SỐT SIÊU VI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
SỐT SIÊU VI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH
SỐT SIÊU VI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH
Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, nhất là trong thời tiết nóng ẩm hay nóng lạnh. Sốt siêu vi thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Trẻ bị sốt siêu vi thường khỏi bệnh sau 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm, có thể dẫn tới biến chứng sang viêm phế quản phổi. Sốt siêu vi rất sễ bùng phát thành dịch với nhiều diễn biến phức tạp và nguy hiểm, hãy cùng Globedr tham khảo qua bài viết sau đây nhé.
1. Sốt siêu vì là gì?
Theo Bacsitoancau sốt siêu vi là khái niệm dùng để chỉ chung những trường hợp sốt ở trẻ, do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.
Trong giai đoạn ủ bệnh, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện tương đối giống nhau. Trẻ có thể có những biểu hiện không đặc thù như mệt mỏi, đau nhức mình mẩy và sau đó sốt. Biểu hiện sốt trong sốt siêu vi có thể nhẹ hoặc rất cao, liên tục hay ngắt quãng.
Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm đỏ hầu họng, chảy mũi nước, nghẹt mũi, nhức đầu, đỏ mắt, ho, đau khớp, đau cơ và nổi ban da. Trong giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có những triệu chứng đặc thù hơn của bệnh như hồng ban bóng nước, dấu xuất huyết… hay xuất hiện những triệu chứng nặng của bệnh như hôn mê, co giật, thậm chí tử vong trong các bệnh viêm màng não, viêm cơ tim,…
2. Biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ.
Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở trẻ khi bị sốt do siêu vi, thường từ 38-39 độ, thậm chí là 40 độ C. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, tăng tiết đàm nhớt dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não.
Đau nhức mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.
Đau đầu: Một số trường hợp, trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,
Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt là do siêu vi đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là Phân lỏng, không có máu, chất nhầy.
Viêm hạch: Một số trẻ có biểu hiện sưng hạch vùng đầu, mặt, cổ sau tai, gáy, thường kích thước nhỏ, không đau. Nếu sưng vùng ngay trước tai có thể nghi ngờ trẻ mắc bệnh quai bị.
Phát ban: Một số trẻ sẽ nổi ban, phát ban khu trú ở mặt, chi hay toàn thân. Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì trẻ sẽ đỡ sốt.
Nôn: Trẻ có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
3. Biện pháp chăm sóc khi trẻ bị sốt siêu vi.
Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, đối với sốt siêu vi ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:
Hạ sốt: Bố mẹ có thể dùng thuốc để hạ số cho trẻ. Tuy nhiên, việc này phải có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Vì vậy, nên cho trẻ dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
Chống bội nhiễm: Nhỏ mắt, mũi cho trẻ bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày. Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho trẻ đến trường.
4. Phòng ngừa sốt siêu vi.
Phòng ngừa sốt siêu vi rất khó. Các biện pháp thường được khuyến cáo là nên để trẻ nhỏ được nuôi bằng sữa mẹ, đảm bảo dinh dưỡng tốt, nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng... Một khi trong lớp học hoặc khu dân cư có trẻ bị bệnh thì cần nhanh chóng cách ly, hạn chế tiếp xúc.
Tuy nhiên, rất nhiều bệnh sốt siêu vi thời kỳ lây lan mạnh nhất là trong giai đoạn trẻ chưa có biểu hiện bệnh rõ ràng, do vậy thường việc cách ly là cần thiết nhưng có thể muộn. Chỉ một số bệnh sốt siêu vi có văcxin phòng ngừa như sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản...
May mắn, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi là lành tính. Ông bà ta thường nói: học ăn, học nói, học gói, học mở. Trong nhi khoa còn một khái niệm học nữa: học tập miễn dịch.
Mỗi một đứa trẻ lớn lên đều trải qua giai đoạn nhiễm bệnh. Thông qua quá trình nhiễm bệnh này, cơ thể có hệ thống miễn dịch được “huấn luyện” để đối phó với các lần xâm nhập của tác nhân gây bệnh sau này. Song khi bé bệnh, bạn không nên tự dùng thuốc mà tốt nhất đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, theo dõi và tư vấn kịp thời.
Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr tại đây: http://bit.ly/2JRJfDp
Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, nhất là trong thời tiết nóng ẩm hay nóng lạnh. Sốt siêu vi thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Trẻ bị sốt siêu vi thường khỏi bệnh sau 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm, có thể dẫn tới biến chứng sang viêm phế quản phổi. Sốt siêu vi rất sễ bùng phát thành dịch với nhiều diễn biến phức tạp và nguy hiểm, hãy cùng Globedr tham khảo qua bài viết sau đây nhé.
1. Sốt siêu vì là gì?
Theo Bacsitoancau sốt siêu vi là khái niệm dùng để chỉ chung những trường hợp sốt ở trẻ, do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.
Trong giai đoạn ủ bệnh, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện tương đối giống nhau. Trẻ có thể có những biểu hiện không đặc thù như mệt mỏi, đau nhức mình mẩy và sau đó sốt. Biểu hiện sốt trong sốt siêu vi có thể nhẹ hoặc rất cao, liên tục hay ngắt quãng.
Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm đỏ hầu họng, chảy mũi nước, nghẹt mũi, nhức đầu, đỏ mắt, ho, đau khớp, đau cơ và nổi ban da. Trong giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có những triệu chứng đặc thù hơn của bệnh như hồng ban bóng nước, dấu xuất huyết… hay xuất hiện những triệu chứng nặng của bệnh như hôn mê, co giật, thậm chí tử vong trong các bệnh viêm màng não, viêm cơ tim,…
2. Biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ.
Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở trẻ khi bị sốt do siêu vi, thường từ 38-39 độ, thậm chí là 40 độ C. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, tăng tiết đàm nhớt dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não.
Đau nhức mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.
Đau đầu: Một số trường hợp, trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,
Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt là do siêu vi đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là Phân lỏng, không có máu, chất nhầy.
Viêm hạch: Một số trẻ có biểu hiện sưng hạch vùng đầu, mặt, cổ sau tai, gáy, thường kích thước nhỏ, không đau. Nếu sưng vùng ngay trước tai có thể nghi ngờ trẻ mắc bệnh quai bị.
Phát ban: Một số trẻ sẽ nổi ban, phát ban khu trú ở mặt, chi hay toàn thân. Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì trẻ sẽ đỡ sốt.
Nôn: Trẻ có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
3. Biện pháp chăm sóc khi trẻ bị sốt siêu vi.
Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, đối với sốt siêu vi ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:
Hạ sốt: Bố mẹ có thể dùng thuốc để hạ số cho trẻ. Tuy nhiên, việc này phải có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Vì vậy, nên cho trẻ dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
Chống bội nhiễm: Nhỏ mắt, mũi cho trẻ bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày. Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho trẻ đến trường.
4. Phòng ngừa sốt siêu vi.
Phòng ngừa sốt siêu vi rất khó. Các biện pháp thường được khuyến cáo là nên để trẻ nhỏ được nuôi bằng sữa mẹ, đảm bảo dinh dưỡng tốt, nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng... Một khi trong lớp học hoặc khu dân cư có trẻ bị bệnh thì cần nhanh chóng cách ly, hạn chế tiếp xúc.
Tuy nhiên, rất nhiều bệnh sốt siêu vi thời kỳ lây lan mạnh nhất là trong giai đoạn trẻ chưa có biểu hiện bệnh rõ ràng, do vậy thường việc cách ly là cần thiết nhưng có thể muộn. Chỉ một số bệnh sốt siêu vi có văcxin phòng ngừa như sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản...
May mắn, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi là lành tính. Ông bà ta thường nói: học ăn, học nói, học gói, học mở. Trong nhi khoa còn một khái niệm học nữa: học tập miễn dịch.
Mỗi một đứa trẻ lớn lên đều trải qua giai đoạn nhiễm bệnh. Thông qua quá trình nhiễm bệnh này, cơ thể có hệ thống miễn dịch được “huấn luyện” để đối phó với các lần xâm nhập của tác nhân gây bệnh sau này. Song khi bé bệnh, bạn không nên tự dùng thuốc mà tốt nhất đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, theo dõi và tư vấn kịp thời.
Tải Ứng Dụng Tư Vấn Sức Khỏe – GlobeDr tại đây: http://bit.ly/2JRJfDp
Bacsitoancau- Tổng số bài gửi : 84
Age : 33
Reputation : 0
Registration date : 18/01/2018
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết