CÁCH XỬ LÝ VÀ PHÒNG TRÁNH MẤT NƯỚC CHO TRẺ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
CÁCH XỬ LÝ VÀ PHÒNG TRÁNH MẤT NƯỚC CHO TRẺ
CÁCH XỬ LÝ VÀ PHÒNG TRÁNH MẤT NƯỚC CHO TRẺ
Mất nước là tình trạng không đủ lượng nước để cung cấp cho cơ thể bé. Các bé có xu hướng dễ bị mất nước hơn người lớn vì bé thường hay xảy ra các trường hợp như nôn trớ, tiêu chảy, sốt,... Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết mất nước, cách xử lý cũng như phòng tránh mất nước cho trẻ?
Mất nước và dấu hiệu mất nước ở trẻ
Mất nước sẽ khiến cơ thể thiếu đi lượng nước cần thiết cung cấp cho hoạt động hàng ngày. Nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể và để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thậm chí có thể gây tử vong.
Mất nước ở trẻ là tình trạng nguy hiểm (Nguồn: Internet)
Dấu hiệu mất nước ở trẻ:
Trẻ không có dấu hiệu đi vệ sinh trong vòng từ 6 – 8 tiếng.
Khi đi vệ sinh, nước tiểu của bé có mùi nồng và màu đậm hơn so với thường ngày.
Trẻ có biểu hiện mệt mổi, thiếu năng lượng.
Môi khô, bong tróc.
Bé khóc mà không có nước mắt.
Đây là những dấu hiệu cơ bản khi bé bị mất nước. Khi trẻ có một trong những dấu hiệu trên, chứng tỏ rằng cơ thể trẻ đang bị thiếu nước trầm trọng. Các bậc phụ huynh cần phải theo dõi và kịp thời bổ sung nước cho trẻ.
Cách xử lý khi trẻ bị mất nước
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Mẹ thường xuyên cho bé bú sữa hoặc tăng số lượng sữa công thức. Tuy nhiên, khi tăng số lần bé bú sữa, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ đầu ngành. Mẹ có thể đặt câu hỏi trên ứng dụng GlobeDr, các bác sĩ khoa nhi sẽ đưa những lời khuyên phù hợp đối với tình trạng và sức khỏe của bé.
Cho trẻ bú sữa mẹ liên tục trong 6 tháng để tránh tình trạng mất nước (Nguồn: Internet)
Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi: Các bác sĩ sẽ chỉ định thêm những loại dung dịch khác như nước lọc, muối hoặc chất điện giải khác ngoài sữa mẹ hay sữa công thức mà bé bị thiếu hụt. Tùy theo thể trạng của mỗi bé mà các bác sĩ sẽ tiêm và cho bé uống với số lượng phù hợp.
Cách phòng tránh mất nước cho trẻ
Để phòng tránh bé bị mất nước, ba mẹ cần biết một số cách phòng tránh sau đây:
Cho trẻ uống nhiều nước vào những ngày nắng nóng hoặc khi trẻ bị sốt, nôn nửa hoặc tiêu chảy.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn trong vòng 6 tháng với liều lượng phù hợp.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi khi có dấu hiệu bị mất nước, mẹ không được tùy tiện cho bé uống nhiều nước mà cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì khi trẻ uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ gây hại cho bé. Lưu ý là không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé uống nước trái cây. Trẻ từ 1 – 6 tuổi được uống nước trái cây với dung lượng 180 – 240ml mỗi ngày.
Đặc biệt lưu ý, mẹ tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt và nước có gas vì rất dễ gây hại cho răng và dạ dày của bé.
Hy vọng với những thông tin bài viết trên sẽ đem đến cho mẹ những kiến thức cần thiết trong cuộc sống cho các bậc phụ huynh. Có thắc mắc hãy đặt ngay câu hỏi trên ứng dụng GlobeDr nhé.
Link tải app cho Iphone
Links tải app cho các điện thoại khác
Mất nước là tình trạng không đủ lượng nước để cung cấp cho cơ thể bé. Các bé có xu hướng dễ bị mất nước hơn người lớn vì bé thường hay xảy ra các trường hợp như nôn trớ, tiêu chảy, sốt,... Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết mất nước, cách xử lý cũng như phòng tránh mất nước cho trẻ?
Mất nước và dấu hiệu mất nước ở trẻ
Mất nước sẽ khiến cơ thể thiếu đi lượng nước cần thiết cung cấp cho hoạt động hàng ngày. Nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể và để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thậm chí có thể gây tử vong.
Mất nước ở trẻ là tình trạng nguy hiểm (Nguồn: Internet)
Dấu hiệu mất nước ở trẻ:
Trẻ không có dấu hiệu đi vệ sinh trong vòng từ 6 – 8 tiếng.
Khi đi vệ sinh, nước tiểu của bé có mùi nồng và màu đậm hơn so với thường ngày.
Trẻ có biểu hiện mệt mổi, thiếu năng lượng.
Môi khô, bong tróc.
Bé khóc mà không có nước mắt.
Đây là những dấu hiệu cơ bản khi bé bị mất nước. Khi trẻ có một trong những dấu hiệu trên, chứng tỏ rằng cơ thể trẻ đang bị thiếu nước trầm trọng. Các bậc phụ huynh cần phải theo dõi và kịp thời bổ sung nước cho trẻ.
Cách xử lý khi trẻ bị mất nước
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Mẹ thường xuyên cho bé bú sữa hoặc tăng số lượng sữa công thức. Tuy nhiên, khi tăng số lần bé bú sữa, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ đầu ngành. Mẹ có thể đặt câu hỏi trên ứng dụng GlobeDr, các bác sĩ khoa nhi sẽ đưa những lời khuyên phù hợp đối với tình trạng và sức khỏe của bé.
Cho trẻ bú sữa mẹ liên tục trong 6 tháng để tránh tình trạng mất nước (Nguồn: Internet)
Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi: Các bác sĩ sẽ chỉ định thêm những loại dung dịch khác như nước lọc, muối hoặc chất điện giải khác ngoài sữa mẹ hay sữa công thức mà bé bị thiếu hụt. Tùy theo thể trạng của mỗi bé mà các bác sĩ sẽ tiêm và cho bé uống với số lượng phù hợp.
Cách phòng tránh mất nước cho trẻ
Để phòng tránh bé bị mất nước, ba mẹ cần biết một số cách phòng tránh sau đây:
Cho trẻ uống nhiều nước vào những ngày nắng nóng hoặc khi trẻ bị sốt, nôn nửa hoặc tiêu chảy.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn trong vòng 6 tháng với liều lượng phù hợp.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi khi có dấu hiệu bị mất nước, mẹ không được tùy tiện cho bé uống nhiều nước mà cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì khi trẻ uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ gây hại cho bé. Lưu ý là không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé uống nước trái cây. Trẻ từ 1 – 6 tuổi được uống nước trái cây với dung lượng 180 – 240ml mỗi ngày.
Đặc biệt lưu ý, mẹ tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt và nước có gas vì rất dễ gây hại cho răng và dạ dày của bé.
Hy vọng với những thông tin bài viết trên sẽ đem đến cho mẹ những kiến thức cần thiết trong cuộc sống cho các bậc phụ huynh. Có thắc mắc hãy đặt ngay câu hỏi trên ứng dụng GlobeDr nhé.
Link tải app cho Iphone
Links tải app cho các điện thoại khác
Bacsitoancau- Tổng số bài gửi : 84
Age : 33
Reputation : 0
Registration date : 18/01/2018
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết