CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN.
Một người bạn cùng trường gửi cho tôi một file PowerPoint với những hình ảnh rất đẹp,nội dung cũng đáng suy ngẫm,xin gửi lên đây cho các bạn cùng thưởng thức và xem như một lời cám ơn đối với người bạn đó.
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
Cách đây không lâu,tôi đọc một cuốn sách,trong đó người ta ví cuộc đời với một con tàu.Đọc thấy thích lắm.
Cuộc đời cũng giống như một chuyến đi trên tàu:người người,lên lên,xuống xuống,có khi gặp phải tai nạn.
Ở trạm này :ta gặp điều ngạc nhiên,ở trạm kia ta gặp nỗi u buồn.
Khi ta ra đời và lên tàu,ta gặp nhiều người và ngở rằng họ sẽ ở với mình suốt cuộc hành trình:Đấy là cha mẹ mình.
Đau đớn thay,sự thật thì khác hẳn.Họ xuống một sân ga dọc đường và để lại ta thiếu vắng tình yêu và lòng trìu mến của họ,thiếu thân tình và sự hiện diện của họ cạnh mình.
Dù sao,cũng có những người khác lên tàu và trở thành quan trọng đối với mình.Đấy là anh chị em,bằng hửu mình và mọi người tuyệt vời mà mình thương mến.
Có người xem cuộc hành trình như một chuyến rong chơi.
Có người cảm thấy u sầu suốt cuộc hành trình.
Có người luôn hiện diện và giúp đở những ai cần đến họ.
Có người,khi xuống tàu để lại cho mình nỗi nhớ khôn nguôi.
Có người vừa lên đã xuống và mình chỉ đủ thời gian để thoáng thấy họ thôi.
Ta ngở ngàng vì nhiều hành khách mà mình mến thương lại ngồi trên một toa xe khác,và họ để ta bơ vơ một mình trong suốt cả chuyến đi.
Dĩ nhiên không ai có thể ngăn cản ta đi tìm họ khắp nơi trên con tàu.
Buồn thay,đôi khi ta không thể ngồi cạnh họ,vì chổ ấy đã có người.
Không sao đâu…Cuộc hành trình thì như thế đó:đầy thách thức,ước mơ,hy vọng,chia tay…mà không bao giờ quay lại.
Ta hãy cố thực hiện cuộc hành trình một cách tốt đẹp nhất.Hãy cố thông cảm những người cùng đi với mình và hãy tìm ra những điều tốt lành nhất trong từng người một.
Hãy nhớ rằng bất cứ lúc nào trong chuyến đi,một người bạn đồng hành cũng có thể chới với và cần ta thông cảm.
Chúng ta cũng có thể chới với và lúc nào cũng có một ai đó thông cảm mình.
Điều bí ẩn lớn nhất trong chuyến đi nầy là không biết lúc nào mình sẽ vĩnh viễn xuống tàu.
Ta cũng không biết bạn đồng hành của mình xuống lúc nào.Ngay cả người ngồi sát bên ta.
Phần tôi,tôi nghĩ mình sẽ rất buồn khi phải xuống xe..Tôi chắc chắn là thế!
Vĩnh biệt tất cả bạn bè mà tôi từng gặp trên xe hẳn là điều đau đớn.
Để những người thân của mình ở lại một mình hẳn là rất buồn đau.
Nhưng tôi chắc chắn rằng một ngày kia tôi sẽ đến ga trung tâm mà gặp lại tất cả mọi người,với một số hành trang mà khi lên xe họ không hề có.
Thế là tôi sẽ sung sướng vì đã góp phần làm gia tăng và phong phú cho hành trang của họ.
Các bạn hởi!Tất cả chúng ta hãy làm hết sức mình để thực hiện một chuyến đi tốt đẹp và hãy cố để lại một kỳ niệm đẹp về mình khi đến giờ phải xuống khỏi toa xe.
Với những ai cùng đi trên chuyến tàu nầy,tôi xin chúc:THƯỢNG LỘ BÌNH AN!
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
Cách đây không lâu,tôi đọc một cuốn sách,trong đó người ta ví cuộc đời với một con tàu.Đọc thấy thích lắm.
Cuộc đời cũng giống như một chuyến đi trên tàu:người người,lên lên,xuống xuống,có khi gặp phải tai nạn.
Ở trạm này :ta gặp điều ngạc nhiên,ở trạm kia ta gặp nỗi u buồn.
Khi ta ra đời và lên tàu,ta gặp nhiều người và ngở rằng họ sẽ ở với mình suốt cuộc hành trình:Đấy là cha mẹ mình.
Đau đớn thay,sự thật thì khác hẳn.Họ xuống một sân ga dọc đường và để lại ta thiếu vắng tình yêu và lòng trìu mến của họ,thiếu thân tình và sự hiện diện của họ cạnh mình.
Dù sao,cũng có những người khác lên tàu và trở thành quan trọng đối với mình.Đấy là anh chị em,bằng hửu mình và mọi người tuyệt vời mà mình thương mến.
Có người xem cuộc hành trình như một chuyến rong chơi.
Có người cảm thấy u sầu suốt cuộc hành trình.
Có người luôn hiện diện và giúp đở những ai cần đến họ.
Có người,khi xuống tàu để lại cho mình nỗi nhớ khôn nguôi.
Có người vừa lên đã xuống và mình chỉ đủ thời gian để thoáng thấy họ thôi.
Ta ngở ngàng vì nhiều hành khách mà mình mến thương lại ngồi trên một toa xe khác,và họ để ta bơ vơ một mình trong suốt cả chuyến đi.
Dĩ nhiên không ai có thể ngăn cản ta đi tìm họ khắp nơi trên con tàu.
Buồn thay,đôi khi ta không thể ngồi cạnh họ,vì chổ ấy đã có người.
Không sao đâu…Cuộc hành trình thì như thế đó:đầy thách thức,ước mơ,hy vọng,chia tay…mà không bao giờ quay lại.
Ta hãy cố thực hiện cuộc hành trình một cách tốt đẹp nhất.Hãy cố thông cảm những người cùng đi với mình và hãy tìm ra những điều tốt lành nhất trong từng người một.
Hãy nhớ rằng bất cứ lúc nào trong chuyến đi,một người bạn đồng hành cũng có thể chới với và cần ta thông cảm.
Chúng ta cũng có thể chới với và lúc nào cũng có một ai đó thông cảm mình.
Điều bí ẩn lớn nhất trong chuyến đi nầy là không biết lúc nào mình sẽ vĩnh viễn xuống tàu.
Ta cũng không biết bạn đồng hành của mình xuống lúc nào.Ngay cả người ngồi sát bên ta.
Phần tôi,tôi nghĩ mình sẽ rất buồn khi phải xuống xe..Tôi chắc chắn là thế!
Vĩnh biệt tất cả bạn bè mà tôi từng gặp trên xe hẳn là điều đau đớn.
Để những người thân của mình ở lại một mình hẳn là rất buồn đau.
Nhưng tôi chắc chắn rằng một ngày kia tôi sẽ đến ga trung tâm mà gặp lại tất cả mọi người,với một số hành trang mà khi lên xe họ không hề có.
Thế là tôi sẽ sung sướng vì đã góp phần làm gia tăng và phong phú cho hành trang của họ.
Các bạn hởi!Tất cả chúng ta hãy làm hết sức mình để thực hiện một chuyến đi tốt đẹp và hãy cố để lại một kỳ niệm đẹp về mình khi đến giờ phải xuống khỏi toa xe.
Với những ai cùng đi trên chuyến tàu nầy,tôi xin chúc:THƯỢNG LỘ BÌNH AN!
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
Re: CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN.
Điện thoại của mẹ
Ngữ Yên
Suốt ngày ở nhà hiu quạnh một mình ,nên mẹ tôi rất thèm tiếng người, hễ nghe tiếng của ai ở phía trước là bà lọ mọ đi lên ,dù quen hay lạ : một người hàng xóm, một bà lão bán vé số, một người đi đường dừng lại….bà hỏi chuyện đủ thứ , chuyện đâu không, mà khi hỏi là hỏi cho tới cùng: từ gia đình, con cái, quê quán, nhà cửa, làm ăn … làm nhiều người lúng ta lúng túng …nhưng không ai giận cả, rất vui vẻ trả lời bà già.
Chúng tôi đi làm ,bà ở nhà ,điện thoại reo bà nằm nghe, tôi về bà nói lại: - Tao đếm chuông reo mười ba lần..” Tôi phì cười:- Hơi đâu mà mẹ nghe cho mệt- chắc là bạn bè con.
Một bữa đi làm về, tôi lui cui dọn cơm bà kêu lại nói:- Hồi sáng con vừa đi chuông reo hai mươi lần…chắc ai gọi có chuyện cần..
Tôi nói qua loa: -Không có gì cả mẹ,đừng quan tâm mẹ cao huyết áp cứ nằm nghe rồi bệnh nặng.
Nói thế tôi lên phòng nằm nghỉ, bỗng chuông điện thoại reo lên ,tôi xuống nghe, một người bạn hỏi chuyện cơ quan, tôi vừa định đi lên bà kêu lại:
- Gì thế mẹ? Tôi hỏi.
-Ai gọi con thế?
-Người bạn gọi mẹ ơi !
-Gọi làm gì ?
-Chuyện cơ quan ấy mà- Tôi bỗng cáu gắt:- Mà mẹ hỏi vớ vẩn làm gì cho mệt.
Bà im lặng ,tôi cảm thấy hối hận vì to tiếng với mẹ , một lúc bà lại nói trổng :
-Chuông reo có bốn lần chắc bạn con có chuyện không quan trọng.
Tôi cười khì :- Mẹ ơi ! quan trọng hay không do cuộc gọi, mẹ đoán già đoán non làm sao mà trúng, tại vì không ai bắt nó reo hoài khi bắt thì nó im.
Nói là vậy nhưng bà vẫn nghĩ theo cách của bà.
Thường chúng tôi hay giấu những câu chuyện không vui ,gây xúc động cho bà ….Nhưng có một đêm bà chợt nghe tiếng cầu kinh gõ mõ vọng lại bèn hỏi:- Đám ma ở đâu vậy tụi bây? Tôi ra dấu bọn trẻ im lặng và nói :- Xa lắm đầu xóm trên mẹ ơi ! Bà không chịu:- Gần lắm tao nghe như trước cửa nhà mình.
Chúng tôi im lặng tản hàng sợ bà hỏi thêm thì nguy thật , vì bà Tám láng giềng bạn của bà đã mất đêm qua, chúng tôi đều dặn nhau giấu kín bà. Thời gian sau bà nói :-Sao lâu quá không thấy bà Tám sang chơi vậy tụi bây?
Tôi vội đỡ lời :- Lúc nầy bà Tám bệnh thường xuyên ít đi đứng mẹ ạ!
Bà liền nói :- Bịnh gì bất tử vậy? Bịnh cũng có người báo, đằng nầy biệt tăm chắc chết rồi,
- Sao mẹ biết? Tự dưng tôi bị hớ lời.
-Vậy là bả chết thiệt rồi, mọi lần sáng nào không qua xin trầu tao, mấy tuần nay không qua là có chuyện rồi . Tao nghi bữa nghe tụng kinh là bả mất nhưng tụi bây giấu tao.
Đúng là khi chúng tôi đi làm ,nhà vắng vẻ Bà Tám thường qua chơi xin trầu ăn, hai bà tâm sự như một cái lệ ,bây giờ tự nhiên đột biến ắt là có chuyện phải rồi. Tôi ngồi lặng thinh, còn bà nằm thở dài thườn thượt … Người ta nói thật đúng :Người già có tánh linh, chuyện gì cũng biết?
Có bữa bà đếm hai ba cái điện thoại reo, tôi về bà báo lại :- Tao đếm nhà mình tới mười lăm lần chắc là chuyện cần gấp lắm, còn nhà con Út (em gái phía sau nhà tôi ) kêu lớn lắm ,rất nhiều tới hai mươi bốn lần, không biết có chuyện gì không mầy qua hỏi thử xem sao?
- Trời ơi ! Hơi đâu mà mẹ lo, người ta làm ăn buôn bán điện hoài ,điện không được thì người ta điện qua di động của nó, dân làm ăn nhau mà , sợ gì.
Câu chuyện thường ngày như thế ,tôi đã quá quen với kiểu nói của bà nên không cáu gắt ,không bình luận gì cả chỉ đi nghỉ. Vậy mà một bữa tôi dọn cơm lên, bà vừa ăn vừa nói :-Đứa nào mới điện bên nhà con Út hai ba lần rồi tắt chắc là chuyện thường, điện làm gì!
Tôi lại bực mình :- Đã dặn rồi, bác sỹ không cho suy nghĩ cứ nằm đó đếm đếm có ngày lên máu chết .
Tự dưng Tôi bật cười nghĩ bà có thể là một điện thoại viên độc đáo nhất cả nước ,nghe tiếng chuông mà biết được câu chuyện ? có lẽ tiếng chuông điện thoại mang cho bà một niềm vui nào đó ,một cách thư giãn của bà chăng?
Tình hình kéo dài như thế vợ tôi bàn :-Hay là mình bỏ điện thoại bàn cho mẹ đỡ lo, anh sắm một cái di động có tiện hơn không.? Nhưng tôi cứ lưỡng lự hoài, hình như tôi muốn để cái điện thoại bàn làm niềm vui cho mẹ, tôi nghĩ nếu bỏ đi bà buồn bệnh sẽ nặng hớn .Tôi chợt nhớ câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen Ry, một cô gái bệnh hoạn nhìn chiếc lá qua ô cửa sổ rơi rơi… cứ phập phồng lo sợ chiếc lá cuối cùng rớt xuống, nàng sẽ chết mất … câu chuyện thật cảm động. Còn âm vang tiếng điện thoại nầy, nếu mất đi chuyện gì sẽ xãy ra ai biết được ?
-Thôi cứ để vậy biết đâu mẹ sẽ vui! Tôi nói đại với vợ .Vả lại nhờ có điện thoại mà tôi gắn bó, có dịp trò chuyện với bà đủ thứ chuyện :
- Mày điện xem dì mày đã hết bịnh chưa?
- Mày điện coi mấy đứa nhỏ đi cúng ở Châu Đốc về chưa?
-Điện cho cậu Năm mầy nói kì nầy tao đi Thủ Dầu Một ăn đám giỗ bà ngoại………………????…………………………???…
Cứ những câu hỏi như thế hằng ngày tôi phải nghe và phải trả lời cho vui lòng bà. Mỗi lần bắt máy tôi đưa tận tai cho bà nghe, tuy nói lắp bắp không ra lời nhưng bà rất vui ,hình như những người thân, con cháu đã về tề tựu đông đủ cả.
*
Từ ngày Mẹ mất, gia đình càng thêm vắng vẻ buồn thiu . Ai đi làm về cũng lủi thủi vào phòng lặng thinh, ít ai trò chuyện với ai. Căn nhà dưới nơi chỗ mẹ nằm đã được dọn dẹp trống trải càng thêm cô quạnh .Tôi về nhà buổi trưa theo thói quen nằm võng kế bên giường mẹ, bỗng dưng chợt thấy như thiếu thiếu một cái gì? : thuốc lá chăng, cà phê ,tờ báo như thường lệ… suy nghĩ hoài không biết.. thì ra thiếu tiếng nói của mẹ về chuông điện thoại, còn ai nói chuyện với tôi, còn ai nhắc chuông reo mấy hồi…
Một hôm đang nằm đọc báo ,chuông điện thoại vang lên ,tôi giật mình ngơ ngác lắng nghe… bỗng lên tiếng:- Em ơi! Chuông reo mười lần rồi không ai bắt máy chắc bà con gọi đó. Vợ tôi cằn nhằn :- Sao anh biết , chuông reo không nghe mà ngồi đó đếm đếm, bộ nhiễm bệnh của mẹ rồi sao?
Tôi hết hồn ,chợt nhận ra mình đã nhiễm thói quen của mẹ hồi nào không hay.
Sau nầy khi nghe chuông reo tôi định lại cầm máy, nhưng cũng phải thần thừ ngồi nghe một lúc ….vợ tôi thấy nhiều lần như thế nên nhắc nhở :- Anh như người bệnh thần kinh, chuông reo thì đến nghe, làm gì ngồi thừ ra mà đếm.
Hay tôi bị bệnh thần kinh từ hồi nào mà không biết nữa, tôi cố bỏ nhưng lâu lâu cũng vấp phải.
Những lúc nhà vắng lặng, tôi nằm nghe tiếng chuông điện thoại reo, reo mãi … chừng như âm vang của nó có linh hồn, có tiếng nói , có hình bóng của mẹ hiện về…
Tháng 6/2006
NGữ YÊN
Ngữ Yên
Suốt ngày ở nhà hiu quạnh một mình ,nên mẹ tôi rất thèm tiếng người, hễ nghe tiếng của ai ở phía trước là bà lọ mọ đi lên ,dù quen hay lạ : một người hàng xóm, một bà lão bán vé số, một người đi đường dừng lại….bà hỏi chuyện đủ thứ , chuyện đâu không, mà khi hỏi là hỏi cho tới cùng: từ gia đình, con cái, quê quán, nhà cửa, làm ăn … làm nhiều người lúng ta lúng túng …nhưng không ai giận cả, rất vui vẻ trả lời bà già.
Chúng tôi đi làm ,bà ở nhà ,điện thoại reo bà nằm nghe, tôi về bà nói lại: - Tao đếm chuông reo mười ba lần..” Tôi phì cười:- Hơi đâu mà mẹ nghe cho mệt- chắc là bạn bè con.
Một bữa đi làm về, tôi lui cui dọn cơm bà kêu lại nói:- Hồi sáng con vừa đi chuông reo hai mươi lần…chắc ai gọi có chuyện cần..
Tôi nói qua loa: -Không có gì cả mẹ,đừng quan tâm mẹ cao huyết áp cứ nằm nghe rồi bệnh nặng.
Nói thế tôi lên phòng nằm nghỉ, bỗng chuông điện thoại reo lên ,tôi xuống nghe, một người bạn hỏi chuyện cơ quan, tôi vừa định đi lên bà kêu lại:
- Gì thế mẹ? Tôi hỏi.
-Ai gọi con thế?
-Người bạn gọi mẹ ơi !
-Gọi làm gì ?
-Chuyện cơ quan ấy mà- Tôi bỗng cáu gắt:- Mà mẹ hỏi vớ vẩn làm gì cho mệt.
Bà im lặng ,tôi cảm thấy hối hận vì to tiếng với mẹ , một lúc bà lại nói trổng :
-Chuông reo có bốn lần chắc bạn con có chuyện không quan trọng.
Tôi cười khì :- Mẹ ơi ! quan trọng hay không do cuộc gọi, mẹ đoán già đoán non làm sao mà trúng, tại vì không ai bắt nó reo hoài khi bắt thì nó im.
Nói là vậy nhưng bà vẫn nghĩ theo cách của bà.
Thường chúng tôi hay giấu những câu chuyện không vui ,gây xúc động cho bà ….Nhưng có một đêm bà chợt nghe tiếng cầu kinh gõ mõ vọng lại bèn hỏi:- Đám ma ở đâu vậy tụi bây? Tôi ra dấu bọn trẻ im lặng và nói :- Xa lắm đầu xóm trên mẹ ơi ! Bà không chịu:- Gần lắm tao nghe như trước cửa nhà mình.
Chúng tôi im lặng tản hàng sợ bà hỏi thêm thì nguy thật , vì bà Tám láng giềng bạn của bà đã mất đêm qua, chúng tôi đều dặn nhau giấu kín bà. Thời gian sau bà nói :-Sao lâu quá không thấy bà Tám sang chơi vậy tụi bây?
Tôi vội đỡ lời :- Lúc nầy bà Tám bệnh thường xuyên ít đi đứng mẹ ạ!
Bà liền nói :- Bịnh gì bất tử vậy? Bịnh cũng có người báo, đằng nầy biệt tăm chắc chết rồi,
- Sao mẹ biết? Tự dưng tôi bị hớ lời.
-Vậy là bả chết thiệt rồi, mọi lần sáng nào không qua xin trầu tao, mấy tuần nay không qua là có chuyện rồi . Tao nghi bữa nghe tụng kinh là bả mất nhưng tụi bây giấu tao.
Đúng là khi chúng tôi đi làm ,nhà vắng vẻ Bà Tám thường qua chơi xin trầu ăn, hai bà tâm sự như một cái lệ ,bây giờ tự nhiên đột biến ắt là có chuyện phải rồi. Tôi ngồi lặng thinh, còn bà nằm thở dài thườn thượt … Người ta nói thật đúng :Người già có tánh linh, chuyện gì cũng biết?
Có bữa bà đếm hai ba cái điện thoại reo, tôi về bà báo lại :- Tao đếm nhà mình tới mười lăm lần chắc là chuyện cần gấp lắm, còn nhà con Út (em gái phía sau nhà tôi ) kêu lớn lắm ,rất nhiều tới hai mươi bốn lần, không biết có chuyện gì không mầy qua hỏi thử xem sao?
- Trời ơi ! Hơi đâu mà mẹ lo, người ta làm ăn buôn bán điện hoài ,điện không được thì người ta điện qua di động của nó, dân làm ăn nhau mà , sợ gì.
Câu chuyện thường ngày như thế ,tôi đã quá quen với kiểu nói của bà nên không cáu gắt ,không bình luận gì cả chỉ đi nghỉ. Vậy mà một bữa tôi dọn cơm lên, bà vừa ăn vừa nói :-Đứa nào mới điện bên nhà con Út hai ba lần rồi tắt chắc là chuyện thường, điện làm gì!
Tôi lại bực mình :- Đã dặn rồi, bác sỹ không cho suy nghĩ cứ nằm đó đếm đếm có ngày lên máu chết .
Tự dưng Tôi bật cười nghĩ bà có thể là một điện thoại viên độc đáo nhất cả nước ,nghe tiếng chuông mà biết được câu chuyện ? có lẽ tiếng chuông điện thoại mang cho bà một niềm vui nào đó ,một cách thư giãn của bà chăng?
Tình hình kéo dài như thế vợ tôi bàn :-Hay là mình bỏ điện thoại bàn cho mẹ đỡ lo, anh sắm một cái di động có tiện hơn không.? Nhưng tôi cứ lưỡng lự hoài, hình như tôi muốn để cái điện thoại bàn làm niềm vui cho mẹ, tôi nghĩ nếu bỏ đi bà buồn bệnh sẽ nặng hớn .Tôi chợt nhớ câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen Ry, một cô gái bệnh hoạn nhìn chiếc lá qua ô cửa sổ rơi rơi… cứ phập phồng lo sợ chiếc lá cuối cùng rớt xuống, nàng sẽ chết mất … câu chuyện thật cảm động. Còn âm vang tiếng điện thoại nầy, nếu mất đi chuyện gì sẽ xãy ra ai biết được ?
-Thôi cứ để vậy biết đâu mẹ sẽ vui! Tôi nói đại với vợ .Vả lại nhờ có điện thoại mà tôi gắn bó, có dịp trò chuyện với bà đủ thứ chuyện :
- Mày điện xem dì mày đã hết bịnh chưa?
- Mày điện coi mấy đứa nhỏ đi cúng ở Châu Đốc về chưa?
-Điện cho cậu Năm mầy nói kì nầy tao đi Thủ Dầu Một ăn đám giỗ bà ngoại………………????…………………………???…
Cứ những câu hỏi như thế hằng ngày tôi phải nghe và phải trả lời cho vui lòng bà. Mỗi lần bắt máy tôi đưa tận tai cho bà nghe, tuy nói lắp bắp không ra lời nhưng bà rất vui ,hình như những người thân, con cháu đã về tề tựu đông đủ cả.
*
Từ ngày Mẹ mất, gia đình càng thêm vắng vẻ buồn thiu . Ai đi làm về cũng lủi thủi vào phòng lặng thinh, ít ai trò chuyện với ai. Căn nhà dưới nơi chỗ mẹ nằm đã được dọn dẹp trống trải càng thêm cô quạnh .Tôi về nhà buổi trưa theo thói quen nằm võng kế bên giường mẹ, bỗng dưng chợt thấy như thiếu thiếu một cái gì? : thuốc lá chăng, cà phê ,tờ báo như thường lệ… suy nghĩ hoài không biết.. thì ra thiếu tiếng nói của mẹ về chuông điện thoại, còn ai nói chuyện với tôi, còn ai nhắc chuông reo mấy hồi…
Một hôm đang nằm đọc báo ,chuông điện thoại vang lên ,tôi giật mình ngơ ngác lắng nghe… bỗng lên tiếng:- Em ơi! Chuông reo mười lần rồi không ai bắt máy chắc bà con gọi đó. Vợ tôi cằn nhằn :- Sao anh biết , chuông reo không nghe mà ngồi đó đếm đếm, bộ nhiễm bệnh của mẹ rồi sao?
Tôi hết hồn ,chợt nhận ra mình đã nhiễm thói quen của mẹ hồi nào không hay.
Sau nầy khi nghe chuông reo tôi định lại cầm máy, nhưng cũng phải thần thừ ngồi nghe một lúc ….vợ tôi thấy nhiều lần như thế nên nhắc nhở :- Anh như người bệnh thần kinh, chuông reo thì đến nghe, làm gì ngồi thừ ra mà đếm.
Hay tôi bị bệnh thần kinh từ hồi nào mà không biết nữa, tôi cố bỏ nhưng lâu lâu cũng vấp phải.
Những lúc nhà vắng lặng, tôi nằm nghe tiếng chuông điện thoại reo, reo mãi … chừng như âm vang của nó có linh hồn, có tiếng nói , có hình bóng của mẹ hiện về…
Tháng 6/2006
NGữ YÊN
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
MỘT BỨC TRANH ĐẸP .
Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. ÿể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.
Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ . Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình . Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét. Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.
Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ . Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay ngươi đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người hoạ sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: "Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh vẽ tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình".
Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Hoathuytinh
Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ . Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình . Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét. Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.
Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ . Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay ngươi đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người hoạ sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: "Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh vẽ tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình".
Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Hoathuytinh
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
GẦN ĐÂY CUỘC SỐNG TỐT KHÔNG?
Đã bao lâu rồi chúng ta chưa nói ra câu này? Dù với bạn bè hay nói với chính mình đều tốt cả!
Khi câu này được nói ra sẽ luôn khiến cho người nghe phải đặt công việc sang một bên và từ từ nghĩ về những việc đã xảy ra gần đây! Nó cũng làm cho người nghe cảm nhận được sự quan tâm của chúng ta.
Bạn có bao nhiêu bạn bè chưa liên lạc?
Bạn không liên lạc, không muốn liên lạc hay nghĩ rằng họ đã quên bạn là ai?
Hà tất phải biết người khác nghĩ như thế nào? Chỉ cần bạn nghĩ tới họ, còn quan tâm đến họ và vẫn xem họ như một người bạn là đủ!
Vậy thì, người luôn quan tâm đến bạn bè chẳng lẽ lại quên quan tâm đến chính mình?
Nếu bạn đang cảm thấy buồn, hãy pha một bình trà rồi ngồi xuống, lắng nghe tiếng nói của chính trái tim và tự hỏi: “Gần đây cuộc sống tốt không?”.
Bạn còn đợi gì nữa mà không gọi điện đến người mà bạn nghĩ tới nhân dịp lễ tết hay sinh nhật và nói: “Này, lâu lắm rồi không gặp, gần đây bạn thế nào, cuộc sống tốt không?”.
ST
Khi câu này được nói ra sẽ luôn khiến cho người nghe phải đặt công việc sang một bên và từ từ nghĩ về những việc đã xảy ra gần đây! Nó cũng làm cho người nghe cảm nhận được sự quan tâm của chúng ta.
Bạn có bao nhiêu bạn bè chưa liên lạc?
Bạn không liên lạc, không muốn liên lạc hay nghĩ rằng họ đã quên bạn là ai?
Hà tất phải biết người khác nghĩ như thế nào? Chỉ cần bạn nghĩ tới họ, còn quan tâm đến họ và vẫn xem họ như một người bạn là đủ!
Vậy thì, người luôn quan tâm đến bạn bè chẳng lẽ lại quên quan tâm đến chính mình?
Nếu bạn đang cảm thấy buồn, hãy pha một bình trà rồi ngồi xuống, lắng nghe tiếng nói của chính trái tim và tự hỏi: “Gần đây cuộc sống tốt không?”.
Bạn còn đợi gì nữa mà không gọi điện đến người mà bạn nghĩ tới nhân dịp lễ tết hay sinh nhật và nói: “Này, lâu lắm rồi không gặp, gần đây bạn thế nào, cuộc sống tốt không?”.
ST
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
CÁI LẠNH .
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng 1 cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn 1 que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy 1 khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy 1 người trong số đó ko đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ 3 trầm ngâm trong 1 bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: "Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?"
Người đàn ông giàu lui lại 1 chút, nhẩm tính: "Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?"
Ánh lửa bùng lên 1 lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!"
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: "Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước".
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ tới nơi, cả 6 đều đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy 1 khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy 1 người trong số đó ko đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ 3 trầm ngâm trong 1 bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: "Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?"
Người đàn ông giàu lui lại 1 chút, nhẩm tính: "Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?"
Ánh lửa bùng lên 1 lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!"
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: "Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước".
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ tới nơi, cả 6 đều đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
CHA và CON.
Một người cha già nua ngồi hóng mát trên băng ghế gỗ trước sân nhà cùng đứa con trai thành đạt của ông. Bất chợt một con quạ sà xuống đậu bên bờ giậu.
Người cha già nua hỏi đứa con của mình: Con gì vậy con?
Người con trả lời: Đó là con quạ.
Một lúc sau, ông lão lại hỏi con trai: Con gì vậy con?
Người con trả lời: Đó là con quạ.
Vài phút sau, ông lão lại hỏi con trai: Con gì vậy con?
Người con đáp lại: Cha ơi, con vừa nói đó là con quạ mà.
Một chốc sau, ông lão lại hỏi con trai lần thứ tư: Con gì vậy con?
Lần này, giọng người con đã có phần bực bội, anh ta trả lời gắt gỏng: Cha ơi, đó là con quạ! Con quạ!
Sau đó vài phút, người cha lại hỏi con trai lần nữa:Con gì vậy con?
Lần này thì đứa con phát cáu lên, anh to tiếng: Cha ơi, sao cha cứ hỏi hoài một câu hỏi, mặc dù đã bao nhiêu lần con trả lời cha: đó là con quạ ! Cha không hiểu hay sao?
Người cha già lụm khụm đi về phòng mình và quay trở ra chiếc ghế gỗ với một quyển sổ cũ kỹ. Ông lần giở đến một trang viết và đưa cho con trai đọc. Đứa con đọc được những dòng chữ sau trong quyển nhật ký của cha:
"Ngày...... tháng....... năm...... Hôm nay, khi tôi cùng đứa con trai bé bỏng của tôi ngồi hóng mát trước sân nhà, thì có một con quạ sà xuống. Con tôi hỏi tôi hết thảy hai mươi lăm lần đó là con chim gì. tôi trả lời con trai tôi đủ hai mươi lăm lần rằng đó là con quạ mà trong lòng vẫn ngập tràn hạnh phúc."
SƯUTẦM
Người cha già nua hỏi đứa con của mình: Con gì vậy con?
Người con trả lời: Đó là con quạ.
Một lúc sau, ông lão lại hỏi con trai: Con gì vậy con?
Người con trả lời: Đó là con quạ.
Vài phút sau, ông lão lại hỏi con trai: Con gì vậy con?
Người con đáp lại: Cha ơi, con vừa nói đó là con quạ mà.
Một chốc sau, ông lão lại hỏi con trai lần thứ tư: Con gì vậy con?
Lần này, giọng người con đã có phần bực bội, anh ta trả lời gắt gỏng: Cha ơi, đó là con quạ! Con quạ!
Sau đó vài phút, người cha lại hỏi con trai lần nữa:Con gì vậy con?
Lần này thì đứa con phát cáu lên, anh to tiếng: Cha ơi, sao cha cứ hỏi hoài một câu hỏi, mặc dù đã bao nhiêu lần con trả lời cha: đó là con quạ ! Cha không hiểu hay sao?
Người cha già lụm khụm đi về phòng mình và quay trở ra chiếc ghế gỗ với một quyển sổ cũ kỹ. Ông lần giở đến một trang viết và đưa cho con trai đọc. Đứa con đọc được những dòng chữ sau trong quyển nhật ký của cha:
"Ngày...... tháng....... năm...... Hôm nay, khi tôi cùng đứa con trai bé bỏng của tôi ngồi hóng mát trước sân nhà, thì có một con quạ sà xuống. Con tôi hỏi tôi hết thảy hai mươi lăm lần đó là con chim gì. tôi trả lời con trai tôi đủ hai mươi lăm lần rằng đó là con quạ mà trong lòng vẫn ngập tràn hạnh phúc."
SƯUTẦM
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
CHUYỆN CHAI SỮA !
Năm 19 tuổi, tôi thường sống trong tâm trạng lo âu, thấp thỏm. Bài làm có chỗ nào sai sót là tôi tự dày vò mình một cách khổ sở. Trước mỗi kỳ thi, tôi thức thâu đêm để cắn móng tay vì sợ thi rớt. Tôi sống với tâm trạng luôn suy nghĩ về những việc mình đã làm, để hối tiếc những sai lầm mà mình đã phạm phải, đắn đo đến cả những câu nói để rồi tự trách mình sao chẳng nói thế này, thế kia có hơn không !
Thế rồi một buổi sáng, khi lớp học tập trung tại phòng thí nghiệm sinh học do giáo sư Brandwine phụ trách, chúng tôi thấy trên bàn, trước mặt giáo sư có một chai sữa. Chúng tôi phân vân không biết chai sữa kia có liên quan gì đến bài thực hành hôm đó. Bỗng nhiên giáo sư Brandwine đứng phắt dậy, tay gạt chai dữa làm nó rơi mạnh vào bồn rửa tay. Rồi ông nói to: "Đừng than tiếc chỗ sữa đổ".
Ông bảo chúng tôi lại gần: "Hãy nhìn cho kỹ vì tôi muốn các em nhớ bài học này suốt đời. Chỗ sữa kia đang chảy hết xuống ống cống, bây giờ dù các em có bứt tóc, dằn vặt mình đi chăng nữa cũng không thể thu lại được một giọt. Suy nghĩ một chút, cẩn thận một chút thì có lẽ chỗ sữa kia đã không bị ta là đổ mất. Bây giờ trễ quá rồi và ta chỉ còn có thể quên phứt nó đi và làm việc khác".
Bài học đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Và trong cuộc sống, nó đã giúp ích nhiều cho tôi hơn bất cứ môn học nào khác. Nó dạy tôi cố gắng đừng làm đổ sữa, nếu có thể; nhưng khi đã lỡ làm đổ thì phải biết cách quên nó đi để làm sang chuyện khác...
Dale Carnegie
Trích Quẵng gánh lo đi mà vui sống.
Thế rồi một buổi sáng, khi lớp học tập trung tại phòng thí nghiệm sinh học do giáo sư Brandwine phụ trách, chúng tôi thấy trên bàn, trước mặt giáo sư có một chai sữa. Chúng tôi phân vân không biết chai sữa kia có liên quan gì đến bài thực hành hôm đó. Bỗng nhiên giáo sư Brandwine đứng phắt dậy, tay gạt chai dữa làm nó rơi mạnh vào bồn rửa tay. Rồi ông nói to: "Đừng than tiếc chỗ sữa đổ".
Ông bảo chúng tôi lại gần: "Hãy nhìn cho kỹ vì tôi muốn các em nhớ bài học này suốt đời. Chỗ sữa kia đang chảy hết xuống ống cống, bây giờ dù các em có bứt tóc, dằn vặt mình đi chăng nữa cũng không thể thu lại được một giọt. Suy nghĩ một chút, cẩn thận một chút thì có lẽ chỗ sữa kia đã không bị ta là đổ mất. Bây giờ trễ quá rồi và ta chỉ còn có thể quên phứt nó đi và làm việc khác".
Bài học đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Và trong cuộc sống, nó đã giúp ích nhiều cho tôi hơn bất cứ môn học nào khác. Nó dạy tôi cố gắng đừng làm đổ sữa, nếu có thể; nhưng khi đã lỡ làm đổ thì phải biết cách quên nó đi để làm sang chuyện khác...
Dale Carnegie
Trích Quẵng gánh lo đi mà vui sống.
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
Hành động và ý định
Mùa đông năm 1990, tôi được mời lên thủ đô để xuất hiện trong một show nói chuyện trên truyền hình. Vào cuối ngày trước ngày thu hình, khi đang chạy xe về khách sạn tôi đã trông thấy một điều...
Nằm ngay tại vỉa hè trên lớp tuyết dầy lạnh cóng là một người đàn ông đang ngủ chỉ với một tấm giấy carton đắp trên người. Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân trần của ông ta, không giầy lẫn vớ.
Lúc đó, tôi đã nghĩ mình nên dừng xe và xuống giúp ông ta nhưng vẫn không chắc lắm về điều mình sắp làm. Thế rồi, đèn giao thông bật tín hiệu xanh, cuộc sống dường như đòi hỏi tôi phải chuyển động. Và tôi đã nhấn ga. Trở về khách sạn, tôi nhanh chóng quên đi người đàn ông bên vệ đường.
Ngày hôm sau, khi đang dùng cà phê chờ đến lượt trong sảnh lớn. Tất cả những nhân vật quan trọng đều rời khỏi sảnh, chỉ còn tôi và người lao công ở lại.
Tôi đã nhìn thấy anh ta lặng lẽ làm công việc hằng ngày của mình trong những ngày tôi ở đó. Anh ta không bao giờ nói gì khác ngoại trừ "Chào buổi sáng" hay "Tôi có thể giúp gì cho ông không, thưa ông?". Anh ta luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bắt chuyện với anh ta, tôi đã hỏi anh ta hôm nay anh ta cảm thấy như thế nào. Anh ta trả lời tôi rằng anh vừa mới đạp xe một vòng dưới trời tuyết và lấy làm buồn cho chính mình... cho đến khi anh trông thấy một người đàn ông nằm ngủ ngay góc đường chỉ với một tấm carton làm chăn và chân không giầy. Tôi cảm thấy như tắc nghẹn nơi cổ họng khi nghe anh ta thuật lại anh đã vòng xe nhiều lần như thế nào để mua cho người đàn ông khốn khổ kia một đôi giầy và một đôi vớ.
Trong khi nghe câu chuyện của người lao công, tôi chợt nhớ lại hình ảnh một bức poster quen thuộc. Bức poster vẽ hình một đứa bé tay cầm một bông hoa đang cố nhón chân đưa bông hoa cho một người lớn kèm lời chú thích: "Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả".
Tôi đã đứng đó và thầm ước gì mình chính là người đã mua giầy và vớ cho người đàn ông bên vệ đường, khi người ta gọi tôi vào phòng thu hình.
Khi buổi thu hình kết thúc, tôi đã đi lại con đường ấy để tìm người đàn ông nghèo khổ nhưng ông ấy đã đi khỏi…
Chicken soup for the soul
Nằm ngay tại vỉa hè trên lớp tuyết dầy lạnh cóng là một người đàn ông đang ngủ chỉ với một tấm giấy carton đắp trên người. Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân trần của ông ta, không giầy lẫn vớ.
Lúc đó, tôi đã nghĩ mình nên dừng xe và xuống giúp ông ta nhưng vẫn không chắc lắm về điều mình sắp làm. Thế rồi, đèn giao thông bật tín hiệu xanh, cuộc sống dường như đòi hỏi tôi phải chuyển động. Và tôi đã nhấn ga. Trở về khách sạn, tôi nhanh chóng quên đi người đàn ông bên vệ đường.
Ngày hôm sau, khi đang dùng cà phê chờ đến lượt trong sảnh lớn. Tất cả những nhân vật quan trọng đều rời khỏi sảnh, chỉ còn tôi và người lao công ở lại.
Tôi đã nhìn thấy anh ta lặng lẽ làm công việc hằng ngày của mình trong những ngày tôi ở đó. Anh ta không bao giờ nói gì khác ngoại trừ "Chào buổi sáng" hay "Tôi có thể giúp gì cho ông không, thưa ông?". Anh ta luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bắt chuyện với anh ta, tôi đã hỏi anh ta hôm nay anh ta cảm thấy như thế nào. Anh ta trả lời tôi rằng anh vừa mới đạp xe một vòng dưới trời tuyết và lấy làm buồn cho chính mình... cho đến khi anh trông thấy một người đàn ông nằm ngủ ngay góc đường chỉ với một tấm carton làm chăn và chân không giầy. Tôi cảm thấy như tắc nghẹn nơi cổ họng khi nghe anh ta thuật lại anh đã vòng xe nhiều lần như thế nào để mua cho người đàn ông khốn khổ kia một đôi giầy và một đôi vớ.
Trong khi nghe câu chuyện của người lao công, tôi chợt nhớ lại hình ảnh một bức poster quen thuộc. Bức poster vẽ hình một đứa bé tay cầm một bông hoa đang cố nhón chân đưa bông hoa cho một người lớn kèm lời chú thích: "Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả".
Tôi đã đứng đó và thầm ước gì mình chính là người đã mua giầy và vớ cho người đàn ông bên vệ đường, khi người ta gọi tôi vào phòng thu hình.
Khi buổi thu hình kết thúc, tôi đã đi lại con đường ấy để tìm người đàn ông nghèo khổ nhưng ông ấy đã đi khỏi…
Chicken soup for the soul
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
CÂY PHIỀN MUỘN .
Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát, chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc. Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất cả giờ đồng hồ, sau đó đến trò "đình công" của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ. Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh.
Khi chúng tôi đến gần của, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây. Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác hẳn. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười. Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh.
"Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi". Anh ta vui vẻ đáp. "Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài. Vì vậy, mỗi khi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết mỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi".
"Nhưng anh biết không, thật buồn cười", người thợ mộc kể tiếp: "Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước".
Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn.
Khi chúng tôi đến gần của, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây. Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác hẳn. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười. Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh.
"Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi". Anh ta vui vẻ đáp. "Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài. Vì vậy, mỗi khi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết mỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi".
"Nhưng anh biết không, thật buồn cười", người thợ mộc kể tiếp: "Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước".
Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn.
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
Đâu là hạnh phúc bạn đang có .
Chúng ta sẽ chỉ cảm thấy giá trị thật sự của hạnh phúc cho đến khi chúng ta đã đánh mất hoặc sắp sửa mất nó
Khuyết danh
- Vị vua nọ đang đi công du trên một chiếc tàu thì gặp cơn bão lớn. Gió to, sóng dữ gầm thét như muốn quật đổ những cột buồm và nuốt chửng con tàu.
Một người trong đoàn tùy tùng nhà vua trước đây chưa từng ra biển nên vô cùng hoảng sợ. Anh ta khóc thét lên trong nỗi sợ hãi và mỗi lúc một to hơn. Không ai trên tàu có thể trấn an anh ta được.
Trong cơn giận dữ nhà vua hét lên:
- Có ai ở đây có thể làm cho tên hèn nhát kia câm miệng lại được không?
Ngài hỏi đến lần thứ ba, vẫn không một ai trong đám cận thần lên tiếng. Cuối cùng, có một người bước ra – ông ta là một hành khách trên tàu.
- Tôi nghĩ là tôi có thể khiến cho anh ta im lặng nếu tôi được toàn quyền làm điều đó.
Một thoáng do dự, nhưng vì nóng lòng muốn biết cách của người hành khách đó nên nhà vua ra lệnh:
- Làm ngay đi! Ta cho phép nhà ngươi.
Người khách liền ra lệnh những người lính ném anh ta xuống biển. Rơi xuống biển lạnh giá sóng lớn, anh ta gào lên khiếp sợ và vùng vẫy trong hoảng loạn, cố tìm mọi cách ngoi lên mặt nước. Ít giây sau, người khách cho thả phao kéo anh ta lên. Khi bám được thành tàu, dù mệt rũ rượi và nét mặt lộ rõ vẻ kinh hoàng, nhưng anh ta đã hoàn toàn im lặng.
Quá ngạc nhiên và ấn tượng về những gì vừa diễn ra, nhà vua bèn hỏi người khách lạ tại sao anh ta có thể biết trước được như vậy. Người khách đáp:
- Chúng ta không bao giờ nhận ra những điều bình dị mà quí giá đang có trong mọi tình huống, cho đến khi chúng ta rơi vào một tình trạng thực sự tồi tệ hơn.
FIRST NEWS - Theo Wisdom of All Times
Khuyết danh
- Vị vua nọ đang đi công du trên một chiếc tàu thì gặp cơn bão lớn. Gió to, sóng dữ gầm thét như muốn quật đổ những cột buồm và nuốt chửng con tàu.
Một người trong đoàn tùy tùng nhà vua trước đây chưa từng ra biển nên vô cùng hoảng sợ. Anh ta khóc thét lên trong nỗi sợ hãi và mỗi lúc một to hơn. Không ai trên tàu có thể trấn an anh ta được.
Trong cơn giận dữ nhà vua hét lên:
- Có ai ở đây có thể làm cho tên hèn nhát kia câm miệng lại được không?
Ngài hỏi đến lần thứ ba, vẫn không một ai trong đám cận thần lên tiếng. Cuối cùng, có một người bước ra – ông ta là một hành khách trên tàu.
- Tôi nghĩ là tôi có thể khiến cho anh ta im lặng nếu tôi được toàn quyền làm điều đó.
Một thoáng do dự, nhưng vì nóng lòng muốn biết cách của người hành khách đó nên nhà vua ra lệnh:
- Làm ngay đi! Ta cho phép nhà ngươi.
Người khách liền ra lệnh những người lính ném anh ta xuống biển. Rơi xuống biển lạnh giá sóng lớn, anh ta gào lên khiếp sợ và vùng vẫy trong hoảng loạn, cố tìm mọi cách ngoi lên mặt nước. Ít giây sau, người khách cho thả phao kéo anh ta lên. Khi bám được thành tàu, dù mệt rũ rượi và nét mặt lộ rõ vẻ kinh hoàng, nhưng anh ta đã hoàn toàn im lặng.
Quá ngạc nhiên và ấn tượng về những gì vừa diễn ra, nhà vua bèn hỏi người khách lạ tại sao anh ta có thể biết trước được như vậy. Người khách đáp:
- Chúng ta không bao giờ nhận ra những điều bình dị mà quí giá đang có trong mọi tình huống, cho đến khi chúng ta rơi vào một tình trạng thực sự tồi tệ hơn.
FIRST NEWS - Theo Wisdom of All Times
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
HỘP KEM .
Trong mọi tội lỗi mà con người có thể gây ra, có một tội không thể nào tha thứ được, đó là nghi ngờ lòng chung thủy của một trái tim chân thành.
Khuyết danh
- Chị ơi, xin lỗi, chị có thể đổi lại cho em hộp kem loại năm ngàn được không ạ?
Cô chủ quán lộ rõ vẻ khó chịu khi đang định đặt hộp kem loại mười ngàn xuống cho vị khách nhỏ.
Như không để ý đến ánh mắt xem thường của cô gái, chỉ sau một loáng, cậu bé đã ăn hết hộp kem. Tiến đến quầy trả tiền với tờ mười ngàn duy nhất trên tay, cậu bé nói nhỏ với cô gái:
- Chị vui lòng gửi phần tiền còn lại cho bác có đứa con nhỏ đang đứng trước cửa quán giúp em nhé.
Cậu bé quay lưng, cô gái chợt lặng người nhìn ra cửa, nơi người đàn ông mù cầm cây đàn đang đứng cạnh đứa con gái bé nhỏ mà ít phút trước đó đã bị cô mời ra khỏi quán.
FIRST NEWS
Khuyết danh
- Chị ơi, xin lỗi, chị có thể đổi lại cho em hộp kem loại năm ngàn được không ạ?
Cô chủ quán lộ rõ vẻ khó chịu khi đang định đặt hộp kem loại mười ngàn xuống cho vị khách nhỏ.
Như không để ý đến ánh mắt xem thường của cô gái, chỉ sau một loáng, cậu bé đã ăn hết hộp kem. Tiến đến quầy trả tiền với tờ mười ngàn duy nhất trên tay, cậu bé nói nhỏ với cô gái:
- Chị vui lòng gửi phần tiền còn lại cho bác có đứa con nhỏ đang đứng trước cửa quán giúp em nhé.
Cậu bé quay lưng, cô gái chợt lặng người nhìn ra cửa, nơi người đàn ông mù cầm cây đàn đang đứng cạnh đứa con gái bé nhỏ mà ít phút trước đó đã bị cô mời ra khỏi quán.
FIRST NEWS
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
ĐIỂM TỰA .
Hãy đặt niềm tin và khám phá những gì tốt đẹp nhất của con người bằng cả trái tim và tâm hồn.
- Trong buổi trò chuyện thân mật vào giờ dạy cuối năm của khóa sinh viên sắp ra trường, một sinh viên đã hỏi người thầy điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống cần phải gìn giữ. Người thầy hỏi lại cả lớp:
- Câu hỏi của em rất hay, vậy theo các em điều gì là quan trọng nhất?
Rất nhiều ý kiến cho rằng tình yêu, tình bạn, nghị lực ý chí, chữ tâm, chữ nhẫn, danh dự... là điều quan trọng nhất.
Chờ cho cả lớp yên lặng, người thầy đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài và chậm rãi nói:
- Cuộc sống phía trước của các em sẽ rất phong phú và đầy những bất ngờ. Chúng ta không thể dự báo điều gì đang đón chờ chúng ta: niềm vui hay nỗi buồn, thành công hay thất bại, may mắn hay bất hạnh... Nếu biết trước mọi thứ cuộc sống sẽ không còn thú vị nữa. Nhưng, có một điều quan trọng mà mỗi người cần luôn gìn giữ, đó là điểm tựa – một điểm tựa tinh thần vô hình. Đó có thể là một điều rất giản dị, thân thương trong ký ức mỗi người: hình ảnh mái trường thời thơ ấu, ánh mắt một người bạn đã xa, một bài hát yêu thích, một câu chuyện xa xưa, bóng dáng mẹ hiền hay một người thân yêu nhất... Theo thời gian, những ký ức ấy trở thành niềm tin mà mỗi khi gặp khó khăn thử thách, chúng ta sẽ nghĩ về để định hướng phải làm gì và nên như thế nào. Điểm tựa đó mang đến cho chúng ta nghị lực, ý chí, giúp chúng ta cảm nhận được cuộc sống, tình yêu trọn vẹn như vốn có. Chúng ta sẽ có đủ lòng kiên trì và sức mạnh để vượt qua. Điểm tựa đó sẽ không phai nhạt theo thời gian, mà sẽ giúp các em luôn cảm nhận đúng về bản thân mình, về những điều đang và sẽ diễn ra xung quanh. Và ký ức đó cần phải được nuôi dưỡng, giữ gìn hơn bất kỳ điều gì khác.
Lời dạy giản dị của người thầy năm xưa đã theo tôi suốt những năm tháng sau khi ra trường. Cuộc sống có biết bao biến đổi, tôi đã trải qua nhiều công việc khác nhau, đạt nhiều thành công và cũng không ít lần thất bại. Đôi khi mất phương hướng, tôi đã tìm cách thay đổi điểm tựa mới. Nhưng sau cùng, tôi nghiệm ra rằng điểm tựa tinh thần của ngày đầu mới thật sự là của riêng mình và vô cùng quan trọng. Chính nhờ điểm tựa đó mà tôi đã thoát khỏi những chuỗi ngày mây đen che phủ, tìm lại được ý nghĩa và niềm tin trong cuộc sống, tìm lại được chính mình. Và tôi hiểu rằng không ai có thể lấy điểm tựa của người khác làm điểm tựa cho mình được cả. Xin cảm ơn Thầy! Và hôm nay tôi viết ra đây để chia sẻ với tất cả các bạn.
- Meryl Streep
- Trong buổi trò chuyện thân mật vào giờ dạy cuối năm của khóa sinh viên sắp ra trường, một sinh viên đã hỏi người thầy điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống cần phải gìn giữ. Người thầy hỏi lại cả lớp:
- Câu hỏi của em rất hay, vậy theo các em điều gì là quan trọng nhất?
Rất nhiều ý kiến cho rằng tình yêu, tình bạn, nghị lực ý chí, chữ tâm, chữ nhẫn, danh dự... là điều quan trọng nhất.
Chờ cho cả lớp yên lặng, người thầy đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài và chậm rãi nói:
- Cuộc sống phía trước của các em sẽ rất phong phú và đầy những bất ngờ. Chúng ta không thể dự báo điều gì đang đón chờ chúng ta: niềm vui hay nỗi buồn, thành công hay thất bại, may mắn hay bất hạnh... Nếu biết trước mọi thứ cuộc sống sẽ không còn thú vị nữa. Nhưng, có một điều quan trọng mà mỗi người cần luôn gìn giữ, đó là điểm tựa – một điểm tựa tinh thần vô hình. Đó có thể là một điều rất giản dị, thân thương trong ký ức mỗi người: hình ảnh mái trường thời thơ ấu, ánh mắt một người bạn đã xa, một bài hát yêu thích, một câu chuyện xa xưa, bóng dáng mẹ hiền hay một người thân yêu nhất... Theo thời gian, những ký ức ấy trở thành niềm tin mà mỗi khi gặp khó khăn thử thách, chúng ta sẽ nghĩ về để định hướng phải làm gì và nên như thế nào. Điểm tựa đó mang đến cho chúng ta nghị lực, ý chí, giúp chúng ta cảm nhận được cuộc sống, tình yêu trọn vẹn như vốn có. Chúng ta sẽ có đủ lòng kiên trì và sức mạnh để vượt qua. Điểm tựa đó sẽ không phai nhạt theo thời gian, mà sẽ giúp các em luôn cảm nhận đúng về bản thân mình, về những điều đang và sẽ diễn ra xung quanh. Và ký ức đó cần phải được nuôi dưỡng, giữ gìn hơn bất kỳ điều gì khác.
Lời dạy giản dị của người thầy năm xưa đã theo tôi suốt những năm tháng sau khi ra trường. Cuộc sống có biết bao biến đổi, tôi đã trải qua nhiều công việc khác nhau, đạt nhiều thành công và cũng không ít lần thất bại. Đôi khi mất phương hướng, tôi đã tìm cách thay đổi điểm tựa mới. Nhưng sau cùng, tôi nghiệm ra rằng điểm tựa tinh thần của ngày đầu mới thật sự là của riêng mình và vô cùng quan trọng. Chính nhờ điểm tựa đó mà tôi đã thoát khỏi những chuỗi ngày mây đen che phủ, tìm lại được ý nghĩa và niềm tin trong cuộc sống, tìm lại được chính mình. Và tôi hiểu rằng không ai có thể lấy điểm tựa của người khác làm điểm tựa cho mình được cả. Xin cảm ơn Thầy! Và hôm nay tôi viết ra đây để chia sẻ với tất cả các bạn.
NGUYỄN VĂN PHƯỚC - First News
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
ĐÔI KHI ...
Bạn sẽ khám phá ra chính mình một bậc cao hơn sau mỗi lần bạn vượt qua nghịch cảnh.
Đôi khi, có ai đó vô tình bước vào cuộc đời bạn, bạn sẽ không biết trước được người đó sẽ là ai và chỉ đến khi gặp họ, bạn mới biết họ có ý nghĩa quan trọng với bạn như thế nào. Họ giúp bạn nhận ra được mình là ai và người mà bạn muốn trở thành.
Đôi khi có những việc xảy đến với bạn dường như thật đau đớn và quá sức chịu đựng. Nhưng khi vượt qua rồi, bạn mới chợt nhận ra rằng nếu không có những biến cố đó, bạn đã không thể trưởng thành hơn và nhận biết được sức mạnh của chính mình.
Mọi việc xảy ra đều có lý do của nó, không có điều gì là tình cờ hay may mắn cả. Tất cả mọi bệnh tật, mất mát hay những giây phút khó khăn chính là thử thách của cuộc sống. Không có những thử thách này, bạn sẽ không có cơ hội để học hỏi điều gì, để nhận ra đâu là điều thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với bạn.
Đôi khi, chính những trải nghiệm cay đắng sẽ giúp bạn chiêm nghiệm cuộc sống mình một cách rõ ràng và chính xác hơn. Một thất bại luôn chứa đựng niềm hy vọng. Một sự kết thúc bao giờ cũng đi liền với một sự khởi đầu, nếu bạn nhận ra.
Nếu ai đó làm bạn tổn thương, đau buồn hay làm tan nát trái tim bạn, hãy tha thứ cho họ vì chính họ sẽ giúp bạn sẽ nhận ra giá trị của niềm tin.
Hãy thử nói chuyện với những người trước giờ bạn chưa từng trò chuyện và nên lắng nghe họ một cách chân tình.
Hãy tự nhủ rằng mình là một người vững vàng. Vì nếu bạn không tin vào chính bạn, sẽ rất khó khiến người khác tin vào bạn được. Bạn có thể tạo nên cuộc sống của mình với bất cứ điều gì bạn muốn, và sống trọn vẹn với nó.
Nếu ai đó yêu bạn thật sự, hãy trân trọng tình cảm ấy và mở lòng ra với họ, không chỉ bởi họ yêu bạn, mà còn bởi họ đang giúp bạn biết cảm nhận cuộc sống và cách nhìn cuộc sống bằng một tâm hồn sâu sắc.
Bạn không bao giờ biết trước điều gì đang chờ đón bạn ngày mai. Hãy sống hết mình cho ngày hôm nay và tin tưởng vào ngày mai cho dù bất kỳ điều gì xảy ra đi nữa.
- Thomas Edison
Đôi khi, có ai đó vô tình bước vào cuộc đời bạn, bạn sẽ không biết trước được người đó sẽ là ai và chỉ đến khi gặp họ, bạn mới biết họ có ý nghĩa quan trọng với bạn như thế nào. Họ giúp bạn nhận ra được mình là ai và người mà bạn muốn trở thành.
Đôi khi có những việc xảy đến với bạn dường như thật đau đớn và quá sức chịu đựng. Nhưng khi vượt qua rồi, bạn mới chợt nhận ra rằng nếu không có những biến cố đó, bạn đã không thể trưởng thành hơn và nhận biết được sức mạnh của chính mình.
Mọi việc xảy ra đều có lý do của nó, không có điều gì là tình cờ hay may mắn cả. Tất cả mọi bệnh tật, mất mát hay những giây phút khó khăn chính là thử thách của cuộc sống. Không có những thử thách này, bạn sẽ không có cơ hội để học hỏi điều gì, để nhận ra đâu là điều thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với bạn.
Đôi khi, chính những trải nghiệm cay đắng sẽ giúp bạn chiêm nghiệm cuộc sống mình một cách rõ ràng và chính xác hơn. Một thất bại luôn chứa đựng niềm hy vọng. Một sự kết thúc bao giờ cũng đi liền với một sự khởi đầu, nếu bạn nhận ra.
Nếu ai đó làm bạn tổn thương, đau buồn hay làm tan nát trái tim bạn, hãy tha thứ cho họ vì chính họ sẽ giúp bạn sẽ nhận ra giá trị của niềm tin.
Hãy thử nói chuyện với những người trước giờ bạn chưa từng trò chuyện và nên lắng nghe họ một cách chân tình.
Hãy tự nhủ rằng mình là một người vững vàng. Vì nếu bạn không tin vào chính bạn, sẽ rất khó khiến người khác tin vào bạn được. Bạn có thể tạo nên cuộc sống của mình với bất cứ điều gì bạn muốn, và sống trọn vẹn với nó.
Nếu ai đó yêu bạn thật sự, hãy trân trọng tình cảm ấy và mở lòng ra với họ, không chỉ bởi họ yêu bạn, mà còn bởi họ đang giúp bạn biết cảm nhận cuộc sống và cách nhìn cuộc sống bằng một tâm hồn sâu sắc.
Bạn không bao giờ biết trước điều gì đang chờ đón bạn ngày mai. Hãy sống hết mình cho ngày hôm nay và tin tưởng vào ngày mai cho dù bất kỳ điều gì xảy ra đi nữa.
FIRST NEWS- Theo The Lessons of Life
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
HẠNH PHÚC BÌNH DỊ .
Hạnh phúc và niềm vui cuộc sống thường đến từ những phát hiện bất ngờ và không định trước.
Nếu buổi sáng thức dậy, bạn thấy vẫn khỏe mạnh và bệnh tật hiểm nghèo chưa đến với mình, bạn là người may mắn hơn hàng trăm ngàn người khác có thể sẽ qua đời trên giường bệnh hay những tai nạn bất ngờ hôm nay.
Nếu bạn chưa từng chịu cảnh bom rơi đạn lạc, trải qua nỗi khổ nhục trong các nhà tù, những đau khổ do bị tra tấn hoặc đói khát, bạn đã không thuộc về con số 500 triệu người như thế hiện đang chịu đựng như vậy trên thế giới này.
Nếu bạn vẫn còn một mái nhà để che mưa nắng và một chỗ để nghỉ ngơi trong hôm nay thì bạn đang là người đầy đủ hơn rất nhiều người khác trên thế giới.
Nếu bạn có tiền gửi ở ngân hàng, có tiền để chi phí hàng ngày, bạn đã nằm trong số 8% người giàu có của thế giới.
Nếu cha mẹ bạn vẫn còn sống cùng bạn, bạn đang là người may mắn nhất trên cuộc đời này.
Nếu bạn ngẩng cao đầu với một nụ cười nở trên môi và biết bày tỏ lòng cảm ơn, mạnh dạn thể hiện tình yêu, biết lắng nghe và dám nói lời xin lỗi, bạn đang là người hạnh phúc đấy vì đa số mọi người đều có thể làm như vậy nhưng họ lại không làm.
Nếu bạn còn có thể biết khóc, biết cảm thông với mọi người – chỉ đơn giản là xiết chặt tay biểu lộ cảm xúc, trao ánh mắt động viên khích lệ, đặt tay mình lên vai cùng im lặng sẻ chia, bạn đang là người may mắn vì sở hữu một phương thuốc nhiệm mầu nhất.
Nếu bạn có thể đọc được những dòng chữ này ở đây, hẳn bạn đang cảm nhận mình đã và đang là một trong những người may mắn nhất. Và bạn sẽ nhận ra ý nghĩa cuộc sống, biết nâng niu và quí trọng những gì bạn đang có và cùng chia sẻ với người khác.
- Khuyết danh
Nếu bạn chưa từng chịu cảnh bom rơi đạn lạc, trải qua nỗi khổ nhục trong các nhà tù, những đau khổ do bị tra tấn hoặc đói khát, bạn đã không thuộc về con số 500 triệu người như thế hiện đang chịu đựng như vậy trên thế giới này.
Nếu bạn vẫn còn một mái nhà để che mưa nắng và một chỗ để nghỉ ngơi trong hôm nay thì bạn đang là người đầy đủ hơn rất nhiều người khác trên thế giới.
Nếu bạn có tiền gửi ở ngân hàng, có tiền để chi phí hàng ngày, bạn đã nằm trong số 8% người giàu có của thế giới.
Nếu cha mẹ bạn vẫn còn sống cùng bạn, bạn đang là người may mắn nhất trên cuộc đời này.
Nếu bạn ngẩng cao đầu với một nụ cười nở trên môi và biết bày tỏ lòng cảm ơn, mạnh dạn thể hiện tình yêu, biết lắng nghe và dám nói lời xin lỗi, bạn đang là người hạnh phúc đấy vì đa số mọi người đều có thể làm như vậy nhưng họ lại không làm.
Nếu bạn còn có thể biết khóc, biết cảm thông với mọi người – chỉ đơn giản là xiết chặt tay biểu lộ cảm xúc, trao ánh mắt động viên khích lệ, đặt tay mình lên vai cùng im lặng sẻ chia, bạn đang là người may mắn vì sở hữu một phương thuốc nhiệm mầu nhất.
Nếu bạn có thể đọc được những dòng chữ này ở đây, hẳn bạn đang cảm nhận mình đã và đang là một trong những người may mắn nhất. Và bạn sẽ nhận ra ý nghĩa cuộc sống, biết nâng niu và quí trọng những gì bạn đang có và cùng chia sẻ với người khác.
FIRST NEWS - Theo Internet
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN.
Vậy là Chủ Nhật tới chúng mình lại họp mặt lần thứ ba.
Không còn những bồn chồn náo nức như cái lần gặp nhau lần đầu.Thay vào đó là những ưu tư làm sao để giữ mãi những tình cảm tốt đẹp về mái trường,về tình thầy trò,tình bằng hửu để cho ngày gặp nhau cuối năm mãi mãi như ánh lửa ấm áp mời gọi nhau về sưởi ấm trong những ngày cuối đông.Hãy về gặp nhau để cùng nhau viết nốt câu chuyện cuối tuần!
Chúc cuối tuần vui vẻ!
Chúc cuối tháng vui vẻ!
Chúc cuối năm vui vẻ!
Chúc bạn vui vẻ!
…Và chúc tôi vui vẻ!
Không còn những bồn chồn náo nức như cái lần gặp nhau lần đầu.Thay vào đó là những ưu tư làm sao để giữ mãi những tình cảm tốt đẹp về mái trường,về tình thầy trò,tình bằng hửu để cho ngày gặp nhau cuối năm mãi mãi như ánh lửa ấm áp mời gọi nhau về sưởi ấm trong những ngày cuối đông.Hãy về gặp nhau để cùng nhau viết nốt câu chuyện cuối tuần!
Chúc cuối tuần vui vẻ!
Chúc cuối tháng vui vẻ!
Chúc cuối năm vui vẻ!
Chúc bạn vui vẻ!
…Và chúc tôi vui vẻ!
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
BÁNH MÌ SÀI GÒN.
Mời bạn đọc một bài thơ có tựa đề là:TÂM SỰ GỬI VỀ ĐÂU của thi sĩ Lê Minh Ngọc.Bài thơ nầy đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc với tựa cùng tên.Chúng mình cùng nghe nhạc và theo dỏi câu chuyện Bánh Mì SaiGon nhé!
TÂM SỰ GỬI VỀ ĐÂU.
Ngoài ấy tuổi xuân lạnh
Rét căm lòng cỏ hoa
Em nhìn mây không cánh
Bay về phương trời xa
Nghẹn ngào em thầm hỏi
Người đi có nhớ nhà?
Ra đi mùa xuân ấy
Mây hồng bay cuối thôn
Hoa vàng cài mái tóc
Em thơ ngây mắt buồn
Trời sáng trong lòng anh
Vực ôm sầu mắt em
Hai đứa hai tâm sự
Xa nhau như ngày đêm
Anh đi say lý tưởng
Em ở nghẹn căm thù
Mỗi mùa hoa lại nở
Một bóng hình phiêu du
Cô đơn áo ai bạc
Lênh đênh vạn gốc dừa
Mơ trời hoa gạo đỏ
Giữa hai mùa nắng mưa
Hẹn mai về,mai về…
Xuân rồi xuân,quạnh quẽ
Thương người em gái quê
Xuân,buồng xuân vắng vẻ
Hoa nắng đường anh đi
Dài dài bước thương nhớ
Em xa,giờ nghỉ chi?
Mây trùng dương cách trở
Hởi người em quê hương
Xa nhau vì lý tưởng
Đâu phải vì biên cương!
-Ngàn sau nước mắt rơi trên đá,
Ai kể chuyện mình,ai xót thương?
(Cho người gái xóm đình Yên Thái,đất Xuân Tảo)
Lê Minh Ngọc.
Có lẽ bạn thắc mắc chuyện Bánh Mì SaiGon thì có liên quan gì đến bài thơ bản nhạc nầy phải không?
Thế mà có đấy bạn ạ!Thi sĩ Lê Minh Ngọc,là chủ nhân của một cửa hiệu bánh mì đầu tiên ở SaiGon.Hiện nay cửa hiệu nầy vẫn còn hoạt động.
TÂM SỰ GỬI VỀ ĐÂU.
Ngoài ấy tuổi xuân lạnh
Rét căm lòng cỏ hoa
Em nhìn mây không cánh
Bay về phương trời xa
Nghẹn ngào em thầm hỏi
Người đi có nhớ nhà?
Ra đi mùa xuân ấy
Mây hồng bay cuối thôn
Hoa vàng cài mái tóc
Em thơ ngây mắt buồn
Trời sáng trong lòng anh
Vực ôm sầu mắt em
Hai đứa hai tâm sự
Xa nhau như ngày đêm
Anh đi say lý tưởng
Em ở nghẹn căm thù
Mỗi mùa hoa lại nở
Một bóng hình phiêu du
Cô đơn áo ai bạc
Lênh đênh vạn gốc dừa
Mơ trời hoa gạo đỏ
Giữa hai mùa nắng mưa
Hẹn mai về,mai về…
Xuân rồi xuân,quạnh quẽ
Thương người em gái quê
Xuân,buồng xuân vắng vẻ
Hoa nắng đường anh đi
Dài dài bước thương nhớ
Em xa,giờ nghỉ chi?
Mây trùng dương cách trở
Hởi người em quê hương
Xa nhau vì lý tưởng
Đâu phải vì biên cương!
-Ngàn sau nước mắt rơi trên đá,
Ai kể chuyện mình,ai xót thương?
(Cho người gái xóm đình Yên Thái,đất Xuân Tảo)
Lê Minh Ngọc.
Có lẽ bạn thắc mắc chuyện Bánh Mì SaiGon thì có liên quan gì đến bài thơ bản nhạc nầy phải không?
Thế mà có đấy bạn ạ!Thi sĩ Lê Minh Ngọc,là chủ nhân của một cửa hiệu bánh mì đầu tiên ở SaiGon.Hiện nay cửa hiệu nầy vẫn còn hoạt động.
Được sửa bởi huynhminhthanh ngày 1/3/2009, 16:35; sửa lần 1.
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
BÁNH MÌ SAIGON (TT)
Sài Gòn có nhiều món ăn rất riêng, khởi thuỷ là món “nhập cư” được Sài
Gòn hoá. Chúng không chỉ Sài Gòn ở khẩu vị, ở cách chế biến mà ở cả cách ăn,
cách kinh doanh… Bánh mì là một trong số đó.
Ổ bánh mì thịt kiểu Sài Gòn đã có mặt khắp nơi trong nước. Nó còn theo chân người
Việt để bén rễ ở nhiều quốc gia khác.
Cửa hiệu đầu tiên
Người đàn ông ngồi trên ghế là thi sĩ Lê Minh Ngọc(hình chụp năm 1960)
Gần ngã tư CaoThắng – Nguyễn Đình Chiểu có một tiệm bán bánh mì nhỏ với bảng hiệu cũ kỹ, phai
màu theo năm tháng. Bánh mì Hoà Mã đã tồn tại 50 năm kể từ ngày thành lập. Nhiều
người khẳng định chủ nhân ở đây là người đầu tiên bán những ổ bánh mì thịt kiểu
Sài Gòn.
Bà Nguyễn Thị Dậu, chủ nhân của hiệu bánh mì Như Lan hiện nay, cho biết ngày
xưa bà rất mê bánh mì Hoà Mã. Lúc nhỏ, bà Dậu thường đến mua bánh mì ở đây và ước
ao ngày nào đó mình cũng có một cửa hàng bán bánh mì như ý thích.
Sài Gòn từ trước năm 1958 đã có những cửa hiệu bán bánh của người Pháp. Họ bán
bánh ngọt, bánh mì theo gu Pháp để phục vụ chủ yếu dân Tây. Bánh mì Tây là loại
đặc ruột, tuỳ hình dáng mà được gọi tên (bánh mì gối là do tròn lớn như cái gối...).
Và thịt nguội được bán riêng theo nhu cầu của người mua.
Năm 1954, vợ chồng ông Lê Minh Ngọc và bà Nguyễn Thị Tịnh di cư vào Nam. Trước đó, bà Tịnh đã làm cho hãng thịt
nguội chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng Pháp ở Hà Nội. Khi vào Sài Gòn,
hai ông bà đã có sẵn ý tưởng mở cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội để cung cấp
cho người Việt trong khu vực. Thế là ra đời, năm 1958, cửa hàng bánh mì thịt
nguội mang tên Hoà Mã (tên một làng ở ngoại ô Hà Nội) tại số 511 Phan Đình
Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q.3). Sau đó hai năm, tiệm dời về số 53 Cao Thắng
cho đến nay.
Ban đầu, tiệm cũng bán bánh mì riêng, thịt nguội riêng, ăn tại chỗ hoặc mang về.
Nhưng người mua thường là công chức, thợ thuyền, sinh viên, học sinh không có
nhiều thời gian vào buổi sáng để nhẩn nha ngồi ăn ở tiệm. Thế là Hoà Mã làm ổ
bánh mì vừa đủ cho suất ăn sáng dài hơn gang tay, nhét thịt, chả lụa, pa-tê vào
giữa để người mua tiện mang theo vào nơi làm việc, lớp học.
Lúc đó, tiệm Hoà Mã gọi một ổ bánh mì thịt của mình là cát-cút, có lẽ dùng theo
từ Pháp casse-croûte, tức bữa ăn lót dạ, bữa ăn qua loa (thật ra, tên gọi đúng
của bánh mì kẹp thịt là sandwich). Giá bán một ổ là 3 – 5 đồng, ổ lớn có bơ
tươi thì 7 – 10 đồng.
Ngày xưa, các vị công chức ở vùng Bàn Cờ, cư xá Đô Thành rất thích ăn bánh mì
Hoà Mã. Bà Tịnh vốn xuất thân làm thịt nguội cho hãng Tây nên vẫn giữ gu Pháp
cho bánh mì Hoà Mã suốt 50 năm. Không ít người ở nước ngoài về thăm quê hương
thường ghé lại Hoà Mã để thưởng thức hương vị bánh mì thịt không thể nào quên.
Hương vị bánh mì Sài Gòn
Bánh mì thịt kiểu Sài Gòn bắt đầu định được dáng vẻ, hương vị riêng của mình. Vì ổ bánh mì vừa
đủ cho một khẩu phần ăn nên không cần lớn lắm, nhưng vỏ bánh phải giòn, ruột
bánh đặc vừa phải để bột không quến khi nhai làm mất ngon.
Người miền Nam thường thích cái gì cũng có tí rau. Vì vậy ổ bánh mì được cho thêm vài lát dưa leo, củ cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua, thêm vài cọng hành, ngò để có hương thơm, vài khoanh ớt cay vừa ăn vừa
hít hà mới khoái.
Ăn ổ bánh mì thịt có đủ mùi thơm giòn của vỏ bánh, vị ngọt của bột mì, béo của
bơ, hương vị thịt, chả, pa-tê như một bản phối tròn trịa sắc màu nhưng không hề
ngán bởi có rau dưa tươi mát. Và điều quan trọng của ổ bánh mì thịt Sài Gòn là
ngon, rẻ, tiện lợi cho tất cả mọi tầng lớp.
Một thời gian sau, nhiều hiệu bánh mì thịt bắt đầu xuất hiện ở thành phố. Bánh
mì không dừng lại ở món điểm tâm nữa, nó được dùng cả ở bữa trưa, chiều, tối.
Quang Tâm
sgtt.com.vn
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
BÁNH MÌ HOÀ MÃ
Dưới đây là tâm sự của một khách hàng,qua đó chúng ta sẽ hình dung không khí quán bánh mì Hoà Mã ngày xưa..Người khách nầy là bạn của tôi,nay đã sống ở một nơi xa.
Không biết "người gái quê" ở lại miền Bắc của ông Lê Minh Ngọc có thật
không, hay chỉ là một nhân vật hư cấu trong bài thơ Tâm Sự Gửi Về Đâu, còn
"bà vợ quê" bên cạnh ông là một người đàn bà hiền lành, phúc hậu, đảm
đang. Ông bà Lê Minh Ngọc là chủ nhân tiệm bánh mì Hoà Mã ở Sài Gòn ngay từ sau
1954, đầu tiên tiệm toạ lạc trên đường Phan Đình Phùng (giờ là Nguyễn Đình Chiểu),
khoảng đầu thập niên 60 dời về Cao Thắng.
Có lẽ trước kia ông bà ở phố Hoà Mã ngoài Hà Nội, khi vào Sài Gòn mở tiệm bánh
mì lấy tên đó để hoài niệm con đường ngoài quê. Bà Lê Minh Ngọc là người điều
hành tiệm bánh mì, ông chỉ phụ giúp.
Tiệm bánh mì Hoà Mã nhỏ xíu, phải kê thêm bàn ngoài vỉa hè, nhưng phục vụ rất
thanh lịch. Những món để ăn với bánh mì như thịt nguội, xúc xích, jambon, pâté,
bơ... được bày trong đĩa trắng phau, bánh mì trước khi đưa ra cho khách được nướng
lại rồi đựng trong basket nhỏ, bên cạnh ổ bánh mì nóng có dao nĩa được gói
trong khăn trắng. Bà vấn khăn kiểu Bắc xưa răng nhuộm đen nhánh, lúc nào cũng bận
rộn. Ông cao hơn bà cả cái đầu, phong cách ung dung thong thả, chỉ phụ bà trong
việc đưa thức ăn ra bàn cho khách, và có khi ngồi lại ở bàn của khách quen để
ôn lại chuyện xưa quê nhà, nói chuyện chính trị, thời tiết, văn chương...
Bố tôi là một trong những khách quen của ông, đã được ông tặng tập thơ Tâm Sự Gửi
Về Đâu in trên giấy lụa khi tập thơ này vừa phát hành. Tập thơ khá dày, do hoạ
sĩ Tạ Tỵ trang trí, hình của tác giả được minh hoạ ở trang đầu.
Khi đó tôi còn bé lắm, chỉ mới học tiểu học chưa biết thưởng thức thơ, nhưng thỉnh
thoảng cũng mượn bố tôi tập thơ, nói là để đọc, nhưng thật ra là để sờ để vuốt
những tờ giấy lụa mịn màng cho sướng ngón tay. Còn nhớ ngắm hình ông Lê Minh Ngọc
do hoạ sĩ Tạ Tỵ vẽ, tôi thấy hơi giống nhưng lạ lạ, cái cằm vẽ xương xẩu hơn cằm
thật, cặp kính cận to quá không giống kính thật ông đeo...Những bài thơ trong
đó thì tôi hoàn toàn không nhớ gì hết.
Sau này sống xa nhà, thỉnh thoảng nghe bài Tâm Sự Gửi Về Đâu, tôi mới cảm nhận
được phần nào tâm sự của ông Lê Minh Ngọc năm xưa.
Tôi nhớ góc đường có tiệm bánh mì nhỏ ấm cúng, bên chiếc bàn kê ngoài vỉa hè đó
có thằng bé được ngồi ăn với bố trên đường bố chở đi học trong sáng sớm Sài Gòn
se lạnh, có bà chủ tiệm phúc hậu đôi khi xếp vài miếng thịt nguội vào cái đĩa
nhỏ, nói ông đem ra cho thằng bé ăn thêm, có ông chủ tiệm cao lớn vui tính cười
nói to tiếng, nhìn ông đâu ai biết ông là một thi sĩ, đã từng có tâm sự mà chẳng
biết gửi về đâu.
Giờ nghe nhạc phổ thơ ông, tôi thấy lại những hình ảnh đẹp của thời thơ ấu...
Hodinhvu.
Không biết "người gái quê" ở lại miền Bắc của ông Lê Minh Ngọc có thật
không, hay chỉ là một nhân vật hư cấu trong bài thơ Tâm Sự Gửi Về Đâu, còn
"bà vợ quê" bên cạnh ông là một người đàn bà hiền lành, phúc hậu, đảm
đang. Ông bà Lê Minh Ngọc là chủ nhân tiệm bánh mì Hoà Mã ở Sài Gòn ngay từ sau
1954, đầu tiên tiệm toạ lạc trên đường Phan Đình Phùng (giờ là Nguyễn Đình Chiểu),
khoảng đầu thập niên 60 dời về Cao Thắng.
Có lẽ trước kia ông bà ở phố Hoà Mã ngoài Hà Nội, khi vào Sài Gòn mở tiệm bánh
mì lấy tên đó để hoài niệm con đường ngoài quê. Bà Lê Minh Ngọc là người điều
hành tiệm bánh mì, ông chỉ phụ giúp.
Tiệm bánh mì Hoà Mã nhỏ xíu, phải kê thêm bàn ngoài vỉa hè, nhưng phục vụ rất
thanh lịch. Những món để ăn với bánh mì như thịt nguội, xúc xích, jambon, pâté,
bơ... được bày trong đĩa trắng phau, bánh mì trước khi đưa ra cho khách được nướng
lại rồi đựng trong basket nhỏ, bên cạnh ổ bánh mì nóng có dao nĩa được gói
trong khăn trắng. Bà vấn khăn kiểu Bắc xưa răng nhuộm đen nhánh, lúc nào cũng bận
rộn. Ông cao hơn bà cả cái đầu, phong cách ung dung thong thả, chỉ phụ bà trong
việc đưa thức ăn ra bàn cho khách, và có khi ngồi lại ở bàn của khách quen để
ôn lại chuyện xưa quê nhà, nói chuyện chính trị, thời tiết, văn chương...
Bố tôi là một trong những khách quen của ông, đã được ông tặng tập thơ Tâm Sự Gửi
Về Đâu in trên giấy lụa khi tập thơ này vừa phát hành. Tập thơ khá dày, do hoạ
sĩ Tạ Tỵ trang trí, hình của tác giả được minh hoạ ở trang đầu.
Khi đó tôi còn bé lắm, chỉ mới học tiểu học chưa biết thưởng thức thơ, nhưng thỉnh
thoảng cũng mượn bố tôi tập thơ, nói là để đọc, nhưng thật ra là để sờ để vuốt
những tờ giấy lụa mịn màng cho sướng ngón tay. Còn nhớ ngắm hình ông Lê Minh Ngọc
do hoạ sĩ Tạ Tỵ vẽ, tôi thấy hơi giống nhưng lạ lạ, cái cằm vẽ xương xẩu hơn cằm
thật, cặp kính cận to quá không giống kính thật ông đeo...Những bài thơ trong
đó thì tôi hoàn toàn không nhớ gì hết.
Sau này sống xa nhà, thỉnh thoảng nghe bài Tâm Sự Gửi Về Đâu, tôi mới cảm nhận
được phần nào tâm sự của ông Lê Minh Ngọc năm xưa.
Tôi nhớ góc đường có tiệm bánh mì nhỏ ấm cúng, bên chiếc bàn kê ngoài vỉa hè đó
có thằng bé được ngồi ăn với bố trên đường bố chở đi học trong sáng sớm Sài Gòn
se lạnh, có bà chủ tiệm phúc hậu đôi khi xếp vài miếng thịt nguội vào cái đĩa
nhỏ, nói ông đem ra cho thằng bé ăn thêm, có ông chủ tiệm cao lớn vui tính cười
nói to tiếng, nhìn ông đâu ai biết ông là một thi sĩ, đã từng có tâm sự mà chẳng
biết gửi về đâu.
Giờ nghe nhạc phổ thơ ông, tôi thấy lại những hình ảnh đẹp của thời thơ ấu...
Hodinhvu.
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
BÁNH MÌ SAIGON 2008
Cuối cùng là bài viết của Nguyễn thị Hàm Anh về bánh mì Saigon hôm nay.
Như bánh cuốn, phở, xôi, bún, bánh mì là thức ăn không thể thiếu của nhân dân Sài Gòn,
bánh mì là thứ người ta có thể ăn mọi lúc, ở mọi chỗ, có thể dễ mang theo. Bánh
mì có mặt suốt ngày, từ sáng tinh sương đến đêm khuya và dễ dàng tìm thấy ở bất
cứ đầu đường, góc phố nào của Sài Gòn. Đêm khuya khi những tiệm ăn đã đóng cửa,
không còn hủ tíu, phở, chè, cháo thì xe bánh mì với ngọn đèn leo lét vẫn một
mình thức trên vỉa hè đón đợi những người khách cần ăn khuya.
Việt Nam không trồng lúa mì, nhưng dân Việt lại thích ăn bánh mì nên Việt Nam phải nhập cảng bột mì để làm bánh mì và mì sợi. Thông thường, xíu mại, giò lụa, cá mòi, chà bông… xe bánh mì có thể
có hay không có cũng được nhưng để làm nên một xe bánh mì lề đường chân chính,
đúng sách vở, xe thường không thiếu món thịt ba chỉ buộc dây bó khoanh nhuộm
màu đỏ cam. Cùng với một ít mayonnaise, ma-dzi, pâté, đồ chua, dưa leo, cà
chua, hành hoa, ớt, tạo nên ổ bánh mì Sài Gòn đặc trưng không giống với bánh mì
kẹp thịt những nơi khác.
Bánh mì có thể kẹp với nhiều nhân khác nhau. Một thứ nhân rẻ tiền là bì, như bì
ăn với cơm tấm, thứ này không đi với nước tương hay muối tiêu mà phải rưới nước
mắm ớt mới đúng điệu. Một ổ bánh mì thịt bình dân, năm 2008, giá 3 hay 4.000 đồng
thì bánh mì bì chỉ 2 hay 3.000 đồng, ổ bánh mì không giá 2.000 một ổ. Có những
xe bánh mì thịt nướng thường đậu trước cửa trường học hoặc đẩy rong ngoài đường
ở những khu dân cư đông dân cư. Thịt bò xay nhỏ xiên que nướng bốc khói thơm phức
nhét vào bánh mì với đồ chua, rưới tương đen pha ngòn ngọt, nếu không sợ nguồn
gốc thịt chưa kiểm dịch thì ổ bánh mì nướng rong này cũng khá lạ miệng.
Cách đây vài năm, bánh mì thịt nướng kiểu Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện trong khu ẩm thực
ở những hội chợ. Món này vốn là thịt cừu nhưng sang VN, để hợp với khẩu vị người
Việt nên dùng thịt heo, bò hay gà ướp các thứ gia vị lạ, nướng chín trên trục
lò xoay tròn, nhét vào ổ bánh mì dòn thơm nóng hổi, thêm ít bắp cải, cà chua,
hành tây… cùng với mù-tạt, mayonnaise. Mặc dù ăn khá ngon nhưng không hiểu sao
món bánh mì thịt nướng Thổ Nhĩ Kỳ rất thịnh hành ở miền Bắc, vào đến Sài Gòn,
ngoài tiệm Như Lan không còn thấy nơi nào bán. Mặc dù luôn thích ứng với các
món ăn mới lạ phương xa, thể hiện qua vô số quán ăn Pháp, Nhật, Đại Hàn, Thái
Lan, Nga mọc ra khắp nơi, người Sài Gòn vẫn thích ăn bánh mì thịt heo quay quen
thuộc từ trước tới giờ hơn bánh mì thịt nướng Thổ Nhĩ Kỳ. Trước kia bánh mì hay
bánh hỏi thịt heo quay được coi là trịnh trọng, thường dùng đãi khách hay trong
đám giỗ, đám tiệc. Cách đây mấy năm, xe bánh mì thịt quay ở chân cầu Mỹ Thuận
được đưa lên báo Tuổi Trẻ khiến chủ nhân là cô Vân Mập trở nên nổi tiếng, du
khách khi đi ngang khu này thường ghé mua bánh mì cô Vân. Thế là từ xe bánh mì
nhỏ bán vội vàng cho khách qua cầu, sau một thời gian ngắn đã phát đạt thành cửa
hàng ăn uống rộng lớn, bán thêm nhiều thứ như kiểu Restaurant mini.
Một số xe chỉ chuyên bán bánh mì thịt quay nằm trên đường Trần Đình Xu (Phát Diệm),
Nguyễn thị Minh Khai (Hồng Thập Tự)… Tùy mỗi xe, thịt được thái theo kiểu khác
nhau, hoặc thành miếng to, hoặc nhỏ như cây tăm nhưng vẫn đủ ba lớp bì, mỡ và
thịt, kẹp thêm dưa leo và chế nước tương.
Nay nhiều xe bánh mì có bếp ga mini để có thể chiên trứng ốp-la tại chỗ. Tại những
cửa trường học, do bị đuổi dữ quá nên hàng bánh mì không là chiếc xe đẩy nữa mà
bánh mì nằm gọn trong mấy cái giỏ xách dã chiến để khi bị cảnh sát đưổi, bà
hàng có thể xách giỏ chạy. Trứng ốp-la, xúc xích, phô mai, bơ Tường An là những
mặt hàng quen thuộc của những bà bánh mì giỏ này. Vì sẵn bếp ga nên bà bánh mì
giỏ còn có thể bán thêm cơm chiên. Nồi cơm nấu chín sẵn trộn màu vàng vàng, các
món dùng để kẹp với bánh mì: trứng, bì, cá hộp Ba Cô Gái cũng dùng cho cơm, học
sinh thích ăn cơm chiên, bà xúc cơm, trứng, thịt cho vào chảo dầu chiên chiên,
xào xào xong ngay trong chớp mắt. Các món no bụng nóng sốt này, giờ tan học bán
không hở tay cho học sinh các trường trung học chưa đủ lớn vào quán xá, vì sau
giờ tan học chính quy ở trường, học sinh thường phải ăn vài miếng trước khi chạy
qua một lớp học thêm khác, để học đến tận chín, mười giờ tối mới về nhà. Nay
Sài Gòn có những tiệm bánh mì với những cô bán hàng trẻ trung ăn bận theo kiểu
Teen như tiệm Chop Chop ở đường Cống Quỳnh. Tiệm này khuyến mãi bằng chiêu mua
một ổ bánh mì không 2.000 đồng được tặng thêm một ổ. Chop Chop bán ổ bánh mì thịt
với giá từ 10.000 tới 15.000 đồng.
Nhiều xe bánh mì ngon trở thành thương hiệu nhiều người biết như bánh mì Lệ,
bánh mì đường Bùi thị Xuân, bánh mì góc Lý Tự Trọng-Thủ Khoa Huân…, bánh mì Anh
Phán, Hà Nội, Như Lan. Những tiệm bánh mì vừa kể từ chiếc xe vỉa hè thủa nào mới
ra nghề tiến lên thành những tủ kính bề thế nằm ở mặt tiền đường phố, người bán
hàng mặc đồng phục. Nói đến những tiệm bánh mì lâu năm của Sài Gòn không thể
không nói đến tiệm bánh mì Nguyên Sinh trên đường Trần Đình Xu, cửa tiệm xưa,
cũ nhưng sạch và sáng, với hai bàn gỗ kê phía trong, tiệm không ồn ào dù đang
lúc đông khách, đa số khách là khách quen, sành ăn đến thưởng thức bánh mì với
giò chả làm đúng hương vị Bắc kỳ.
Một tiệm bánh mì khác rất đặc biệt của Sài Gòn là tiệm Bánh Mì Hòa Mã trên
đường Cao Thắng. Thịt nguội ở đây không lấy mối mà do tự tay gia đình chế biến
theo bí kíp gia truyền. Chủ nhân Hòa Mã từ Hà Nội di cư vào Nam năm 1954. Từ 1954, quán được khai
trương ở đường Cao Thắng, Sài Gòn và mở cửa, có khách đều đến ngày hôm nay.
Bánh Mì Hòa Mã có những ông khách quen đến tiệm từ những năm 1960, dài dài đến
1975 khách bỏ Sài Gòn ra đi, 10, 20 năm sau khách quay về thăm Sài Gòn, khách
trở lại tiệm Hòa Mã và khách cảm khái khi thấy tiệm y hệt như năm xưa khi khách
bỏ Sài Gòn ra đi. Vẫn sàn nhà mòn đen, mấy cái bàn gỗ cũ, mấy cái ghế sắt tróc
sơn. Ngoài bánh mì thịt nguội hương vị độc đáo, cái đặc biệt nhất của Bánh Mì
Hòa Mã chính là chủ nhân. Ông chủ tiệm Hòa Mã là Nhà Thơ Lê Minh Ngọc, trước
kia từng đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật, bộ môn Thơ. Ông nổi bật trong bộ đồ gấm
may kiểu Tàu thường là màu sáng: vàng, cam, hồng…. Mỗi sáng ông ngồi thanh thản
đọc báo, ăn điểm tâm trong tiệm nhà. Bạn văn nghệ ghé qua tiệm luôn được ông mời
thưởng thức món bánh mì thịt nguội cực ngon với ly cà phê nóng, kèm theo những
câu chuyện văn nghệ trải dài từ Bắc vào Nam. Nhà thơ Lê Minh Ngọc nay đã ngoài
90 tuổi xuân.
Bánh Mì Hoà Mã hôm nay.Người phụ nữ ngồi quầy là bà Lê Minh Ngọc.
Những tiệm bánh mì đặc biệt Sài Gòn như tiệm Hòa Mã nay chỉ còn sót lại dăm ba
tiệm. Bánh mì từ giã chỗ bán ngoài lề đường đầy khói xe, bụi bặm, dần dần đi
vào những cửa tiệm lịch sự, tân tiến. Nay Sài Gòn có những tiệm bánh mì riêng
biệt, đàng hoàng như tiệm phở, tiệm cơm tấm, bánh mì không còn phải đóng vai
đào phụ bán theo các món ăn khác hay lang thang góc chợ, vỉa hè, gốc cây. Nay ở
Sài Gòn những tiệm bánh mì mọc ra như nấm. Một số tiệm chỉ bán duy nhất bánh mì
bít-tết bếp lửa hừng hực suốt ngày trên những đường Võ Văn Tần, Đinh Tiên
Hoàng, Cao Thắng…. Khách đến nườm nượp. Cửa hàng bánh mì tươi, ở góc đừng Trần
Quý Cáp và Mạc Đĩnh Chi, với lò nướng bánh kê ngay ở mặt tiền cửa hàng, chốc chốc
cho ra lò những khay bánh mì ròn nóng hổi. Lại có một lô tiệm bánh mì như những
tiệm chuyên bán loại “Thức ăn nhanh Âu Mỹ” - Fastfood - như: Tiệm bánh mì Ta
(Lê Thánh Tôn), King Baguettaria (Trần Hưng Đạo), Bamizon (Nguyễn văn Chiêm)….
Những tiệm mới mở này bán bánh mì thịt nguội, trứng, cá hộp… kèm cà phê, nước
trái cây, nước ngọt…. Hệ thống Bánh Mì B4 hay Queen Bee gồm nhiều cửa tiệm ở khắp
các quận đô thành. Ngoài ra còn phải kể đến những cái tên Bami Deli, Bistro,
Love Bread, Bon.
Hầu hết những tiệm bánh mì trong thành phố đều có máy lạnh, trang trí tân kỳ,
phục vụ chuyên nghiệp, không những chỉ là nơi thưởng thức món bánh mì Sài Gòn
ròn, thơm, đúng điệu, ngon lành mà còn là nơi ăn uống sạch, đẹp, văn minh, lịch
sự, thích hợp với những cuộc gặp, hẹn, bàn chuyện làm ăn, chuyện tâm tình hay
tán gẫu.
Nguyễn thị Hàm Anh
Như bánh cuốn, phở, xôi, bún, bánh mì là thức ăn không thể thiếu của nhân dân Sài Gòn,
bánh mì là thứ người ta có thể ăn mọi lúc, ở mọi chỗ, có thể dễ mang theo. Bánh
mì có mặt suốt ngày, từ sáng tinh sương đến đêm khuya và dễ dàng tìm thấy ở bất
cứ đầu đường, góc phố nào của Sài Gòn. Đêm khuya khi những tiệm ăn đã đóng cửa,
không còn hủ tíu, phở, chè, cháo thì xe bánh mì với ngọn đèn leo lét vẫn một
mình thức trên vỉa hè đón đợi những người khách cần ăn khuya.
Việt Nam không trồng lúa mì, nhưng dân Việt lại thích ăn bánh mì nên Việt Nam phải nhập cảng bột mì để làm bánh mì và mì sợi. Thông thường, xíu mại, giò lụa, cá mòi, chà bông… xe bánh mì có thể
có hay không có cũng được nhưng để làm nên một xe bánh mì lề đường chân chính,
đúng sách vở, xe thường không thiếu món thịt ba chỉ buộc dây bó khoanh nhuộm
màu đỏ cam. Cùng với một ít mayonnaise, ma-dzi, pâté, đồ chua, dưa leo, cà
chua, hành hoa, ớt, tạo nên ổ bánh mì Sài Gòn đặc trưng không giống với bánh mì
kẹp thịt những nơi khác.
Bánh mì có thể kẹp với nhiều nhân khác nhau. Một thứ nhân rẻ tiền là bì, như bì
ăn với cơm tấm, thứ này không đi với nước tương hay muối tiêu mà phải rưới nước
mắm ớt mới đúng điệu. Một ổ bánh mì thịt bình dân, năm 2008, giá 3 hay 4.000 đồng
thì bánh mì bì chỉ 2 hay 3.000 đồng, ổ bánh mì không giá 2.000 một ổ. Có những
xe bánh mì thịt nướng thường đậu trước cửa trường học hoặc đẩy rong ngoài đường
ở những khu dân cư đông dân cư. Thịt bò xay nhỏ xiên que nướng bốc khói thơm phức
nhét vào bánh mì với đồ chua, rưới tương đen pha ngòn ngọt, nếu không sợ nguồn
gốc thịt chưa kiểm dịch thì ổ bánh mì nướng rong này cũng khá lạ miệng.
Cách đây vài năm, bánh mì thịt nướng kiểu Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện trong khu ẩm thực
ở những hội chợ. Món này vốn là thịt cừu nhưng sang VN, để hợp với khẩu vị người
Việt nên dùng thịt heo, bò hay gà ướp các thứ gia vị lạ, nướng chín trên trục
lò xoay tròn, nhét vào ổ bánh mì dòn thơm nóng hổi, thêm ít bắp cải, cà chua,
hành tây… cùng với mù-tạt, mayonnaise. Mặc dù ăn khá ngon nhưng không hiểu sao
món bánh mì thịt nướng Thổ Nhĩ Kỳ rất thịnh hành ở miền Bắc, vào đến Sài Gòn,
ngoài tiệm Như Lan không còn thấy nơi nào bán. Mặc dù luôn thích ứng với các
món ăn mới lạ phương xa, thể hiện qua vô số quán ăn Pháp, Nhật, Đại Hàn, Thái
Lan, Nga mọc ra khắp nơi, người Sài Gòn vẫn thích ăn bánh mì thịt heo quay quen
thuộc từ trước tới giờ hơn bánh mì thịt nướng Thổ Nhĩ Kỳ. Trước kia bánh mì hay
bánh hỏi thịt heo quay được coi là trịnh trọng, thường dùng đãi khách hay trong
đám giỗ, đám tiệc. Cách đây mấy năm, xe bánh mì thịt quay ở chân cầu Mỹ Thuận
được đưa lên báo Tuổi Trẻ khiến chủ nhân là cô Vân Mập trở nên nổi tiếng, du
khách khi đi ngang khu này thường ghé mua bánh mì cô Vân. Thế là từ xe bánh mì
nhỏ bán vội vàng cho khách qua cầu, sau một thời gian ngắn đã phát đạt thành cửa
hàng ăn uống rộng lớn, bán thêm nhiều thứ như kiểu Restaurant mini.
Một số xe chỉ chuyên bán bánh mì thịt quay nằm trên đường Trần Đình Xu (Phát Diệm),
Nguyễn thị Minh Khai (Hồng Thập Tự)… Tùy mỗi xe, thịt được thái theo kiểu khác
nhau, hoặc thành miếng to, hoặc nhỏ như cây tăm nhưng vẫn đủ ba lớp bì, mỡ và
thịt, kẹp thêm dưa leo và chế nước tương.
Nay nhiều xe bánh mì có bếp ga mini để có thể chiên trứng ốp-la tại chỗ. Tại những
cửa trường học, do bị đuổi dữ quá nên hàng bánh mì không là chiếc xe đẩy nữa mà
bánh mì nằm gọn trong mấy cái giỏ xách dã chiến để khi bị cảnh sát đưổi, bà
hàng có thể xách giỏ chạy. Trứng ốp-la, xúc xích, phô mai, bơ Tường An là những
mặt hàng quen thuộc của những bà bánh mì giỏ này. Vì sẵn bếp ga nên bà bánh mì
giỏ còn có thể bán thêm cơm chiên. Nồi cơm nấu chín sẵn trộn màu vàng vàng, các
món dùng để kẹp với bánh mì: trứng, bì, cá hộp Ba Cô Gái cũng dùng cho cơm, học
sinh thích ăn cơm chiên, bà xúc cơm, trứng, thịt cho vào chảo dầu chiên chiên,
xào xào xong ngay trong chớp mắt. Các món no bụng nóng sốt này, giờ tan học bán
không hở tay cho học sinh các trường trung học chưa đủ lớn vào quán xá, vì sau
giờ tan học chính quy ở trường, học sinh thường phải ăn vài miếng trước khi chạy
qua một lớp học thêm khác, để học đến tận chín, mười giờ tối mới về nhà. Nay
Sài Gòn có những tiệm bánh mì với những cô bán hàng trẻ trung ăn bận theo kiểu
Teen như tiệm Chop Chop ở đường Cống Quỳnh. Tiệm này khuyến mãi bằng chiêu mua
một ổ bánh mì không 2.000 đồng được tặng thêm một ổ. Chop Chop bán ổ bánh mì thịt
với giá từ 10.000 tới 15.000 đồng.
Nhiều xe bánh mì ngon trở thành thương hiệu nhiều người biết như bánh mì Lệ,
bánh mì đường Bùi thị Xuân, bánh mì góc Lý Tự Trọng-Thủ Khoa Huân…, bánh mì Anh
Phán, Hà Nội, Như Lan. Những tiệm bánh mì vừa kể từ chiếc xe vỉa hè thủa nào mới
ra nghề tiến lên thành những tủ kính bề thế nằm ở mặt tiền đường phố, người bán
hàng mặc đồng phục. Nói đến những tiệm bánh mì lâu năm của Sài Gòn không thể
không nói đến tiệm bánh mì Nguyên Sinh trên đường Trần Đình Xu, cửa tiệm xưa,
cũ nhưng sạch và sáng, với hai bàn gỗ kê phía trong, tiệm không ồn ào dù đang
lúc đông khách, đa số khách là khách quen, sành ăn đến thưởng thức bánh mì với
giò chả làm đúng hương vị Bắc kỳ.
Một tiệm bánh mì khác rất đặc biệt của Sài Gòn là tiệm Bánh Mì Hòa Mã trên
đường Cao Thắng. Thịt nguội ở đây không lấy mối mà do tự tay gia đình chế biến
theo bí kíp gia truyền. Chủ nhân Hòa Mã từ Hà Nội di cư vào Nam năm 1954. Từ 1954, quán được khai
trương ở đường Cao Thắng, Sài Gòn và mở cửa, có khách đều đến ngày hôm nay.
Bánh Mì Hòa Mã có những ông khách quen đến tiệm từ những năm 1960, dài dài đến
1975 khách bỏ Sài Gòn ra đi, 10, 20 năm sau khách quay về thăm Sài Gòn, khách
trở lại tiệm Hòa Mã và khách cảm khái khi thấy tiệm y hệt như năm xưa khi khách
bỏ Sài Gòn ra đi. Vẫn sàn nhà mòn đen, mấy cái bàn gỗ cũ, mấy cái ghế sắt tróc
sơn. Ngoài bánh mì thịt nguội hương vị độc đáo, cái đặc biệt nhất của Bánh Mì
Hòa Mã chính là chủ nhân. Ông chủ tiệm Hòa Mã là Nhà Thơ Lê Minh Ngọc, trước
kia từng đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật, bộ môn Thơ. Ông nổi bật trong bộ đồ gấm
may kiểu Tàu thường là màu sáng: vàng, cam, hồng…. Mỗi sáng ông ngồi thanh thản
đọc báo, ăn điểm tâm trong tiệm nhà. Bạn văn nghệ ghé qua tiệm luôn được ông mời
thưởng thức món bánh mì thịt nguội cực ngon với ly cà phê nóng, kèm theo những
câu chuyện văn nghệ trải dài từ Bắc vào Nam. Nhà thơ Lê Minh Ngọc nay đã ngoài
90 tuổi xuân.
Bánh Mì Hoà Mã hôm nay.Người phụ nữ ngồi quầy là bà Lê Minh Ngọc.
Những tiệm bánh mì đặc biệt Sài Gòn như tiệm Hòa Mã nay chỉ còn sót lại dăm ba
tiệm. Bánh mì từ giã chỗ bán ngoài lề đường đầy khói xe, bụi bặm, dần dần đi
vào những cửa tiệm lịch sự, tân tiến. Nay Sài Gòn có những tiệm bánh mì riêng
biệt, đàng hoàng như tiệm phở, tiệm cơm tấm, bánh mì không còn phải đóng vai
đào phụ bán theo các món ăn khác hay lang thang góc chợ, vỉa hè, gốc cây. Nay ở
Sài Gòn những tiệm bánh mì mọc ra như nấm. Một số tiệm chỉ bán duy nhất bánh mì
bít-tết bếp lửa hừng hực suốt ngày trên những đường Võ Văn Tần, Đinh Tiên
Hoàng, Cao Thắng…. Khách đến nườm nượp. Cửa hàng bánh mì tươi, ở góc đừng Trần
Quý Cáp và Mạc Đĩnh Chi, với lò nướng bánh kê ngay ở mặt tiền cửa hàng, chốc chốc
cho ra lò những khay bánh mì ròn nóng hổi. Lại có một lô tiệm bánh mì như những
tiệm chuyên bán loại “Thức ăn nhanh Âu Mỹ” - Fastfood - như: Tiệm bánh mì Ta
(Lê Thánh Tôn), King Baguettaria (Trần Hưng Đạo), Bamizon (Nguyễn văn Chiêm)….
Những tiệm mới mở này bán bánh mì thịt nguội, trứng, cá hộp… kèm cà phê, nước
trái cây, nước ngọt…. Hệ thống Bánh Mì B4 hay Queen Bee gồm nhiều cửa tiệm ở khắp
các quận đô thành. Ngoài ra còn phải kể đến những cái tên Bami Deli, Bistro,
Love Bread, Bon.
Hầu hết những tiệm bánh mì trong thành phố đều có máy lạnh, trang trí tân kỳ,
phục vụ chuyên nghiệp, không những chỉ là nơi thưởng thức món bánh mì Sài Gòn
ròn, thơm, đúng điệu, ngon lành mà còn là nơi ăn uống sạch, đẹp, văn minh, lịch
sự, thích hợp với những cuộc gặp, hẹn, bàn chuyện làm ăn, chuyện tâm tình hay
tán gẫu.
Nguyễn thị Hàm Anh
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
Cha me sinh con ..trời sinh tính
Tuần nầy mời các bạn đọc và cùng suy ngẫm với câu chuyện thương tâm sau:
Xin bấm chuột vào link dưới để theo dõi câu chuyện:
http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/03/3BA0C924/
Dưới đây là bài viết của Vũ Trà My trên vanchuongviet.org về câu chuyện nầy:
Cha me sinh con ..trời sinh tính
Vũ Trà My
“Cha mẹ sinh con trời sinh tính, biết con mình xấu nết, tôi
đã khuyên bảo rất nhiều nhưng không thay đổi nó được. Những thằng trước hiền
lành nên chỉ lẳng lặng bỏ đi sau bao nhiêu sóng gió với nó. Còn thằng này cục
tính quá, mấy lần cãi nhau, nó cũng hăm như thế, ai ngờ lần này nó làm thiệt… …
Phải chi con Liên biết phải trái thì giờ đây mẹ già đâu phải côi cút, các con
của nó không phải mỗi đứa mỗi nơi và tình cảm nhạt nhẽo với nhau thế này”.
Lời than thở của một bà lão- mẹ ruột nạn nhân- người vừa bị chồng thiêu sống sau một trận cải vã
vừa qua tại Việt Nam.
Câu chuyện được kể lại qua cáo trạng nơi toà án : Sau trận cự cãi cuối cùng
,nạn nhân đã đanh đá thách thức ông chồng ..Thế là thãm kịch xãy ra, nạn nhân
bị tạt nguyên can xăng, rồi hộp quẹt bật lên châm ngọn lửa vào cái đuốc người
tẩm đầy dầu đó. Một người tử vong đau đớn thê thãm. Một nổi hối hận dày dò gậm
nhấm cho thời gian thi hành án dài đến 20 năm của ông chồng cục tính. Một gia
đình ly tan từ lâu với 4 người con tan tác khắp nơi ... Bài học gì học được ở
đây ?
Lòng tự trọng không có. Sự nhân ái và khiêm cung trong đối
xử không còn..Và khi cái tôi tự khẳng định mình quá lớn, lấn át cả tình nghĩa
tào khang....Thãm kịch phải xãy ra. Nạn nhân đã học được gì, rút tỉa được kinh
nghiệm gì qua 3 lần đò thất bại trước đó với ba dòng con tan tác khắp nơi ?
Nhưng trước khi khép mắt vào cỏi vĩnh hằng, chị ấy vẫn không thắng nổi cái tôi
của mình để xung đột tiếp diễn thêm lần nữa, với một lý do tranh cãi không đáng
phải bùng nổ như vậy...Và cao trào của cuộc xung đột là chị nhận đủ hậu quả
chết thê thãm .
Toà án cũng đã phải nương nhẹ tình tiết cho bị cáo với chi
tiết nhân thân trước kia của chị lập đi lập lại hoài bi kịch cải vã. Từ mức án
chung thân theo đề nghị của Công Tố viện cho tội trạng cố sát đã giãm xuống còn
20 năm. Để cho người viết bài ở vnexpress, kể lại diễn biến câu chuyện (mà theo
ý kiến riêng của tôi, độc giả sẽ thông
cảm được cho tình thế người chồng khi xãy ra thãm kịch ? ) * Và cho tôi, người
viết tiếp theo, thấy lòng mình chùng lại xót xa cho cả gia đình họ. Sự thương
cảm đau xót khi đọc lại dòng báo diễn
tả hình ảnh luống cuống bước nhanh vào
toà án trong chiếc áo tu hành bạc thếch- rộng thùng thình của chú tiểu vừa mồ
côi mẹ. Mặc dầu từ lâu nay chú Tiểu nầy đã nương nhờ nơi cửa phật, không sống
chung với mẹ của mình nữa.
Người chết cũng đã yên mồ mả. Người chồng đã đền tội ở trại
giam. Bà mẹ già, các con của nạn nhân cũng trở về cuộc sống thường nhật trước
đó của họ. Nhưng sóng gió có yên bình được không, ít nhất trong tâm tưởng của
những người còn sống bây giờ?
Tôi vẽ ra một cảnh tượng cưa cẩm nên có của một cặp không
còn trẻ nữa, gần giửa cuộc đời mới tìm
thấy nhau. Để bỏ qua chi tiết xây xẩm mê đắm yêu vội của thời tuổi trẻ. Nhớ
ngày đầu khi đến với nhau- họ chắc có một thời gian nhìn ngó nhau -quan sát
nhau để tìm ra được sự cảm thông. Như một sự tin tưởng của tôi, người chồng
cũng phải bị quyến rũ bởi nét duyên dáng đằm thắm dịu dàng nữ tính nào đó của
chị Liên để thương yêu. ( Chứ chẳng lẽ anh ta chết mê mệt bởi lời nói chua
ngoắt đanh đá của người phụ nữ sao..? ) Người vợ cũng bắt gặp được sự lịch lãm
chăm sóc ân cần của anh Hải , người đang cưa cẩm mình (Chứ chẳng lẽ chị ấy đi
mê cái dáng điệu thô lổ cộc cằn của người đàn ông mê nhậu nhẹt say sưa sao ? ).
Họ chắc đã phải nói với nhau toàn là lời mật ngọt và hứa hẹn cho nhau một tương
lai vợ chồng chung sống trong mái ấm hạnh phúc, nương tựa lẫn nhau đến cuối
cuộc đời. Nên họ mới tình nguyện đến với nhau. Tại sao những mật ngọt lúc ban
đầu đó tan biến mất hút sau ba năm chung sống? Thay vào đó là sự cự cải triền
miên, tiếp diễn hoài những hành động khiêu khích với nhau. Phải chăng lòng tin,
sự kính trọng ban đầu đối với nhau hao hụt đi với thời gian. Hay vì cái tôi của
hai người quá lớn? Những lời nói về nhau thật chói tai, dồn nén đến cơn tức
nước vỡ bờ khi chị đơn phương công bố bỏ đứa con chung bởi nhân thân của ông
chồng không xứng đáng làm cha. Có phải những gãy đổ liên tiếp trong đời sống
tình cảm của chị trước đây dồn dập đến, khiến chị trở nên cay đắng hơn trong
việc gìn giữ hạnh phúc phải có cho đời sống vợ chồng. Bi kịch nào mang tên là
số phận đưa đẩy người đàn bà tội nghiệp nầy đến chổ chết ? Chị ấy nghĩ gì ở
hành động thách thức cuối cùng trong cuộc đời mình lúc đó ? " Chắc là
thằng cha nầy không dám đâu ? " Chỉ giỏi tài nhậu nhẹt say sưa , chỉ giỏi
chuyện hăm he cho sướng miệng mà thôi " Nên chuyện cự cãi cũng đã diễn ra
trước giửa đường phố trước mắt bao nhiêu cặp mắt tò mò của nhiều người, để dẫn
đến thãm kịch sau lời thách thức đó.
Đời sống bây giờ quá nhiều điều bất trắc giửa sinh kế, giữa
môi trường sống, giữa sự đối xử lẫn nhau và sự nhìn nhận về nhân sinh quan
tương đồng trong xã hội ...Đâu phải vô lý mà ông bà mình luôn dặn dò cho đôi vợ
chồng mới cưới, hãy nhớ sự " Tương kính như tân " để đời sống vợ
chồng bền vững" Hay "Chồng
giận thì vợ làm lành, miệng cười chúm chím thưa anh giận gì ? " Tuy mới
đọc ra thấy rõ sự thua thiệt cam phận của người đàn bà, phải hy sinh cái tôi trước cho ông chồng
nhưng sau đó gia đình đó sẽ thừa hưởng sự an bình hạnh phúc. Bởi hồi xưa, gánh
nặng sinh kế lo toan cho cả nhà đều đặt
trên vai ông chồng. Bây giờ xã hội đã thay đổi nam nữ bình đẳng vẫn phải
chen vai nhau ra xã hội gánh vách chung chuyện sinh kế cho gia đình ..Thì những
chủ thể trong ca dao kia cũng sẽ dễ dàng
đôi ngôi cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Nhưng trên hết là sự yêu thương và tôn
trọng lẫn nhau cho một nền tảng của một gia đình bền vững " Một câu nhịn
chín sự lành " và " Chín bỏ làm mười" hay " Nhân vô thập
toàn " là những câu khuyên giải thích ứng cho mọi thời đại. Bắt đầu thay đổi cách nhìn và sự đối xử từ
nơi bản thân mình và gia đình nhỏ của mình trước, sau đó xã hội chung quanh mới
hưởng được không khí thái bình được. Sáng nay khi chạy xe ra đường bị một người
dành đường chạy ẩu làm suýt nữa xãy ra tai nạn cho bạn. Bạn ơi cố gắng thở sâu,
nhịn đi một lời đáp trả hằn học ( bởi bạn có cay cú đáp trả, tai nạn kia cũng
đã xãy ra đâu , tại sao lại làm vấn đề trầm trọng hơn ?). Vào cơ quan, thấy ra
ánh mắt soi bói của đồng nghiệp....Thở một hơi sâu, để tự nhủ biết đâu mình
nghi ngại sai lầm về họ ..Cười và chào nhau một buổi sáng tốt đẹp. Bạn sẽ thấy
một màu xanh hoà bình đã về, len trong bầu không khí nhỏ đó ngay. Về nhà sau
một buổi làm việc mệt nhọc , lỡ phải nghe môt một lời cằn nhằn không hợp thời
hợp cảnh của người phối ngẫu. Hãy nghĩ họ vừa trãi qua một điều bực tức nào đó,
và chờ dịp nầy mà xổ toẹt cho xã stress..Cho họ một cơ hội đi, ngắm gương mặt
phùng mang trợn má đó trong khía cạnh khôi hài và bạn sẽ nhớ ngay đến sự ân cần
dịu dàng nào đó họ đã từng cho bạn trước đây mà tha thứ...
Tôi dặn bạn như thế nhưng trước mắt đó là lời tự nhủ thiết
thực cho tôi, một con người luôn đụng
đầu với sự sân si trong cuộc sống. Hình ảnh của chú tiểu nhỏ buồn bã ở phiên
toà xử vụ án xãy ra cho cái chết của mẹ mình trong bài phóng sự pháp luật vừa
rồi, là một tiếng chuông cảnh tĩnh vang
lên trong sự suy nghĩ của tôi về cách xử sự với chính tôi , với gia đình nhỏ
của tôi và với đời sống quanh tôi bây giờ. Mọi thãm kịch đều có thể xãy ra, nếu
bạn không tự chế ngự nổi cái tôi của mình trong mọi tình huống.
* Vnexpress-Bản của tác giả gửi.
Vũ TRÀ MY
"Vợ giận thì chồng làm lành.Miệng cười ha hả thưa em giận gì?"
Câu nầy của tui..
Xin bấm chuột vào link dưới để theo dõi câu chuyện:
http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/03/3BA0C924/
Dưới đây là bài viết của Vũ Trà My trên vanchuongviet.org về câu chuyện nầy:
Cha me sinh con ..trời sinh tính
Vũ Trà My
“Cha mẹ sinh con trời sinh tính, biết con mình xấu nết, tôi
đã khuyên bảo rất nhiều nhưng không thay đổi nó được. Những thằng trước hiền
lành nên chỉ lẳng lặng bỏ đi sau bao nhiêu sóng gió với nó. Còn thằng này cục
tính quá, mấy lần cãi nhau, nó cũng hăm như thế, ai ngờ lần này nó làm thiệt… …
Phải chi con Liên biết phải trái thì giờ đây mẹ già đâu phải côi cút, các con
của nó không phải mỗi đứa mỗi nơi và tình cảm nhạt nhẽo với nhau thế này”.
Lời than thở của một bà lão- mẹ ruột nạn nhân- người vừa bị chồng thiêu sống sau một trận cải vã
vừa qua tại Việt Nam.
Câu chuyện được kể lại qua cáo trạng nơi toà án : Sau trận cự cãi cuối cùng
,nạn nhân đã đanh đá thách thức ông chồng ..Thế là thãm kịch xãy ra, nạn nhân
bị tạt nguyên can xăng, rồi hộp quẹt bật lên châm ngọn lửa vào cái đuốc người
tẩm đầy dầu đó. Một người tử vong đau đớn thê thãm. Một nổi hối hận dày dò gậm
nhấm cho thời gian thi hành án dài đến 20 năm của ông chồng cục tính. Một gia
đình ly tan từ lâu với 4 người con tan tác khắp nơi ... Bài học gì học được ở
đây ?
Lòng tự trọng không có. Sự nhân ái và khiêm cung trong đối
xử không còn..Và khi cái tôi tự khẳng định mình quá lớn, lấn át cả tình nghĩa
tào khang....Thãm kịch phải xãy ra. Nạn nhân đã học được gì, rút tỉa được kinh
nghiệm gì qua 3 lần đò thất bại trước đó với ba dòng con tan tác khắp nơi ?
Nhưng trước khi khép mắt vào cỏi vĩnh hằng, chị ấy vẫn không thắng nổi cái tôi
của mình để xung đột tiếp diễn thêm lần nữa, với một lý do tranh cãi không đáng
phải bùng nổ như vậy...Và cao trào của cuộc xung đột là chị nhận đủ hậu quả
chết thê thãm .
Toà án cũng đã phải nương nhẹ tình tiết cho bị cáo với chi
tiết nhân thân trước kia của chị lập đi lập lại hoài bi kịch cải vã. Từ mức án
chung thân theo đề nghị của Công Tố viện cho tội trạng cố sát đã giãm xuống còn
20 năm. Để cho người viết bài ở vnexpress, kể lại diễn biến câu chuyện (mà theo
ý kiến riêng của tôi, độc giả sẽ thông
cảm được cho tình thế người chồng khi xãy ra thãm kịch ? ) * Và cho tôi, người
viết tiếp theo, thấy lòng mình chùng lại xót xa cho cả gia đình họ. Sự thương
cảm đau xót khi đọc lại dòng báo diễn
tả hình ảnh luống cuống bước nhanh vào
toà án trong chiếc áo tu hành bạc thếch- rộng thùng thình của chú tiểu vừa mồ
côi mẹ. Mặc dầu từ lâu nay chú Tiểu nầy đã nương nhờ nơi cửa phật, không sống
chung với mẹ của mình nữa.
Người chết cũng đã yên mồ mả. Người chồng đã đền tội ở trại
giam. Bà mẹ già, các con của nạn nhân cũng trở về cuộc sống thường nhật trước
đó của họ. Nhưng sóng gió có yên bình được không, ít nhất trong tâm tưởng của
những người còn sống bây giờ?
Tôi vẽ ra một cảnh tượng cưa cẩm nên có của một cặp không
còn trẻ nữa, gần giửa cuộc đời mới tìm
thấy nhau. Để bỏ qua chi tiết xây xẩm mê đắm yêu vội của thời tuổi trẻ. Nhớ
ngày đầu khi đến với nhau- họ chắc có một thời gian nhìn ngó nhau -quan sát
nhau để tìm ra được sự cảm thông. Như một sự tin tưởng của tôi, người chồng
cũng phải bị quyến rũ bởi nét duyên dáng đằm thắm dịu dàng nữ tính nào đó của
chị Liên để thương yêu. ( Chứ chẳng lẽ anh ta chết mê mệt bởi lời nói chua
ngoắt đanh đá của người phụ nữ sao..? ) Người vợ cũng bắt gặp được sự lịch lãm
chăm sóc ân cần của anh Hải , người đang cưa cẩm mình (Chứ chẳng lẽ chị ấy đi
mê cái dáng điệu thô lổ cộc cằn của người đàn ông mê nhậu nhẹt say sưa sao ? ).
Họ chắc đã phải nói với nhau toàn là lời mật ngọt và hứa hẹn cho nhau một tương
lai vợ chồng chung sống trong mái ấm hạnh phúc, nương tựa lẫn nhau đến cuối
cuộc đời. Nên họ mới tình nguyện đến với nhau. Tại sao những mật ngọt lúc ban
đầu đó tan biến mất hút sau ba năm chung sống? Thay vào đó là sự cự cải triền
miên, tiếp diễn hoài những hành động khiêu khích với nhau. Phải chăng lòng tin,
sự kính trọng ban đầu đối với nhau hao hụt đi với thời gian. Hay vì cái tôi của
hai người quá lớn? Những lời nói về nhau thật chói tai, dồn nén đến cơn tức
nước vỡ bờ khi chị đơn phương công bố bỏ đứa con chung bởi nhân thân của ông
chồng không xứng đáng làm cha. Có phải những gãy đổ liên tiếp trong đời sống
tình cảm của chị trước đây dồn dập đến, khiến chị trở nên cay đắng hơn trong
việc gìn giữ hạnh phúc phải có cho đời sống vợ chồng. Bi kịch nào mang tên là
số phận đưa đẩy người đàn bà tội nghiệp nầy đến chổ chết ? Chị ấy nghĩ gì ở
hành động thách thức cuối cùng trong cuộc đời mình lúc đó ? " Chắc là
thằng cha nầy không dám đâu ? " Chỉ giỏi tài nhậu nhẹt say sưa , chỉ giỏi
chuyện hăm he cho sướng miệng mà thôi " Nên chuyện cự cãi cũng đã diễn ra
trước giửa đường phố trước mắt bao nhiêu cặp mắt tò mò của nhiều người, để dẫn
đến thãm kịch sau lời thách thức đó.
Đời sống bây giờ quá nhiều điều bất trắc giửa sinh kế, giữa
môi trường sống, giữa sự đối xử lẫn nhau và sự nhìn nhận về nhân sinh quan
tương đồng trong xã hội ...Đâu phải vô lý mà ông bà mình luôn dặn dò cho đôi vợ
chồng mới cưới, hãy nhớ sự " Tương kính như tân " để đời sống vợ
chồng bền vững" Hay "Chồng
giận thì vợ làm lành, miệng cười chúm chím thưa anh giận gì ? " Tuy mới
đọc ra thấy rõ sự thua thiệt cam phận của người đàn bà, phải hy sinh cái tôi trước cho ông chồng
nhưng sau đó gia đình đó sẽ thừa hưởng sự an bình hạnh phúc. Bởi hồi xưa, gánh
nặng sinh kế lo toan cho cả nhà đều đặt
trên vai ông chồng. Bây giờ xã hội đã thay đổi nam nữ bình đẳng vẫn phải
chen vai nhau ra xã hội gánh vách chung chuyện sinh kế cho gia đình ..Thì những
chủ thể trong ca dao kia cũng sẽ dễ dàng
đôi ngôi cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Nhưng trên hết là sự yêu thương và tôn
trọng lẫn nhau cho một nền tảng của một gia đình bền vững " Một câu nhịn
chín sự lành " và " Chín bỏ làm mười" hay " Nhân vô thập
toàn " là những câu khuyên giải thích ứng cho mọi thời đại. Bắt đầu thay đổi cách nhìn và sự đối xử từ
nơi bản thân mình và gia đình nhỏ của mình trước, sau đó xã hội chung quanh mới
hưởng được không khí thái bình được. Sáng nay khi chạy xe ra đường bị một người
dành đường chạy ẩu làm suýt nữa xãy ra tai nạn cho bạn. Bạn ơi cố gắng thở sâu,
nhịn đi một lời đáp trả hằn học ( bởi bạn có cay cú đáp trả, tai nạn kia cũng
đã xãy ra đâu , tại sao lại làm vấn đề trầm trọng hơn ?). Vào cơ quan, thấy ra
ánh mắt soi bói của đồng nghiệp....Thở một hơi sâu, để tự nhủ biết đâu mình
nghi ngại sai lầm về họ ..Cười và chào nhau một buổi sáng tốt đẹp. Bạn sẽ thấy
một màu xanh hoà bình đã về, len trong bầu không khí nhỏ đó ngay. Về nhà sau
một buổi làm việc mệt nhọc , lỡ phải nghe môt một lời cằn nhằn không hợp thời
hợp cảnh của người phối ngẫu. Hãy nghĩ họ vừa trãi qua một điều bực tức nào đó,
và chờ dịp nầy mà xổ toẹt cho xã stress..Cho họ một cơ hội đi, ngắm gương mặt
phùng mang trợn má đó trong khía cạnh khôi hài và bạn sẽ nhớ ngay đến sự ân cần
dịu dàng nào đó họ đã từng cho bạn trước đây mà tha thứ...
Tôi dặn bạn như thế nhưng trước mắt đó là lời tự nhủ thiết
thực cho tôi, một con người luôn đụng
đầu với sự sân si trong cuộc sống. Hình ảnh của chú tiểu nhỏ buồn bã ở phiên
toà xử vụ án xãy ra cho cái chết của mẹ mình trong bài phóng sự pháp luật vừa
rồi, là một tiếng chuông cảnh tĩnh vang
lên trong sự suy nghĩ của tôi về cách xử sự với chính tôi , với gia đình nhỏ
của tôi và với đời sống quanh tôi bây giờ. Mọi thãm kịch đều có thể xãy ra, nếu
bạn không tự chế ngự nổi cái tôi của mình trong mọi tình huống.
* Vnexpress-Bản của tác giả gửi.
Vũ TRÀ MY
"Vợ giận thì chồng làm lành.Miệng cười ha hả thưa em giận gì?"
Câu nầy của tui..
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
PHỎNG VẤN THƯỢNG ĐẾ .
Một ngưòi nằm mơ thấy mình đang phỏng vấn
Thượng đế.
-Mời vào ! Ngươi muốn phỏng vấn ta ?
-Vâng ạ !Nếu ngài có thì giờ…
-Thời gian của ta là vô tận !Ta có thể làm bất cứ điều chi ta muốn. Nào mời…
-Điều gì ở loài người làm cho ngài ngạc nhiên nhất sau khi ngài đã tạo ra họ ?
-À, à…Đó là lúc còn nhỏ thì họ mong cho
mau lớn, khi lớn lên rồi thì mong cho nhỏ lại…
À, đó là họ phung phí sức khỏe để
kiếm cho thật nhiều tiền, rồi bỏ tiền đó ra để phục hồi sức khỏe…
À, còn nữa !
Lúc nào họ cũng lo lắng, toan tính cho tương lai… để rồi chẳng sống trong tương
lai mà cũng chẳng sống trong hiện tại…!
ST
Thượng đế.
-Mời vào ! Ngươi muốn phỏng vấn ta ?
-Vâng ạ !Nếu ngài có thì giờ…
-Thời gian của ta là vô tận !Ta có thể làm bất cứ điều chi ta muốn. Nào mời…
-Điều gì ở loài người làm cho ngài ngạc nhiên nhất sau khi ngài đã tạo ra họ ?
-À, à…Đó là lúc còn nhỏ thì họ mong cho
mau lớn, khi lớn lên rồi thì mong cho nhỏ lại…
À, đó là họ phung phí sức khỏe để
kiếm cho thật nhiều tiền, rồi bỏ tiền đó ra để phục hồi sức khỏe…
À, còn nữa !
Lúc nào họ cũng lo lắng, toan tính cho tương lai… để rồi chẳng sống trong tương
lai mà cũng chẳng sống trong hiện tại…!
ST
huynhminhthanh- Members
- Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008
Similar topics
» Chuyện trộm ...
» Tư duy tích cực hay câu chuyện về nửa cốc nước đầy
» Chuyện nhỏ mà!
» Thông báo chuyện hội nhập vào diễn đàn ...
» Chuyện Cơm Hến xứ Huế...
» Tư duy tích cực hay câu chuyện về nửa cốc nước đầy
» Chuyện nhỏ mà!
» Thông báo chuyện hội nhập vào diễn đàn ...
» Chuyện Cơm Hến xứ Huế...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết