DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by huynhminhthanh 21/9/2008, 00:30

Ngày Chủ Nhật ,mời các bạn cùng tôi thư giãn với vài phút âm nhạc để lấy sức chiến đấu cho một tuần mới.
Lần nầy chúng mình thả hồn quay về ngày xưa một tí:

-Cho tôi lại ngày nào
Trăng lên bằng ngọn cau
....
cho tôi lại nhà trường
bao nhiêu là người thương
Tôi yêu thầy tôi lắm
Nhớ tiếng nói vang vang
Tôi theo tà áo trắng cô em bạn cùng trường
...
Cho đi lại từ đầu
Chưa đi vội về sau...



huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty ĐOÀN CHUẪN & TỪ LINH.

Bài gửi by huynhminhthanh 26/9/2008, 23:56

Viết bài đầu tiên "Tình nghệ sĩ" năm 24 tuổi (1948), tuổi bắt đầu dấn thân vào cuộc đời, vào tình yêu để cho đến gần mười năm sau, thành một chùm bài hát đều đặn "mười phân vẹn mười" như đã được biết: Tình nghệ sĩ, Lá đổ muôn chiều, Gửi gió cho mây ngàn bay, Chuyển bến, Cánh hoa duyên kiếp, Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Lá Thư, Gửi người em gái miền Nam, Đường về Việt Bắc. Có lẽ trong các nhạc sĩ Việt Nam, Đoàn Chuẩn mới là người có thể kể ra đầy đủ tác phẩm một cách không cần dùng dấu ba chấm đến như vậy. Tất nhiên, sự nghiệp sáng tác của ông không gọn gẽ một cách lạ lùng như thế. Ông viết thêm khoảng 6 ca khúc rải rác cho quãng thời gian sau này, nhưng tinh hoa phát tiết đã trọn vẹn trong 10 năm ấy, 10 tác phẩm ấy.

Sinh ngày
15/6/1924, tại Hải Phòng, mảnh đất có nhiều nhân vật đóng góp lớn cho nền âm nhạc Việt Nam thời điểm khởi đầu: Lê Thương, Văn Cao, Hoàng Quý, Hoàng Phú (Tô Vũ)... Trong đó, chính nhóm Đồng Vọng mà Hoàng Quý chủ xướng đã tạo nên không khí sáng tác cho dòng nhạc lãng mạn thời gian này.

Đoàn Chuẩn lại trưởng thành ở Hà Nội, không những thế, lại còn trong một gia đình tư sản cỡ lớn: Hãng nước mắm Vạn Vân (Hà Nội đầu thế kỷ từng có câu: Cốm Vòng, cà Báng, húng Láng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét), hãng này nổi tiếng khắp Đông Dương. Đi kháng chiến, thì Đoàn Chuẩn vẫn là công tử Hà thành chính hiệu. Cả 10 bài hát viết trong thời gian kháng chiến mà người ta không thấy bóng dáng kháng chiến ở chỗ nào! Ông đã nhận mình là "tay mơ" trong sáng tác, và trong cả...tình yêu. Chẳng hạn, Tình nghệ sĩ là khi đi tản cư, do mê một cô nàng bán hàng cà phê xinh đẹp người Hà Nội.

Quán tên là Thanh Hương, vì thế ban đầu nhạc sĩ nghĩ : "Đây quán Thanh Hương mấy thu đầm ấm..." sau đó, mới thành "Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm. Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng...". Cũng may, không thì ngày nay Tình nghệ sĩ lại không còn quảng đại mà sẽ bị gói trọn trong hai chữ Thanh Hương xa xôi ngày nào. Tự nhận mình là đa tình, thích gái đẹp. Có lẽ chính vì thế, khi có gia đình rồi, có được người vợ cũng đẹp lắm rồi, ông "hết hứng" viết. Chính bản thân ông cũng thành thật nói lên một điều "rất đáng tiếc" của mình cuối đời là tiếc sao "Tất cả những cô ca sĩ hát nhạc Đoàn Chuẩn- Từ Linh hay thì ...chẳng có cô nào đẹp cả", mà ông suốt đời chỉ yêu cái đẹp thôi!

Ngay cả bút danh Từ Linh ký chung trong các bản nhạc của ông cũng là một kỷ niệm đẹp. Từ Linh vừa là bạn, vừa là tri âm. Người, không biết thực hư thế nào và trong những câu chữ nào, đã sửa soạn góp ý cho những bản thảo của Đoàn Chuẩn. Từ Linh đã mất vì ung thư năm 1992.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty TÌNH NGHỆ SĨ.

Bài gửi by huynhminhthanh 27/9/2008, 00:02



Nhạc: Đoàn Chuẩn
Lời : Từ Linh


Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm...
Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng...
Mơ tới bên em em tô quầng mắt...
Em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung...

Tung phấn hương yêu qua muôn lời hát...
Bay tới bên em tới em thầm nhắc...
Đây ý tơ xưa đâu duyên tình cũ...
Bóng anh phai dần ái ân tàn theo...

(1)
Mối tình nghệ sĩ như giấc mơ...
Chóng tàn vì vương muôn ý thơ...
Mỗi chiều ngàn tiếng tơ khóc than
Còn nhắc mãi tới đêm nao trăng về...

Theo gió tha hương bay về miền xưa...
Nâng phím tơ lên mấy cung lả lơi...
Đây phím đưa duyên đây hoa đợi bướm...
Lá thu lìa cành nhớ hoa ngàn xưa...

(2)
Mối tình nghệ sĩ như áng mây...
Gió hồng dìu cánh bay tới em...
Tiếc rằng tình đó hay chóng phai...
Tình ghép ấy khiến xui nên duyên hờ...

Nhưng mỗi thu qua gây tro tàn cũ...
Gây chút hương xưa đã phai màu nhớ...
Ai trách chi nhau mấy thu đầm ấm...
Pháo nao nhuộm đường nhớ chăng tình anh..

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty Re: NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by huynhminhthanh 28/9/2008, 08:58



Đoàn Chuẩn - đắm say và lặng lẽ

Yến Anh

Riêng tư
: Vàng phai mấy lá, là nhạc phẩm ông viết tặng Thanh Hằng, cô ca sĩ nổi tiếng tại rạp Đại Đồng thuở những năm 50. Khi ông tặng "Vàng phai mấy lá" cho ca sĩ, nàng đã xé. Nhạc phẩm này, sau đó, ông còn đặt một tên khác là "Bài ca bị xé", rồi cuối cùng, ông lại đổi thành "Vĩnh biệt". "Vĩnh biệt" với tiếng hát Ánh Tuyết (ATB) là ca khúc đã đưa ông lịm dần vào cõi vĩnh hằng ngây 15-11-2001 vừa qua.

Chỉ 16 ca khúc, Đoàn Chuẩn đã đi vào đời sống âm nhạc VN như là một nhạc sĩ viết về tình yêu say đắm nhất

Sinh tại Hải Phòng, đảo Cát Hải, Đoàn Chuẩn - con trai ông chủ hãng nước mắm Vạn Vân - từ nhỏ đã nổi tiếng lãng mạn, đa tình. Con nhà giàu, kể cả những ngày đầy vất vả và khó khăn, Đoàn Chuẩn vẫn tạo cho mình một cuộc sống phong lưu đầy màu sắc. Cho đến tận cuối đời, ông dường như không còn gì để tiếc.

Ước mơ một "Đêm Đoàn Chuẩn".- Mơ ước thăm con cái và bạn bè lần cuối đã được ông thực hiện trong chuyến đi
Canada năm 1990. Ba tháng ở Canada là ba tháng ông tri ân bạn xưa, những người từng gắn bó với ông cùng những ca khúc một thời vang bóng, đặc biệt là Khánh Ly . Cũng ba tháng ấy, ông miệt mài chép lại những nhạc phẩm của mình trên những khuông nhạc tự kẻ, bằng nét chữ nghiêng, bay bướm đã vận vào cả đời ông. Chỉ đến những năm sau này, khi ca khúc của ông được Cẩm Vân, Bảo Yến, Lê Dung và gần đây là Ánh Tuyết hát lại khá nhiều trên sân khấu, Đoàn Chuẩn mới bày tỏ mong muốn cháy bỏng của mình là tổ chức một đêm nhạc Đoàn Chuẩn tại TPHCM, nhưng ước mơ đó ông chưa thực hiện được.

Suốt từ năm 1957, lui về với gia đình, Đoàn Chuẩn có thói quen uống cà phê ở Cửa
Nam. Cái quán nhỏ này giúp ông có thêm những người bạn hoàn toàn không phải văn nghệ sĩ. Âm nhạc là niềm đam mê cả đời của ông, nhưng âm nhạc cũng để lại cho ông những khoảng buồn trong lòng đôi khi không nói ra được. Có Từ Linh, ông sống một cuộc sống khác. Những chiều cả hai ngồi với nhau không cần nói câu gì. Hàng chục năm đủ để đôi bạn Bá Nha - Tử Kỳ này hiểu nhau đến độ chỉ nhìn cũng biết những gì người kia muốn nóị Từ ngày Từ Linh mất, cuộc sống của Đoàn Chuẩn thu hẹp trong căn phòng tầng hai . Ông tìm niềm vui trong tiếng đàn, hoặc là những cuộc trò chuyện không đụng chạm ai .

Từng bóng giai nhân.- Kháng chiến, ông vào khu Bốn công tác, bà lên đường tản cư trên Việt Bắc. Đường về Việt Bắc (1948) là nhạc phẩm thứ hai của ông, cũng là nhạc phẩm duy nhất ông tặng vơ.. Bà biết điều ấy, và bà chấp nhận yêu một nghệ sĩ đa tình. Gần sáu chục năm chung sống với sáu mặt con, chưa ai thấy bà ghen với ông, hay ít ra là tỏ thái độ như thế. Lúc nào bà cũng nhẹ nhàng, kể cả khi những câu chuyện tình của ông vỡ lở. Bà biết, nhưng im lặng. Bởi bà hiểu tính ông, không yêu không chịu được. Khi chép lại một số tác phẩm của mình ông ghi lại những kỷ niệm chỉ riêng mình ông biết, thấp thoáng bóng giai nhân: "Viết tại hàng cà phê T.H nơi C.T và Đ.C đều chết mệt vì cô hàng..." (Tình nghệ sĩ), hay "Để nhớ một kỷ niệm với V.P và M.L. Em ơi, lá có rơi ngoài muôn ngả. Thì chung quy cũng về đất thân yêụ Anh phong sương mưa nắng đã hoen nhiều . Đời nhạc sĩ có vui gì đâu em hỡị Anh ra đi em cũng đừng chờ đợi . Mai anh về, kia nữa hoặc chẳng bao giờ" (Chuyển bến). Hoặc "Viết tại 63 Lý Thường Kiệt và 46 Hàng Cót, Hà Nội (rạp Đại Đồng) cuối năm 1954, bước sang năm 1955. Không sao kìm nổi sự xúc động và nhớ vô cùng" (Lá đổ muôn chiều).

Khi mất Từ Linh.- Từ Linh mất, Đoàn Chuẩn như mất đi một phần cuộc sống, một chỗ dựa, mất đi cái cảm giác thân thương vốn có của mình. Toàn bộ 16 ca khúc của mình, ông đều đề tên chung Đoàn Chuẩn - Từ Linh trong phần tác giả. Từ Linh là người đã sống, đã khen và đã sửa từng lời trong các ca khúc của ông. Văn mình, vợ người, một mình Đoàn Chuẩn không thể viết nên những ca từ tuyệt vời như thế. Bởi cái gì của ông, với ông cũng nhất, cũng không ai theo kịp. Đoàn Chuẩn rất nóng tính, ông hầu như không nghe ai, trừ Từ Linh. Cả đời ông cũng rất ít khen ngợi tác phẩm của người khác, ngoài ca khúc Em đến thăm anh một chiều mưa của Tô Vũ. Từ Linh là tri kỷ, ông chỉ biết lắng nghe người tri kỷ. Ở những tác phẩm "viết thêm" sau này, khi không còn Từ Linh, không còn hồn tri kỷ như: Một cánh pensée, Phấn son, Màu nắng có bao giờ phai đâu đã không còn sắc màu Đoàn Chuẩn, bởi không còn dấu ấn Từ Linh. Khi đạo diễn Đinh Anh Dũng làm Gửi gió cho mây ngàn bay, hễ mở băng ra là ông khóc, thương bạn, thương mình.

Sợ cuộc sống hư danh.- Những năm cuối đời, Đoàn Chuẩn sống rất lặng lẽ. Chính xác hơn, ông sợ mọi sự ồn ào xung quanh mình. Nói về mình, ông ngạị Trở về Hà Nội sau chuyến biểu diễn tại TPHCM năm 1983, ông giấu kín tất cả về cuốn lưu bút bạn bè viết cho mình. Đi đâu Đoàn Chuẩn cũng mang theo chiếc cặp, như một bảo vật cần giấu kín. Tận những năm ông ốm, con trai ông mới biết về cuốn lưu bút nàỵ Đoàn Chuẩn bảo nếu người ta biết những gì người ta viết cho cha đăng lên báo thì còn mặt mũi nào mà nhìn bạn bè nữạ Tuổi này không cần hư danh, mà cha cũng không thích hư danh...

Giờ ông đã ra đị Chắc chắn rằng tên tuổi của ông còn lưu danh bởi những tình khúc bất hủ làm lay động mọi con tim...

Yến Anh



huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty Re: NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by huynhminhthanh 28/9/2008, 09:00





GửiGióChoMâyNgànBay
Sáng tác: Đoàn Chuẩn – Từ Linh



Với bao tà áo xanh đây mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa

Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian

Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi phím tơ đồng tìm duyên
Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân
Về đôi mắt như hồ thu

Thấy hối tiếc nhiều
Thuyền đã sang bờ
Đường về không lối
Giòng đời trôi đã về chiều
Mà lòng mến còn nhiều
Đập gương xưa tìm bóng

Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim rồi bay, anh rồi đi
Đường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng

Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm đa tình về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty Re: NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by huynhminhthanh 4/10/2008, 00:40



Lá Đổ Muôn Chiều
Sáng tác: Đoàn Chuẩn – Từ Linh



Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi
trong thuyền hoa tình duyên đành dứt

Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi
mà phung phí đời em không tiếc nhớ

Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta

Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi

Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi
Thuyền rơi xa bến vắng người ơi
Hướng dương tàn tạ trong đêm tối
Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.

Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Tình anh một con thuyền bé
chìm sâu đại dương một đêm nổi sóng

Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
Tiếc mà chi dang dở phút phân ly
Thuyền phiêu lãng từ nay không bến đổ

Lá đổ muôn chiều ôi lá úa
phải chăng là những cánh đời em
đêm đêm lìa xuống trần tình vương hoen úa
ôi những cánh đời mong manh.

Than tiếc mà chi chiếc lá vàng bay về cuối trời
làm lòng anh nhớ mãi người ơi.
Nhớ nhau từ làn môi đôi mắt.
đành tìm trong nét bút xa xôi.

Nhưng mỗi mùa thu chiếc lá vàng bay về cuối trời.
Thuyền tình không bến đỗ người ơi.
Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát.
Đời vắng em rồi vui với ai?

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty Re: NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by huynhminhthanh 10/10/2008, 11:31



THU HÁT CHO NGƯỜI

Sáng tác: Vũ Đức Sao Biển

Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim ta nhớ người vô bờ

Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ
Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương
Trong mênh mông chiều sương
Giữa thu vàng bên đồi sim trái chín
Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ rơi

Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
Màu vàng lên biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong ta hát vì xa người

Thu hát cho người
Thu hát cho người, người yêu ơi

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty Re: NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by huynhminhthanh 17/10/2008, 09:58



NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. 180px-Dang_The_Phong



ĐẶNG THẾ PHONG



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Đặng Thế Phong (1918 – 1942) là nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho giai đoạn âm nhạc tiền chiến. Ông mất năm 24 tuổi và chỉ để lại ba nhạc phẩm: Đêm thu, Con thuyền không bếnGiọt mưa thu.



Tiểu sử

Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Cha ông là Đặng Hiển Thế, thông phán Sở Trước bạ Nam Định.
Vì cha mất sớm, gia cảnh túng thiếu, Đặng Thế Phong phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung (deuxième année primaire supérieure) tại trường trung học Saint Thomas d'Aquin. Ông lên Hà Nội vẽ cho một số tờ báo và học với tư cách dự thính tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Ecole supérieure de Beaux Arts) tới năm 1939. Thời gian ông học ở đây đã để lại một giai thoại. Trong một kỳ thi, Đặng Thế Phong vẽ bức tranh cảnh một thân cây cụt. Giáo sư, họa sĩ người Pháp Tardieu chấm bài, khen ngợi nhưng nói rằng: E Đặng Thế Phong sẽ không sống lâu được!

Cuộc đời Đặng Thế Phong rất long đong, lận đận. Ông phải sống lang bạt và trải qua nhiều nghề. Tháng 2 năm 1941, Đặng Thế Phong lang thang vào Sài Gòn rồi sang Campuchia. Tại Nam Vang, ông có mở một lớp dạy nhạc và đến tháng 8 năm 1941 ông trở lại Hà Nội.

Sự nghiệp âm nhạc của Đặng Thế Phong chỉ có ba nhạc phẩm và đều rất nổi tiếng là: Đêm thu ca khúc viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội 1940, Con thuyền không bến hoàn chỉnh tại Nam Vang, trình diễn lần đầu tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941 và Giọt mưa thu 1942. Nhạc phẩm cuối cùng Giọt mưa thu được ông viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh. Ban đầu bản nhạc mang tên Vạn cổ sầu, nhưng theo ý một vài người bạn, ông đặt lại là Giọt mưa thu cho bớt sầu thảm hơn.

Cả ba ca khúc của ông đều viết về mùa thu và hai trong số đó Con thuyền không bếnGiọt mưa thu được xếp vào những tác phẩm bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Giọt mưa thu cũng là cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng bởi Giọt mưa thu khi viết ca khúc đầu tay Ướt mi.

Nhận xét của Phạm Duy, các sáng tác của Đặng Thế Phong là những bài hát khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam, được tiếp nối xuất sắc bởi Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Theo Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong và Lê Thương là hai nhạc sĩ tiền chiến có sáng tác sâu đậm hồn dân tộc nhất: "Đặng Thế Phong là người hết sức tài hoa. Anh chơi được rất nhiều nhạc cụ. Anh sáng tác Giọt mưa thu, Con thuyền không bến từ khi còn rất trẻ. Đáng tiếc, anh mất quá sớm. Có thể nói sự ra đi của anh là một tổn thất lớn đối với bạn bè và cho cả những người yêu mến âm nhạc Việt Nam."

Đặng Thế Phong được xem như một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của thời kỳ tiền chiến. Ông mất năm 24 tuổi vì bệnh lao trên một căn gác số 9 phố Hàng Đồng, Nam Định năm 1942.

CON THUYỀN KHÔNG BẾN


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty Re: NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by huynhminhthanh 17/10/2008, 10:19



GIỌT MƯA THU


....

Có một điều rất khó lý giải là tại sao ở cái tuổi mới hơn hai mươi mà Đặng Thế Phong lại nhuần nhuyễn từ ca từ đến làn điệu thấm đẫm chất dân ca đồng bằng Bắc Bộ như vậy.
Lướt theo chiều gió. Một con thuyền theo trăng trong.
Giai điệu này lặp đi lặp lại nhiều lần như một điểm nhấn, nó nghe như một làn điệu dân ca mơ hồ, chầu văn hay chèo nào đó.
Cũng lạ, trong lúc âm nhạc Pháp đang tràn ngập Việt Nam, tâm lý hướng ngoại đang là "mốt" trong giới trí thức, những đĩa hát tango chinoise 78 vòng/phút đầy chất lính kèn lê dương, phong trào tân nhạc chủ yếu là đặt lời cho các bài hát tây thì nhạc phẩm của Đặng Thế Phong lại thấm đẫm tâm hồn Việt…
Năm 1942, Đặng Thế Phong viết "Vạn cổ sầu", sau Bùi Công Kỳ sửa lời và đặt tên mới là "Giọt mưa thu". Đây là giai phẩm thứ ba của Đặng Thế Phong và lại có chủ đề là mùa thu:



Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi.



Giọt mưa thu rơi thánh thót. Thật không có hình ảnh nào sống động chính xác hơn. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, người ta vẫn ví những khúc ca lộng lẫy đó như là "hoa hậu" của ca từ âm nhạc hiện đại Việt Nam.
"Giọt mưa thu" là một nhạc phẩm song cũng là một mảng tâm hồn của con người. Nó như một lời ru kỳ diệu đưa hồn người hòa đồng vào các cung bậc cảm xúc đầy sắc màu của thiên nhiên, nó như giãi bày hộ nỗi buồn nhân thế đang mong được giải tỏa.
Một tiếng tơ lòng cất lên mỏng manh như tâm hồn người nghệ sĩ.
Đã bao năm rồi, đã có biết bao thế hệ người Việt Nam cất tiếng hát:



Ai nức nở thương đời
Châu buông mau, dương thế bao la sầu.


Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ chia xa, mỗi năm được gặp nhau một lần ngắn ngủi, nước mắt của tình yêu và nỗi nhớ giội từ trên trời cao xuống hiu hắt lắng đọng từ cõi vô biên, phải chăng đó là chất xúc tác để chàng nghệ sĩ họ Đặng cảm xúc cất lên những âm thanh siêu ảo vượt lên nỗi buồn thế tục, phải chăng giọt mưa thu chính là thiên sứ của tình yêu đã được nhân cách hóa một cách tài tình.
Hãy thử tưởng tượng trong một ngày mưa thu rơi thánh thót ngoài hiên, tiếng vĩ cầm cất lên réo rắt những giai điệu như nức nở của giọt mưa thu của Đặng Thế Phong, người ta có cảm nhận như đâu đây tiếng lòng thổn thúc của thơ Verlain, hay tiếng nhạc buồn của Chopin, hay những cánh lá vàng trong bức tranh "Mùa thu vàng" của Levitan. Thiên nhiên và lòng người hòa quyện một cách tài tình trong bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ.
Chỉ với ba nhạc phẩm thôi, Đặng Thế Phong đã là một hiện tượng trong lịch sử nền âm nhạc Việt
Nam
. Từ "Đêm thu" với những kỷ niệm tươi trẻ hồi thơ bé cùng Tết Trung thu:
Qua lá cành ánh trăng lan dịu dàng
Ru hồn bao nhớ nhung.

đến "Con thuyền không bến" mộng mơ:
Ánh trăng mờ chiếu.
Một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la thuyền mơ bến nơi đâu?
đã là một bước chuyển rất lớn trong tâm hồn người nghệ sĩ.
Đến "Giọt mưa thu": Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu ai khóc ai than hờ.
Có thể thấy Đặng Thế Phong đã hóa thân vào tiếng thu lòng thổn thức một cách tài tình như thế nào.


Trích NGƯỜI CON TÀI DANH BẠC PHẬN CỦA ĐẤT THÀNH NAM.


(Tổng hợp từ các báo)

nguồn ĐỒNG HƯƠNG NAM ĐỊNH-blogtiengviet.net

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty Re: NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by huynhminhthanh 24/10/2008, 16:29



ĐÊM ĐÔNG

Có lẽ khi viết Đêm đông, Nguyễn Văn Thương không ngờ được rằng rồi nó sẽ đi vào lòng biết bao thế hệ suốt mấy mươi năm như thế. Khi ấy ông mới hai mươi tuổi. Một anh chàng sinh viên nghèo kiết xác, đêm ba mươi không có tiền về quê ăn tết, đi lang thang trong cái lạnh Hà Nội, với bộ quần áo tây cũ và đôi giày tây rộng thùng thình. Chàng ta chỉ đủ tiền ăn ổ bánh mì, dạo qua phố Khâm Thiên, phố ả đào nổi tiếng của Hà Nội bấy giờ, mong tìm một chút ấm lòng giữa khu phố dập dìu đó. Thế nhưng ngay cả khu phố ăn chơi này cũng vắng ngắt, một cô đào nghe tiếng loẹt quệt trên đường (chứ nhạc sĩ lúc ấy làm gì dám bén mảng đến cửa nhà ả đào!) ra đưa mắt nhìn rồi chán nản quay vào, chỉ còn kịp thấy phản chiếu trong gương một cánh tay trần trắng nuỗn xanh xao. Buồn, chán đời và chán bản thân mình, quay về gác trọ và giữa tiếng gió lạnh gào rú bên ngoài, nhạc sĩ ngồi viết. Viết một mạch xong Đêm đông, từ thân phận mình, cảm thân phận người. Bài hát lặp lại mãi từ đêm đông, điệp lại mãi sự điên cuồng của gió! Tuy nhiên, có một điều rất lạ là người ta đã lãng quên nhân vật ký tên chung trong bản nhạc Đêm đông với Nguyễn Văn Thương trong bản in trước giải phóng ở Sài Gòn. Đó là Kim Minh. Kim Minh là một người bạn, người đã trau chuốt lời cho các bản nhạc của Nguyễn Văn Thương. Tuy nhiên, ông này mất sớm. Chính vì vậy người ta cũng thành lạ luôn.

NHỊP CẦU ÂM NHẠC.HTV

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty Re: NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by huynhminhthanh 31/10/2008, 05:30



ẢO ẢNH
Y VÂN


Yêu cho biết bao đêm dài
Cho quen với nồng cay
Yêu cho thấy bao lâu dài
Chỉ còn vài trang giấy
Giòng mực xanh còn đấy
Hứa cho nhiều dù bao lời nói
Đã phai tàn thành mây thành khói
Cũng xem như không mà thôi
Những ân tình em đong bằng nước mắt
Khóc cho đầy hai chữ tình yêu
Phấn hương nồng anh xem tựa tấm áo
Đã thay màu ân ái từ lâu
Những neo thuyền yêu thương dễ đứt
Khiến bao chiều trên bến tịch liêu
Vắng con tàu sân ga thường héo hắt
Thiếu anh lòng em thấy quạnh hiu
Xưa đêm vắng đưa nhau về
Nay đơn bóng đường khuya
Khi vui thấy trăng không mờ
Lòng buồn nên trăng úa
Kìa phồn hoa còn đó
Những con đường buồn vui lộng gió
Những ân tình chìm trong lòng phố
Cũng theo hư không mà đi..



Sau hai năm lập gia đình, ở một buổi trình tấu nhạc nơi đài phát thanh Saigon vừa tan, khoảng năm 1965, (lúc bấy giờ Y Vân là nhạc trưởng của một ban nhạc lớn: ban nhạc Y Vân, cùng với Thanh Thoại, Tuyết Mai, Mai Hương làm nền trình diễn) trên đường về, Y Vân được một chú bé "Stop" xe anh lại và mời vào một quán café bên đường. Nơi này có một thiếu nữ nhan sắc đang ngồi chờ sẵn, chú bé giới thiệu người thiếu nữ này tên Huyền - sinh viên ban Việt Hán đại học Văn Khoa Saigon.

Huyền có đôi mắt buồn não nề, trên bâu áo có chít một mảnh tang đen. Y Vân cố moi lại trong ký ức một thân quen nào đó từ người thiếu nữ đối với anh, nhưng vẫn không tìm ra một liên hệ nào. Bằng xã giao bình thường, người Nhạc Trưởng bèn buông lời chia buồn một cách bâng quơ, vịn vào cớ mảnh tang đen đính trên áo người thiếu nữ. Huyền cười thảm não: "Em đâu có ai là người thân quen qua đời, mảnh tang này là dành cho mối tình em đó". Sau lời minh biện như vậy, Y Vân bị đưa vào thế ngượng ngùng. Anh đã manh nha về một bí ẩn nào đó, thôi thúc người thiếu nữ này muốn diện kiến anh. Nhưng nỗi sầu man mác ẩn chứa trên khuôn mặt gấm hoa ấy, khiến cho Y Vân ái ngại không dám hỏi thăm thêm. Chàng viện cớ bận rộn và xin cáo từ. Trước khi từ giã Huyền và chú bé, Y Vân xin địa chỉ hai người để còn dịp gặp lại lần khác.
[/b]
Hai ngày sau đó, Y Vân tìm đến nhà Huyền trong một khu nghèo nàn có chiếc cầu cao vắt ngang ao rau muống đường Trương Minh Giảng. Lòng rối bởi một chuyện không đâu, người nhạc sĩ Y Vân bỏ những bước chầm chậm, đếm mòn ưu tư gập ghềnh theo nhịp gỗ.

Sau tiếng gõ cửa đầu tiên, Y Vân được chú bé em Huyền ra mở cửa. Căn nhà vách gỗ đơn sơ cũng đìu hiu như chủ, giống như bốn câu thơ của Lưu Khâm:


"Nhà vắng tơ giăng sầu cõi nhện
Chiếu khăn nằm lạnh lẻ loi tình
Êm đềm mà nghe con nước vỗ
Đàn ai vừa đứt một giây trầm."
Huyền không có mặt ở nhà. Cậu bé kể: "Chúng tôi là con một ông Hội Đồng ở tỉnh Long An. Hai chị em được gia đình gởi lên Saigon trọ học. Chị Huyền yêu anh không biết từ lúc nào, cho nên sách vở biếng lười. Trong tập vở học trò, chỉ chép toàn nhạc anh - thay vì tiền gia đình gửi lên cung cấp cho chị hoàn tất ban cử nhân Văn Khoa, chị Huyền phung phí vào một lớp học nhạc Tây Ban Cầm cho đến khi chị đàn được, suốt ngày chỉ đệm và hát nhạc anh. Hát một mình đơn lẻ. Mấy năm liên tục, chị không đậu thêm được một chứng chỉ nào. Ba mẹ nhiều lần từ tỉnh lên thăm, thấy con gái tiều tụy, biếng ăn lười học, nên đã đưa hai chị em trở về quê nhà cấm cố, và bắt ép gả chồng cho chị - một sĩ quan hải quân, hình như người ấy có tên là L.T.Đ, ông ấy đẹp trai, có chức phận, con nhà giàu, nhưng chị Huyền vẫn một mực chối từ. Bẽ mặt với phía đàng trai mà không hiểu được tấm lòng người con gái đã gửi trọn về mối tình anh. Ba mẹ buông lời từ đứa con không vâng lời ấy. Chị Huyền chặt dạ ôm ấp mối tình ảo ảnh của anh, nên trốn bỏ gia đình trở lại Saigon, nơi mà chị đã dại khờ mở cửa con tim tuổi thanh xuân yêu một chiều người nhạc sĩ Y Vân. Chị một mình tìm kế mưu sinh để chờ dịp gặp anh, hy vọng hai con tim cùng hòa nhịp. Đến khi biết rõ ra anh đã có vợ, chị Huyền đớn đau như chiếc cây gục ngã giữa bão tình. Kể từ đó, chị chít tang đen trên bâu áo. Giã từ người yêu không tưởng, chôn chết nỗi si mê dại khờ. Tội nghiệp chị Huyền, tưởng với mảnh vải đen có thể làm nhát dao chặt đứt mối tơ tưởng tình yêu. Nhưng không, tình chết trên mảnh vải sô, mà lại sống hoài nơi lòng chị ấy. Chị muốn gặp anh để nói điều này. Và chị đã không dám nói, làm con ốc mượn hồn, yêu thương chôn chặt mối hận tình..."

Nghe đến đây, Y Vân gục đầu xuống bàn. Anh nào có biết oan nghiệt ấy đã đến từ anh cho người con gái yêu thương không dám nói. Anh ra về như chạy. Hình như có bóng ai đang rượt đuổi đòi hỏi một ân tình. Nhạc phẩm "Ảo Ảnh" ra đời sau buổi ra về với trọn đêm thức trắng. Trí tưởng tượng của anh đi trên niềm hối hận. Ảo ảnh cuộc đời, ảo ảnh tình yêu đã có thực nơi những tâm hồn lãng mạn: Yêu mặn nồng, đắng cay, tha thiết. Gió ở trên non, gió cuốn mây trôi, cho dù bầu trời vẫn xanh thờ ơ không mảy may hay biết:


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty SANG NGANG .

Bài gửi by huynhminhthanh 7/11/2008, 23:05




"Thôi nín đi em
Lệ đẫm vai rồi
Buồn thương nhớ ơi
Anh hỡi đôi mình
Mộng nay đã tan
Tình đã dở dang
Em khóc những chiều
Anh xót xa nhiều
Thương cho tình yêu
Nỗi buồn chua cay
Khi lòng đổi thay
Thôi hết sum vầy
................
Nếu biết rằng
Tình là giây oan
Nếu biết rằng
Hợp rồi sẽ tan
Nếu biết rằng
Yêu là đau khổ
Thà dương gian
Đừng có đôi mình
................
Lau mắt đi em
Gần hết đêm rôi
Buồn thêm nữa sao
Mai bước sang ngang
Lòng thêm nát tan
Tình đã dở dang
Thôi khóc làm gì
Đã lỡ duyên thề
Thương nhau mà chi
Nỗi buồn ai hay
Khi mình chia tay

Xa cách nhau rồi


ĐỖ LỄ.



Thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình đêm nào cũng có mặt người nghệ sĩ thư sinh này. Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.
Với tâm hồn đa cảm và bén nhạy yêu thương. Đỗ Lễ đã để lòng mình mở rộng đón tiếng hát Lệ Thanh đi sâu vào cõi thầm kín nhất của tình si.Từ tiếng ca chất chứa nỗi lòng tan tác bởi chia ly của người nữ ca sĩ tài hoa này đã dẫn Đỗ Lễ vào bến si mê. Yêu giọng ca, yêu cả con người.


Thực sự lúc ấy, tầm vóc của nữ ca sĩ Lệ Thanh nói về tài nghệ và danh phận, thì Đỗ Lễ chỉ là một bóng mờ. Yêu một chiều là nỗi trái ngang thường trực của tình đời. Đỗ Lễ là một lẻ bóng trong yêu đương. Nhưng người nghệ sĩ này vẫn nắm nuối hình bóng ấy làm chất liệu cho kiếp sống đam mê. Lễ sáng tác rất nhiều nhạc khúc theo nhịp điệu Slow, vừa ngợi ca tình yêu vừa than thở cho thân phận một người muốn leo cành bưởi hái hoa. Nhưng cành bưởi thì xa, hoa thì lung linh khêu gợi, mà bày tay người nghệ sĩ thì cách xa quá, cách xa mỏi cả tầm tay với.

Đỗ Lễ, như đã trình bày ở trên, luôn có cảm tưởng rằng, mình sẽ không bao giờ được đáp lại tình si mê ấy. Chợt khoảng năm 1963 - 1964 cũng là lúc Lệ Thanh lên xe hoa với một người khác. Trước tin này, Đỗ Lễ thất điên bát đảo trong tâm hồn. Anh thường trực tìm đến men rượu để chia sầu.

Nhạc phẩm "Sang Ngang" ra đời trong trạng huống đó với tấm lòng tan nát, ôm mối tình của hai con đường song song không bao giờ gặp nhau. Người nghệ sĩ thường có trí tưởng tượng rất phong phú. Dưới ánh đèn sân khấu, thì nàng nhìn chung vào khoảng không, nhưng Đỗ Lễ vẫn cứ ngỡ rằng Lệ Thanh cũng yêu mình, và bởi một duyên cớ nào đó mà người đẹp mới đành phải sang ngang. Từ đó âm điệu của bản nhạc và lời trong ca khúc được Đỗ Lễ dựng lên như một an ủi: -Thôi nín đi em.....

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty GIỌT LỆ ĐÀI TRANG .

Bài gửi by huynhminhthanh 15/11/2008, 05:57




Giọt Lệ Đài Trang

Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng
Ngày xưa ai quyền quý cao sang
Em chính em ngày xưa đó
Ướt xây đời lên tột đỉnh nhân gian
Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn
Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang
Tôi chính tôi ngày xưa đó
Cũng đèo bồng mơ người đẹp lầu hoa
Rồi một hôm tôi gặp nàng
Đem tiếng hát cung đàn
Với niềm yêu lai láng
Nhưng than ôi quá bẽ bàng
Bao tiếng hát cung đàn
Người chẳng màng còn chê chán
Nhìn đời thấy lắm phũ phàng
Mượn tiếng hát cung đàn
Với niềm đau dĩ vãng
Nhưng bao giông tố lan tràn
Lên gác tía huy hoàng
Như đổ theo nước mắt ngà
Còn đâu đâu lá ngọc cành vàng
Còn đâu đâu quyền quý cao sang
Em chính em ngày xưa đó
Đến bây giờ phiêu bạt giữa trần gian
Đời tôi vẫn tiếng nhạc cung đàn
Đời tôi vẫn nghệ sĩ lang thang
Em, em nhớ xưa rồi em khóc
Tôi thoáng buồn tuôn giòng lệ đài trang



Thập niên 40 của thế kỷ trước, nhạc sĩ Châu Kỳ còn là một chàng nghệ sĩ ở độ tuổi đôi mươi sống ở đất Kinh Kỳ (cố đô Huế bây giờ) ông đã có quen biết với một nàng tiểu thư Tôn Thất có tên là Công Tằng Tôn Nữ . Hải Anh luôn sống trong lầu vàng gác tía nhưng mà cô nàng tiểu thư này rất tự cao vì dù sao mình cũng là dòng dõi Tôn Thất nhà Nguyễn. Một lần khi cô tiểu thư đứng chơi ở ban công nhà mình, chàng nhạc sĩ cầm đàn ghi ta đứng dưới đất vừa đánh đàn vừa tỏ tình, nhìn lên lầu của nhà Hải Anh, thì chàng nhạc sĩ Châu Kỳ bị cô nàng làm cụt hứng với một câu nói xanh rờn buông xuống “ Đồ xướng ca vô loài” và quay mặt bỏ đi vô nhà. Sau nhiều năm trôi qua, nhạc sĩ Châu Kỳ đã vào Sài gòn và tiếp tục con đường nghệ thuật sáng tác nhạc chuyên nghiệp thì tình cờ gặp lại cô Hải Anh trong bộ dạng tiều tuỵ đi trên phố Sài Gòn. Ban đầu cô ta cảm thấy mắc cỡ và cố tình lảng tránh nhạc sĩ nhưng ông vẫn bám theo và hỏi han tình hình gia cảnh hiện tại của cô thì cô nàng đã khóc và nói những câu nói tỏ ra hối hận vì ngày xưa đã thoá mạ nhạc sĩ. Trong hoàn cảnh đó cô nàng chỉ còn 5 xu .... cô không đủ tiền để mua một cái bánh lót dạ vì đã nhiều ngày nhịn đói. Sau nhiều lần hỏi thăm dò chỗ ở của cô Hải Anh, nhac sĩ đã biết được và còn đau đớn hơn khi biết cô ấy đã lâm vào con đường hút sách và qua một thời gian ngắn thì cô Hải Anh đã chết vì sốc thuốc. Bài hát Giọt lệ Đài trang được ra đời trong hoàn cảnh đó. Lời bài hát thật cảm động và đầy tính chất thương xót khi ông thể hiện trên nền nhạc Bolero.....

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty TÔI ĐI GIỮA HOÀNG HÔN .

Bài gửi by huynhminhthanh 21/11/2008, 15:54



Tôi đi giữa hoàng hôn
Khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương
Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài
Mà lòng mình thấy u hoài
Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa, hay những đường xa
Thường thường hai đứa dắt nhau tươi cười
Mắt say sưa thắm mộng đời
Dù cho mưa gió, bên mái tranh nghèo
Dù cho nắng, dù cho sương khói mịt mờ
Niềm thương yêu hằng xin mãi mãi không hề phai
Nhớ, nhớ, nhớ đêm nào
Trên bến tìm sao hai đứa nhìn nhau
Không nói một câu
Như thầm mơ ước, ước mơ dạt dào
Như thầm hẹn nhau mùa sau

Tôi vẫn đi giữa hoàng hôn
Tôi vẫn đi giữa hoàng hôn
Tôi vẫn đi giữa hoàng hôn
Lòng thương nhớ...

VĂN PHỤNG.
NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. 180px-10

Châu Hà đi rồi, một thời gian sau Văn Phụng cũng được bố mẹ cưới vợ. Ông chấp nhận như là để khỏa lấp những trống vắng mà Châu Hà đã để lại cho mình.nhưng....tình xưa đâu dễ quên... Tất cả những nỗi nhớ thương đều được ông đưa vào các ca khúc của mình ...

Rồi không ngăn được tiếng gọi của con tim, Văn Phụng vào Nam. Châu Hà lúc này đã trở thành ca sĩ chuyên hát ở đài phát thanh và các phòng trà cùng thời với những Mộc Lan, Linh Sơn, Ánh Tuyết... Văn Phụng cũng mau chóng hòa nhập vào làng ca nhạc miền Nam. Không chỉ sáng tác ca khúc, ông còn thành lập ban tam ca nam đầu tiên ở Việt Nam với Văn Phụng - Anh Ngọc - Nhật Bằng (1953-1954). "Tình cũ không rủ cũng tới" nhưng... không phải dễ dàng gì bởi còn đó những trói buộc gia đình, còn những lời đàm tiếu, dị nghị chung quanh. Chính những lúc buồn nản nhất, Văn Phụng đã viết Tôi đi giữa hoàng hôn (1962) với điệu slow rock:
-Tôi đi giữa hoàng hôn....


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty DƯ ÂM .

Bài gửi by huynhminhthanh 28/11/2008, 06:07




Năm 1949, lúc ấy tôi 26 tuổi, trong một chuyến đi công tác về Quỳnh Lưu; qua giới thiệu của người bạn, tôi ghé thăm một gia đình có hai chị em gái. Cô chị lúc ấy 22 tuổi, còn cô em 16 tuổi. Trong một lần ngồi nói chuyện với cô chị, bất ngờ tôi bắt gặp đôi mắt lay láy cuả cô em (đứng tì tay lên vai chị nhìn tôi không chớp).


Đôi mắt ấy đã làm cho tôi đờ đẫn cả người, và tôi "vướng" ngay .... Cảm thấy tôi thích cô em mà không thích mình, cô chị đã nổi giận và cấm không cho tôi tới nhà nữa. Trong lần ghé thăm nhà của họ vào đêm cuối cùng - một đêm trăng sáng - tôi được mời ngồi nói chuyện ở ngoài sân, bất chợt tôi thấy cô em xuất hiện với mái tóc xõa ngang vai- cô ấy vừa mới gội đầu nên ra ngồi hong tóc - Vừa hong tóc, cô ấy vừa ôm đàn guitar, hát khe khẽ ở phía xa. Cô ấy hát những bài gì tôi không nghe thấy, nhưng hình ảnh của cô gái đó đã theo tôi đi về đơn vị. Do vậy, tôi đã viế : "Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ .." là từ hình ảnh ấy. Đó là những cảm xúc thật từ một câu chuyện có thật.

Tôi không còn gặp lại họ nữa, sau lần cuối cùng vào cái đêm trăng sáng ấy...


Ðêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ
[b]Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ

Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn sống
Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời

Anh yêu tiếng hát êm như lời nguyền đẹp bao ước mơ
Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ý thơ
Muốn nói cùng em đôi lời trìu mến....
Tim anh băng giá đang nhại ngùng câu năm tháng mong chờ

Hẹn em từ muôn kiếp trước
Nhớ em mấy thuở bạc đầu

Anh đã âu sầu vì đường tơ vương vấn
Em đễ cung đàn đưa anh về đâu?

Dư âm tiếng hát reo lên trong lòng anh bao nhớ nhung
Ðê mê lòng nhớ đêm qua giấc mơ môi em hé rung
Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió
Ðưa anh tới cỏi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng.

Nhac sĩ Nguyễn Văn Tý

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty BÀI THÁNH CA BUỒN .

Bài gửi by huynhminhthanh 6/12/2008, 07:10

Thuở ấy tôi là một cậu bé 14 tuổi ngày ngày đi lễ ở nhà thờ Con gà (TP Đà Lạt), sở dĩ tôi "chịu khó" đi lễ bởi vì phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn ngang qua ngõ nhà tôi để đến nhà thờ. Trái tim vụng dại của thằng con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc xõa vai mềm bềnh bồng trong gió cao nguyên.

Ngày lại qua ngày suốt hơn ba tháng trời tôi âm thầm, lầm lũi làm "cái đuôi" cô ấy, kẻ trước người sau đi về mỗi bận trên 3km đường đèo nhưng một lời bẻ đôi không dám thốt. "Lòng thành" của tôi chỉ được hưởng một "ân huệ" cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi... Thế rồi một buổi chiều gần lễ Giáng sinh, tan lễ ra thì trời đổ mưa to, "đối tượng" của tôi nép vội vào một mái hiên trú mưa, tôi cũng... trú tạm bên cạnh, hai người chỉ cách nhau độ một gang tay. Hòa lẫn trong tiếng mưa là giai điệu quen thuộc của bản Thánh ca Đêm Thánh vô cùng (Silent night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy: Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời, se chữ đồng, đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ.... Th. đưa tay hứng lấy những giọt nước mưa và khẽ hát theo.

Tôi lặng người. Giọng hát Th. sao mà buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy hết... sợ quê, khẽ đưa tay vuốt nhẹ lên... những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo ấm của Th., bất chợt Th. quay sang tôi nhoẻn miệng cười: "Cảm ơn nghen!". Mưa tạnh, "người trong mộng" đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ như "một nửa hồn tôi mất".

Ba ngày sau gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống, thế là hết. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quí giá. Từ đó mỗi khi chợt nghe bài Thánh ca Đêm Thánh vô cùng lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của "người ấy"

Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại Đêm Thánh vô cùng từ chiếc máy đĩa bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ - tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi thời gian - chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi


Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời thêm đẹp môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân

Cùng nhau quỳ dưới tượng Chúa cao sang
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa
Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng
Ôi giọng hát em mênh mông buồn...

ĐK :
Rồi mùa giá buốt cũng qua mau
Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu
Rồi một chiều áo trắng phai màu
Em qua cầu xác pháo bay sau

Lời nguyện mình Chúa có nghe không
Sao bây giờ mình hoài xa vắng
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu

Rồi những đêm thánh đường đón Noel
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi ...






________________________________________________________________________

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Chính thành phố sương mù này đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông: Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh từng đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi do đài phát thanh Đà Lạt tổ chức. Năm 23 tuổi, Nguyễn Vũ có bản nhạc đầu tay “Huyền thoại chiều mưa”… Hiện nay, ông có 4 người con gái đều đã trưởng thành nhưng chẳng có cô nào theo nghiệp âm nhạc của cha. Hiện ông đang mở lớp dạy đàn, dạy nhạc ở quận Tân Bình, Sài Gòn. Điều "bí mật" ít ai biết: nhạc sĩ Nguyễn Vũ chính là anh họ của nhạc sĩ Việt kiều Đức Huy (Mỹ), từ năm 1963 Đức Huy đã học nhạc, học đánh mandoline và sau đó là guitar qua sự hướng dẫn của anh họ là nhạc sĩ Nguyễn Vũ.

G.N

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty EM ĐẾN THĂM ANH MỘT CHIỀU MƯA-Tô Vũ.

Bài gửi by huynhminhthanh 14/12/2008, 07:10

...Sau mấy ngày cách biệt, Tô Vũ được tin ba cô cứu thương được chuyển công tác sang huyện cạnh đó. Nơi ba cô trú ngụ để công tác cách nơi cũ không xa bao nhiêu, nhưng lại cách một con sông khá rộng. Việc đi lại, qua sông bằng thuyền rất nguy hiểm vì chẳng may thuyền ra đến giữa sông mà có phi cơ Pháp bay đến là chắc chắn máy bay sẽ bắn xối xả, thuyền sẽ chìm và người khó mà sống sót.

Vì thế thuyền chỉ chở vào buổi sáng thật sớm và buổi chiều khi mặt trời đã lặn. Tuy khó khăn vất vả vậy mà thỉnh thoảng ba cô vẫn rủ nhau sang đình hạnh phúc để thăm ba chàng. Mỗi lần sang được gặp nhau như vậy, người đẹp chẳng nói riêng tư với anh Tô Vũ được lời nào.

Cho đến một hôm, hai anh kia phải đi công tác, một mình anh Tô Vũ ở lại trụ trì đình. Ngày hôm ấy trời mưa rả rích, gió rít từng hồi, rét ngọt lọt đến xương, đường ruộng đường làng đều trơn như mỡ - cô cứu thương nặng tình với Tô Vũ đột ngột sang thăm anh. Trước sự xuất hiện bất ngờ của người đẹp, một mình dám lao mình trong mưa gió, rét lạnh căm, anh Tô Vũ vô cùng bàng hoàng và xúc động, anh đi lấy vội củi lên chụm rồi đốt để cùng nhau sưởi ấm. Lửa bốc lên làm tan đi khí lạnh, lòng hai người cũng như nổi lửa để ấm lòng nhau sau những ngày xa cách, nhớ mong. Dưới mái đình mênh mang, hai người được tự do bộc lộ, dù biết rằng chữ không viết hết lời, lời không nói hết ý.



Nhưng ở đời, ngày buồn thì kéo dài lê thê, còn giờ vui thì chóng tàn. Thời gian đi thật nhanh. Nhìn ra sân thấy cảnh màn đêm sắp buông xuống. Người đẹp phải rứt áo tạm biệt Tô Vũ ra về vì khi trời tối hẳn, không có đò sang sông. Lúc sắp phải chia tay nhau, Tô Vũ cầm tay người yêu bé nhỏ không nói lên được lời nào. Dưới cơn mưa sập xùi, gió vẫn thổi xoáy từng cơn, dù trong người không được khoẻ, anh Tô Vũ vẫn đội mưa đạp gió để đưa người yêu ra tận bến đò. Khi đò đã nhổ sào, từ từ rời bến, Tô Vũ vẫn đứng yên tại chỗ bất chấp mưa gió, mắt nhìn, hồn như bay lơ lửng theo bóng dáng người đẹp sang sông, cho đến khi người đẹp lên bờ rồi khuất hẳn sau màn mưa giăng giăng phủ kín cảnh và người, anh mới lững thững trở về ngôi đền cô quạnh.

Về tới nơi, đống lửa vẫn còn thoi thóp cháy, anh chất thêm củi rồi đi nằm nghỉ ngợi triền miên. Anh càng thương người đẹp đã không ngại vất vả khó khăn để sang sưởi ấm lòng nhau. Nghĩ đến chuyến đi ân tình này thật đẹp, khắc sâu vào tim óc anh một dấu ấn vàng son chói lọi khó phai mờ ! Nằm một mình, tự do ôn lại những phút giây thân ái, anh có cảm nghĩ là hồn bướm mơ tiên. Cuốn phim thắm đặm tình nhiệt duyên nồng đang chầm chậm quay trong tưởng nhớ, đột nhiên anh ngồi dậy, lấy giấy bút ra để kịp ghi được nguồn nhạc hứng đang trào từ đáy con tim ra như suối máu. Nhạc điệu êm đềm, buồn day dứt, lời thật trữ tình tha thiết, đúng là sợi tơ lòng thật trung thực nên được mọi người mến chuộng. Đó là nhạc phẩm Em đến thăm anh một chiều mưa.




Em đến thăm anh một chiều đông
Em đến thăm anh một chiều mưa

Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều
Em đến thăm anh người em gái
Tà áo hương nồng
Mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh
Em đến thăm anh chiều đông giá
Em đến thăm anh trời mưa gió
Đường xa lạnh lùng

Mặt nhìn mặt, cầm tay bâng khuâng không nói một câu
Lời nghẹn ngào, hồn anh như say như ngây, vì đâu?
Gió đưa cánh chim trời
Đó đây cách xa vời
Chiều vui mưa ướt cánh
Khá thương kiếp bềnh bồng
Dẫu khắng khít đôi lòng
Chiều nào em xa anh!
Có hay lúc em về
Gót chân bước reo âm thầm
Trên đường một mình ngoài mưa, mưa như mưa trong lòng anh
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em, chìm trong ngàn xanh
Ta ước mơ một chiều thêu nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng
... và quên... đường về.


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty BẢN NHẠC CỦA CHỦ NHẬT NẦY .

Bài gửi by huynhminhthanh 19/12/2008, 22:42

CHỦ NHẬT nầy là ngày họp mặt cuối năm của Gia đình Việt Đức Kiểu Mẫu Công Nghiệp.Xin mời nghe một ca khúc sinh hoạt cộng đồng.

MỘT MẸ TRĂM CON.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG .

Bài gửi by huynhminhthanh 6/3/2009, 18:07

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Aodai6



Năm 13 tuổi,cậu học sinh trường làng
Hoàng Diệu (Sóc Trăng)thầm yêu cô một bạn học khá dễ thương với cái tên cũng
khá lạ: Nguyễn Thị Hoa Phượng Tình yêu tuổi học trò hồn nhiên, lãng mạn. Cô bé
này là con của môt gia đình công chức Sài Gòn được biệt phái về làm việc tại
Sóc Trăng. Qua một năm học chung, tình cảm bắt đầu thân thiết, hè năm sau Hoa
Phượng đột ngột báo tin gia đình cô lại được điều chuyển về lại Sài Gòn, nên cô
tìm gặp tôi để chào từ biệt. Trong lúc vừa bất ngờ, vừa buồn rười rượi, tôi hỏi
xin địa chỉ để sau này liên lạc. Hoa Phượng trả lời tôi với gương mặt buồn lẫn
nước mắt: "Tên em là Hoa Phượng. Mỗi năm đến hè nhìn hoa phượng nở thì hãy
nhớ đến em".Từ đó chúng tôi bặt tin nhau...


Bẵng đi thời gian khá lâu, khi đã nổi
tiếng ở Sài Gòn với nghệ danh nhạc sĩ Thanh Sơn, mùa hè 1961, bất chợt trông
thấy những cành phượng đỏ thắm khi ngang qua một sân trường, tôi bỗng nhớ lại
lời của “người xưa” lúc chia tay... Vào một đêm hè oi bức,lòng đầy hoài niệm,
tôi đã viết: “Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn, Cảm thông được nỗi vắng xa
người thương, Màu hoa phượng thắm như máu con tim...





Nỗi Buồn Hoa Phượng
Thanh Sơn


Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình
thương

Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi
Phút gần gủi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
Biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
Những chiều hẹn nhau lúc đầu
Giờ như nước trôi qua cầu.

Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách
rồi

Kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
buồn riêng một mình ai chờ mong từng
đêm gối chiếc

Mối u hoài này ai có hay

Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
Cảm thông được nỗi vắng xa người
thương.

Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
mỗi lần hè thêm kỷ niệm
Người xưa biết đâu mà tìm ...





huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty NHỚ

Bài gửi by huynhminhthanh 14/3/2009, 16:46

Thơ:Tô Như.
Nhạc: Châu Kỳ
Trình bày: Vân Khánh.


NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Dph_nho%20ai


Đêm qua Phạm Thái nhớ Quỳnh Như
Đồng mạ xanh non nhớ vũng hồ
Chiêm nữ bâng khuâng ngồi nhớ bạn
Ngũ Hành Sơn... có nhớ Tây Du


Trọng Thủy lên đường nhớ Mỹ Châu
Ngưu Lang Chức Nữ nhớ nhau sầu
Cô Tô buồn nhớ Hàn Sơn Tự
Bến nước tầm dương... nhớ thuở nào


Biết rồi... Phạm Lãi nhớ Tây Thi
Chim nhớ... cành đa muốn trở về
Đêm cũ... xa xưa... đèn nhớ bóng
Đường Minh Hoàng... nhớ Dương Quý Phi


Khắc Chung... rong ruổi nhớ Huyền Trân
Kim Trọng... thương Kiều nhớ Thúy Vân
Trăm năm... bến nhớ con đò cũ
Biết Tấn rồi đây có nhớ Tần


Lưu Bình trở giấc nhớ Châu Long
Lạc nẻo ai kia nhớ giống dòng
Nguyễn Huệ, Trưng Vương mình nhớ mãi
Con Hồng cháu Lạc... nhớ non sông


Bạch mã bên thành nhớ trạng Nguyên
Chế Bồng Nga nhớ gót chinh yên
Mỵ Nương nhớ sáo Trương Chi lắm
Trăng nhớ hoàng hôn... em nhớ anh





huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT. Empty Re: NHẠC NGÀY CHỦ NHẬT.

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết