DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khủng hoảng tại các nước Mỹ Latinh. Điều gì đã xảy ra với Ar

2 posters

Go down

Khủng hoảng tại các nước Mỹ Latinh. Điều gì đã xảy ra với Ar Empty Khủng hoảng tại các nước Mỹ Latinh. Điều gì đã xảy ra với Ar

Bài gửi by adminlinh 27/10/2019, 22:45

Tiền tệ các nước Mỹ Latinh, đặc biệt là đồng peso Argentina có những biến động bất ổn trong thời gian gần đây, những thay đổi này nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều nhà giao dịch, những người thường xuyên để mắt đến thị trường. Lúc này, đồng peso Argentina đang trải qua sự sụt giảm nhanh chóng kèm theo những biến động mạnh trong thời gian cực ngắn, ngay cả với một loại tiền tệ có độ biến động cao. Điều gì có thể là lý giải cho sự thay đổi chóng mặt này?

Đặc điểm của nền kinh tế Mỹ Latinh: bối cảnh
Theo phần lớn số các nhà kinh tế và giới chuyên gia, lý do cơ bản dẫn đến tình trạng lạm phát và sụt giá bắt nguồn từ yếu tố chính trị. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Zimbabwe những năm 1990, cuộc khủng hoảng Venezuela những năm 2010, thậm chí cả sự sụp đổ Phố Wall năm 1929 – tất cả đều bắt nguồn từ nguyên nhân chính trị.

Các quốc gia châu Mỹ Latinh thường bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng lạm phát. Nhưng nguyên nhân từ đâu? Nhà kinh tế học, ông André A. Hofman đã nêu ra một số lý do. Ông tin rằng sự phát triển lịch sử các quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển ngày nay. Do đó, hai lý do quan trọng có thể dẫn đến tình trạng hiện tại trong khu vực Mỹ Latinh là:

Nền kinh tế của hầu hết các nước Mỹ Latinh đều dựa trên sản phẩm xuất khẩu trọng yếu. Thông thường, đây là các sản phẩm có nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên hoặc nông nghiệp như cà phê, ngô, bạc, v. v.
Trong suốt lịch sử phát triển, các nước Mỹ Latinh chưa xây dựng được chiến lược kinh tế chặt chẽ và tập trung, chủ yếu làm việc dưới tác động của hoàn cảnh, do đó phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài và yếu tố chính trị.
Các sản phẩm chính được xuất khẩu bởi các nước Mỹ Latinh là thực phẩm, cà phê, ngũ cốc, thịt động vật, nhiên liệu khoáng sản, v. v... Trong đó, nông nghiệp chiếm thị phần trọng yếu trong các danh mục xuất khẩu: hơn 52% tại Argentina, khoảng 39% tại Colombia (theo thông tin từ OEC). Do đó, nguyên nhân đơn giản nhất dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế có thể là do hạn hán, lũ lụt, mưa bão… Nói cách khác, mùa màng xấu có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Mặc dù các quốc gia đã xây dựng thành công nền độc lập và không còn bị coi là các nước thuộc địa, nền kinh tế của các nước Mỹ Latinh vẫn còn phụ thuộc vào khoản vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ, Hoa Kỳ là nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp cực lớn của Mexico: năm 2018, Mỹ đã đóng góp 12,3 tỷ đô la tương đương 39% tổng dòng vốn kinh tế cả nước. Việc giảm khối lượng đầu tư hoặc các sự kiện tương tự có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của tiền tệ quốc gia.
Tháng 8-tháng 9 năm 2019 tại Argentina: chuyện gì đã xảy ra?
Ngày 12/8/2019, đồng peso của Argentina đã giảm 30% chỉ trong vài giờ, đạt mức thấp nhất 65 peso với giá 1 đô la. Chỉ số MERVAL, chỉ số quan trọng nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Buenos Aires, đã giảm 31%. Trái phiếu chính phủ cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Tiền tệ quốc gia, cổ phiếu và trái phiếu – tất cả đã bị sụp đổ cùng một lúc lần đầu tiên sau 19 năm.

Giải thích hợp lý nhất có thể đưa ra đầu tiên đến từ nguyên nhân chính trị. Trên thực tế, tình trạng này chịu tác động từ hàng loạt các sự kiện. Nếu chỉ một hoặc hai trong số đó tác động, đồng peso có thể sẽ sống sót. Nhưng khi hợp lại, chúng trở thành một tác nhân nguy hiểm gây ra khủng hoảng kinh tế.

Hãy đánh giá qua những nguyên nhân khả quan. Đầu tiên, đúng như dự đoán đó là sự tồn tại của vấn đề chính trị. Ngày 11/8, các cuộc bầu cử sơ bộ đã được tổ chức trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 10 năm 2019. Những sự kiện này biến chuyển theo một hướng không ngờ tới. Tổng thống đương nhiệm, ông Mauricio Macri chỉ nhận được 32% phiếu bầu, trong khi, ông Alberto Fernández, người được cựu tổng thống Cristina Fernández de Kirchner ủng hộ, nhận được 47%.

Mặc dù theo hệ thống bầu cử của Argentina, các cuộc bầu cử sơ bộ thường không ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng, nhưng thực trạng này cho thấy ông Macri đã bị tụt lại khá xa. Đây là hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với những ai có ấn tượng sâu sắc đến kỷ nguyên Kirchner và sự sụp đổ năm 2014 trước chính sách của Cristina Kirchner.

Các cuộc bầu cử sơ bộ đã giúp các nhà đầu tư đưa ra nhận định về tương lai không ổn định của đất nước. Do đó, không chắc chắn – không đầu tư.
Đồng thời, đất nước hiện vẫn đang chịu tác động của cuộc khủng hoảng lương thực. 2018 là thời kỳ hạn hán tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ qua – điều này đã gây ra tác hại khủng khiếp tới nền kinh tế quốc gia, nơi phần lớn hàng hóa xuất khẩu là lương thực và hoa màu. Mặc dù những người nông dân dự đoán mùa màng năm nay sẽ tốt hơn, nhưng đợt hạn hán nghiêm trọng này đã khiến sản lượng xuất khẩu của Argentina bị cắt giảm, làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai trong nước. Do đó, một yếu tố tác động khác là do năng suất thấp, xuất khẩu vì thế cũng giảm theo.
Một lý do khác khiến đồng peso rơi vào tình trạng bất ổn đến từ tuyên bố của Marki sau thất bại trong cuộc bầu cử sơ bộ. Ông đã tuyên bố kế hoạch đàm phán lại các khoản nợ tồn đọng, bao gồm cả những khoản nợ với IMF. Bên cạnh đó, ông đã thực hiện các biện pháp quyết liệt khác để kiềm chế khủng hoảng tài chính leo thang trong nước, tuy nhiên nỗ lực này đã thất bại sau đó. Đồng peso một lần nữa bị giảm xuống gần một phần tư.

Argentina đang nợ 56 tỷ đô la từ phía IMF, tuy nhiên ông Macri vẫn kêu gọi thêm 5,4 tỷ đô la để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Và mặc dù IMF đồng ý “tiếp tục sát cánh với Argentina trong thời gian thử thách này," cơ hội chiến thắng trước mắt cũng không mấy khả quan. Macri đã làm mọi thứ để có thể để tránh việc tìm kiếm thêm hỗ trợ tài chính từ phía IMF. Tuy nhiên thay vì kéo đất nước thoát khỏi tình trạng vỡ nợ, ông lại đẩy đất nước rơi vào tình thế khó khăn hiện tại. Công dân Argentina đã không ủng hộ ông nhiều trong các cuộc bầu cử sơ bộ, bởi họ hy vọng ông sẽ vượt qua khủng hoảng. Như vậy, yếu tố tác động thứ ba có thể xuất phát từ việc kỳ vong chính trị không đạt được.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Cựu Tổng thống Argentina, bà Cristina Fernández de Kirchner, đã từ chức sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và vỡ nợ vào năm 2014. Bà là người kế vị của chồng, ông Nestor Kirchner. Trong triều đại Kirchner, tỷ lệ lạm phát của Argentina đạt đến mức đỉnh điểm và mức độ tham nhũng vượt quá sức chịu đựng các nước Mỹ Latinh. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư cảm thấy không thoải mái khi thấy bà quay trở lại.

Những cải cách kinh tế theo cách của một doanh nhân như ông Mauricio Macri đã thu hút các nhà đầu tư mới bên cạnh IMF, tuy nhiên việc thu hút những người dân lại không diễn ra suôn sẻ như vậy. Những thay đổi này đã thất bại trong việc làm tăng chất lượng cuộc sống người dân Argentina cũng như tốc độ phát triển kinh tế. Kết quả là, bà Cristina Kirchner, người đã từ chức sau cuộc vỡ nợ trong nước, hiện là phó chủ tịch của Alberto Fernandez và đạt tỷ lệ hỗ trợ cao hơn Markley.

Các nhà kinh tế dự đoán rằng đồng peso Argentina sẽ tiếp tục giảm, và đây là một dự báo vô cùng bi quan. Rất có thể, ứng cử viên phe đối lập sẽ không nhận được hỗ trợ cần thiết từ phía các nhà đầu tư và các khoản nợ của đất nước có thể vẫn rơi vào tình trạng bi quan.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà giao dịch?
Đồng peso của Argentina, đồng real của Brazil, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ – những loại tiền tệ này có thể tăng và giảm mạnh do tính biến động cao. Những biến động dữ dội trong tỷ giá hối đoái sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trên thị trường và các nhà giao dịch có thể tranh thủ chúng để kiếm về lợi nhuận. Nếu bạn chú ý đến tình hình chính trị và biết cách tận dụng những phân tích cơ bản một cách hợp lý, bạn có thể thu lợi từ biến động của các loại tiền tệ này.
Nguồn: https://vnfbs.com/blog

adminlinh

Tổng số bài gửi : 3
Age : 27
Reputation : 0
Registration date : 27/09/2019

https://vnfbs.com/

Về Đầu Trang Go down

Khủng hoảng tại các nước Mỹ Latinh. Điều gì đã xảy ra với Ar Empty Re: Khủng hoảng tại các nước Mỹ Latinh. Điều gì đã xảy ra với Ar

Bài gửi by LaoThiChing 7/4/2020, 19:02

Bài viết rất thú vị, cảm ơn! Tôi cũng đã đọc rất nhiều điều thú vị trên một trang web tương tự Smile

LaoThiChing

Tổng số bài gửi : 4
Age : 36
Reputation : 0
Registration date : 30/03/2020

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết