DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đánh giá và phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi

Go down

Đánh giá và phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi Empty Đánh giá và phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi

Bài gửi by Bacsitoancau 18/4/2018, 09:32

ĐÁNH GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

“Tuổi thọ cao thường đi đôi với nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Tuổi càng cao cơ thể lão hóa bệnh tật dễ phát sinh, dễ chuyển nặng hoặc gặp phải những tai nạn trong sinh hoạt. Do đó, việc phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi rất quan trọng” – BS Lê Thị Phương Nga (Nguyên Trưởng khoa Lão – BV Nguyễn Trãi) cho biết.
Đánh giá và phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi 9470
Phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi vô cùng quan trọng

Phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi

Té ngã là vấn đề quan trọng đối với người cao tuổi vì đôi khi gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đòi hỏi phải có sự đánh giá nguy cơ gây té ngã cho người cao tuổi, cũng như việc phòng ngừa cần có sự kết hợp giữa các đơn vị y tế và gia đình.

Ở Việt Nam, ước tính số người trên 65 tuổi là khoảng 6,7% (khoảng 5,5 triệu người) và theo Tổ chức Y tế Thế giới thì có đến 28 – 35% người trên 64 tuổi bị té ngã hàng năm, ước tính khoảng 1,5 – 1,9 triệu người. Trường hợp té ngã gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới và theo thống kê, trong số đó có 1/4 – 1/5 người bị té trở lại, ảnh hưởng tới khả năng hoạt động thường ngày.

Hậu quả thường gặp nhất của té là gây chấn thương, đôi lúc chấn thương nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh lý mạn tính sẵn có của bệnh nhân.

Những yếu tố dễ dẫn đến té ngã ở người cao tuổi:

*Các yếu tố nội sinh: có tiền sử té ngã, sức khỏe giảm sút, cơ quan vận động suy giảm chức năng (thoái hóa khớp, viêm đa khớp, cơ teo yếu, rối loạn dáng đi, di chứng tai biến mach máu não…). Các bất thường về huyết áp (hạ huyết áp tư thế), bệnh lý tim mạch. Giảm đáp ứng với các tình huống xảy ra trong sinh hoạt, rối loạn thăng bằng sa sút trí tuệ, giảm thị lực.Ngoài ra do sử dụng một số thuốc gây nguy cơ té ngã (thuốc an thần, thuốc dãn mạch…)

*Yếu tố môi trường dễ gây té ngã: thiếu ánh sáng, đồ vật gây vướng trở ngại, thảm lót trơn trượt, sàn nhà trơn láng , thiếu trang bị thanh vịn trong nhà vệ sinh, dọc theo lối đi.

Phòng tránh tai nạn té ngã ở người cao tuổi

Phòng tránh té ngã ở người cao tuổi phải phối hợp nhiều biện pháp với nhau.

Đối với người cao tuổi và gia đình

Phải thay đổi môi trường sống sao cho phù hợp với sức khỏe người già như cửa thông thoáng, nền nhà và thảm lau chân chống trơn trượt, nhà vệ sinh nên gần phòng ngủ và đủ ánh sáng.
Giữa các bậc tam cấp hoặc giữa hai phòng (có lệch bậc), nên dùng màu đánh dấu để người lớn tuổi bước không bị hụt chân.
Cẩn thận với trẻ em nô đùa.
Không thả những con vật trong nhà như chó, mèo.
Người cao tuổi không nên mặc quần quá dài (dễ vấp khi đi đứng). Cần dùng giày, dép chống trơn trượt và nên có dụng cụ trợ giúp để đi lại.
Tăng cường tập luyện và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Cần khám sức khỏe theo định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của người cao tuổi. Khi bị té ngã dù chấn thương nhẹ nên gặp bác sĩ để được tầm soát đánh giá nguy cơ té ngã.
Đối với bác sĩ, nhân viên y tế

Các bác sĩ tiến hành thăm khám, đánh giá và xác định điều kiện về sức khỏe, bệnh lý dẫn đến nguy cơ té ngã. Những điều bác sĩ cần đánh giá đối với bệnh nhân cao tuổi đi lại khó khăn hoặc bệnh nhân lớn tuổi có té ngã như:

Đánh giá bênh lý thông qua những yếu tố: yếu cơ, run, chóng mặt, thiếu máu, mất nước, viêm phổi, loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não.
Đánh giá huyết áp: vấn đề tụt huyết áp tư thế do bệnh lý, do thuốc.
Rà soát lại danh sách thuốc bệnh nhân dùng ( thuốc an thần kinh, thuốc hạ áp, thuốc hạ đường huyết…).
Đánh giá dáng đi và thăng bằng: đánh giá cách bước đi để xác định các bệnh lý gây trở ngại khi đi lại (bệnh lý xương khớp, thần kinh…)
Đo nồng độ vitamin D.
Khám và đánh giá thị lực.
Đó là những biện pháp kết hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân. Hiểu rõ và phòng tránh các nguy cơ gây té ngã ở người cao tuổi quan trọng hơn là việc điều trị té ngã. Mong rằng với những chia sẻ thiết thực trên từ Bác sĩ Lê Thị Phương Nga, gia đình sẽ có sự quan tâm đúng mực cho các cụ tại nhà!

Bác sĩ Lê Thị Phương Nga - Nguyên trưởng khoa Lão - Bệnh viện Nguyễn Trãi


Bacsitoancau

Tổng số bài gửi : 84
Age : 33
Reputation : 0
Registration date : 18/01/2018

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết