi bị β hydroxy hóa bởi một men không đặc hiệu tạo ra những chất dẫn truyền thần kinh gi-ả. Nếu sự tích lũy này ở não bộ thì nó gây nên hội chứng thần kinh mất ý thức, run tay (do dopamine bị thay thế bởi octopamin). Nếu sự tích lũy ở ngoại vi thì adrenalin bị thay thế và gây giảm trương lực tiểu động mạch, mở các mạch tắc ngoại vi bớt máu cho nội tạng, tạo nên hội chứng thiểu năng thận trong xơ gan.

3. Sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh kích thích-ức chế

GABA (gamma aminobutyric acid) có tác dụng ức chế não. Khi GABA tạo ra quá nhiều do vi trùng ở đường ruột và khi gan bị tổn thương hay có thông nối cửa chủ, nó thoát khỏi sự bất hoạt của gan vượt qua hàng rào máu não gây ức chế tình trạng ý thức ở sau synapse. Đồng thời, còn có sự gia tăng kết hợp giữa GABA với GABA receptors nên làm tăng hiệu lực của GABA.

Tuy nhiên, nồng độ GABA cũng không song hành với mức độ hôn mê và sự +tăng tính thấm của hàng rào máu não với GABA chưa được chứng minh.

Một số điều kiện thuận lợi tham gia vào cơ chế hôn mê gan như giảm glucose máu (do gan mất chức năng điều hòa glucose máu), phù tổ chức não (do rối loạn chuyển hóa muối nước), các sản phẩm độc từ ống tiêu hóa không được gan cố định và thải trừ, tình trạng suy sụp cơ thể.

manhdung1111

Tổng số bài gửi : 66
Age : 26
Reputation : 0
Registration date : 25/10/2017

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết