LAI RAI ĂN UỐNG.
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
LAI RAI ĂN UỐNG.
Hôm nay vào bếp phụ anh TamHa một chút.Nói là phụ nhưng thật ra ra là nói dóc chơi cho ảnh đở buồn ,để ảnh loay hoay trong bếp một mình cũng tội nghiệp .
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Trung Quốc di cư đem vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người Tiều phát âm là "cổ chéo", có nghĩa là những sợi làm bằng bột nhỏ và dài. "Cổ chéo" đã Việt hóa trở thành hủ tiếu, một món ăn mà ngày nay, có người miêu tả là "đậm đà tính dân tộc", kể ra cũng rất đúng.
Từ thuở mang gươm đi mở cõi; Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long (thơ Huỳnh Văn Nghệ). Trong cái nhớ ấy, ngoài những nỗi niềm thiêng liêng với đất Tổ, chắc chắn có nỗi nhớ phở - "miếng ăn kỳ diệu của tất cả những người Việt Nam chân chính" (Nguyễn Tuân). Lưu dân Việt Nam vào châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 16 mà mãi đến cuối thể kỷ 17 (1698 Chúa Nguyễn mới phái Nguyễn Hữu Cảnh vào xây dựng Sài Gòn. Bởi vậy, người Việt Nam vùng đất mới gặp món "cổ chéo" như người đang "buồn ngủ gặp chiếu manh", bèn tiếp thụ ngay cái món ăn tương tự như phở mà không cần thịt bò, chế biến với thịt heo, tôm, cá và bột gạo đang có sẵn.
Hủ tiếu Nam Vang, thật ra không phải là sản phẩm của người Khmer mà là của người Tàu ở trên đó chế biến. Món ngon ấy đã từ Nam Vang truyền xuống Sài Gòn khá lâu rồi. Có điều đáng nói là, ngày nay nếu có dịp đi Nam Vang, ăn món hủ tiếu Nam Vang chính nơi gốc gác của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng bằng món hủ tiếu Nam Vang di tản xuống Sài Gòn (nước dùng không thơm ngọt bằng, thịt không mềm vừa miệng bằng, sợi hủ tiếu không dẻo thơm bằng...). Người Sài Gòn (cả người Hoa ở Sài Gòn) đã cải tiến món hủ tiếu nói chung và món hủ tiếu Nam Vang theo khẩu vị của mình suốt nhiều chục năm qua, làm cho nó trở thành người anh em họ rất xa với món hủ tiếu đang ở tại Nam Vang.
Gần 20 quán hủ tiếu Nam Vang phân bố khắp các quận tại Sài Gòn có chất lượng suýt soát nhau, trong đó các cửa hàng ở Võ Văn Tần, Nguyễn Trãi, An Dương Vương, được biết đến lâu hơn. Ðặc điểm của những cửa hàng thu hút khách ăn là có kỹ thuật nấu nước dùng đạt chất lượng cao: nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm (nhiều quán ít khách, nước dùng là nước luộc thịt, cho quá nhiều bột ngọt và đường). Món thịt băm phải thật nhuyễn và chế biến sao cho không dai, không nát, không khô xơ, không quá béo. Trải lên sợi bánh là thịt nạc, gan, tim, huyết, tôm tươi luộc vừa chín có vị ngọt tự nhiên. Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng hương, đốc nhen xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tươm vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong veo, bóng loáng, cái dẻo, cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt. Hủ tiếu Nam Vang có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyễn ngâm giấm thanh. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm quá bị cay nồng, muộn quá mất hương vị và mềm nhũn.
Tô hủ tiếu múc ra, chìm dưới làn nước trong và sánh là sợi bánh phau phau, những lát thịt, tim, gan màu sẫm, mảnh tôm hồng tươi, hành, rau thơm xanh ngăn ngắt. Cho vào một muỗng tỏi ngâm, vắt vài giọt chanh, rải vài lát ớt, ngắt lá hẹ và giá sống... Một tĩnh vật đầy mầu sắc, nhưng nó đang cựa mình bốc lên một mùi thơm quyến rũ. Nếu lấy tri thức dinh dưỡng hiện đại mà đánh giá thì tô hủ tiếu Nam Vang là một sự tổng hợp các chất khá phong phú.
Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món còn giữ được gần với món hủ tiếu khi mới ra đời. Tại Mỹ Tho, người ta dùng gạo Gò Cát thơm dẻo nổi tiếng để làm sợi bánh. Nước dùng nấu bằng xương ống, mực khô nướng thơm, khi ăn có trụng mốt ít cải xanh xắt nhỏ. Một số nơi thêm miếng sườn heo, hoặc vài quả trứng cút vào tô hủ tiếu.
Hủ tiếu Mỹ Tho chiếm lĩnh và trụ vững ở các quán ăn ở thị trấn các vùng quê. Tuy nhiên, mỗi địa phương người ta có sự gia giảm các loại nguyên liệu cho hợp với khẩu vị. Ở Vĩnh Long cách nêm gia vị lạ lùng là khi tô hủ tiếu múc ra người ta nêm vào muỗng đường cát.
Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ. Nó chưa vươn ra khỏi địa bàn đã sinh ra nhưng đã giành được khẩu vị của người dân của một thành phố đông dân và sầm uất vào bậc nhất, góp phần làm phong phú thêm bản thực đơn Việt Nam vốn đã rất phong phú.
[Theo KHPT]
Hủ tiếu - món ăn yêu thích ở Nam Bộ
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Trung Quốc di cư đem vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người Tiều phát âm là "cổ chéo", có nghĩa là những sợi làm bằng bột nhỏ và dài. "Cổ chéo" đã Việt hóa trở thành hủ tiếu, một món ăn mà ngày nay, có người miêu tả là "đậm đà tính dân tộc", kể ra cũng rất đúng.
Từ thuở mang gươm đi mở cõi; Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long (thơ Huỳnh Văn Nghệ). Trong cái nhớ ấy, ngoài những nỗi niềm thiêng liêng với đất Tổ, chắc chắn có nỗi nhớ phở - "miếng ăn kỳ diệu của tất cả những người Việt Nam chân chính" (Nguyễn Tuân). Lưu dân Việt Nam vào châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 16 mà mãi đến cuối thể kỷ 17 (1698 Chúa Nguyễn mới phái Nguyễn Hữu Cảnh vào xây dựng Sài Gòn. Bởi vậy, người Việt Nam vùng đất mới gặp món "cổ chéo" như người đang "buồn ngủ gặp chiếu manh", bèn tiếp thụ ngay cái món ăn tương tự như phở mà không cần thịt bò, chế biến với thịt heo, tôm, cá và bột gạo đang có sẵn.
Hủ tiếu Nam Vang, thật ra không phải là sản phẩm của người Khmer mà là của người Tàu ở trên đó chế biến. Món ngon ấy đã từ Nam Vang truyền xuống Sài Gòn khá lâu rồi. Có điều đáng nói là, ngày nay nếu có dịp đi Nam Vang, ăn món hủ tiếu Nam Vang chính nơi gốc gác của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng bằng món hủ tiếu Nam Vang di tản xuống Sài Gòn (nước dùng không thơm ngọt bằng, thịt không mềm vừa miệng bằng, sợi hủ tiếu không dẻo thơm bằng...). Người Sài Gòn (cả người Hoa ở Sài Gòn) đã cải tiến món hủ tiếu nói chung và món hủ tiếu Nam Vang theo khẩu vị của mình suốt nhiều chục năm qua, làm cho nó trở thành người anh em họ rất xa với món hủ tiếu đang ở tại Nam Vang.
Gần 20 quán hủ tiếu Nam Vang phân bố khắp các quận tại Sài Gòn có chất lượng suýt soát nhau, trong đó các cửa hàng ở Võ Văn Tần, Nguyễn Trãi, An Dương Vương, được biết đến lâu hơn. Ðặc điểm của những cửa hàng thu hút khách ăn là có kỹ thuật nấu nước dùng đạt chất lượng cao: nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm (nhiều quán ít khách, nước dùng là nước luộc thịt, cho quá nhiều bột ngọt và đường). Món thịt băm phải thật nhuyễn và chế biến sao cho không dai, không nát, không khô xơ, không quá béo. Trải lên sợi bánh là thịt nạc, gan, tim, huyết, tôm tươi luộc vừa chín có vị ngọt tự nhiên. Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng hương, đốc nhen xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tươm vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong veo, bóng loáng, cái dẻo, cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt. Hủ tiếu Nam Vang có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyễn ngâm giấm thanh. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm quá bị cay nồng, muộn quá mất hương vị và mềm nhũn.
Tô hủ tiếu múc ra, chìm dưới làn nước trong và sánh là sợi bánh phau phau, những lát thịt, tim, gan màu sẫm, mảnh tôm hồng tươi, hành, rau thơm xanh ngăn ngắt. Cho vào một muỗng tỏi ngâm, vắt vài giọt chanh, rải vài lát ớt, ngắt lá hẹ và giá sống... Một tĩnh vật đầy mầu sắc, nhưng nó đang cựa mình bốc lên một mùi thơm quyến rũ. Nếu lấy tri thức dinh dưỡng hiện đại mà đánh giá thì tô hủ tiếu Nam Vang là một sự tổng hợp các chất khá phong phú.
Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món còn giữ được gần với món hủ tiếu khi mới ra đời. Tại Mỹ Tho, người ta dùng gạo Gò Cát thơm dẻo nổi tiếng để làm sợi bánh. Nước dùng nấu bằng xương ống, mực khô nướng thơm, khi ăn có trụng mốt ít cải xanh xắt nhỏ. Một số nơi thêm miếng sườn heo, hoặc vài quả trứng cút vào tô hủ tiếu.
Hủ tiếu Mỹ Tho chiếm lĩnh và trụ vững ở các quán ăn ở thị trấn các vùng quê. Tuy nhiên, mỗi địa phương người ta có sự gia giảm các loại nguyên liệu cho hợp với khẩu vị. Ở Vĩnh Long cách nêm gia vị lạ lùng là khi tô hủ tiếu múc ra người ta nêm vào muỗng đường cát.
Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ. Nó chưa vươn ra khỏi địa bàn đã sinh ra nhưng đã giành được khẩu vị của người dân của một thành phố đông dân và sầm uất vào bậc nhất, góp phần làm phong phú thêm bản thực đơn Việt Nam vốn đã rất phong phú.
[Theo KHPT]
tieusontrangsi- Members
- Tổng số bài gửi : 176
Age : 70
Reputation : 0
Registration date : 07/09/2008
BÁNH XÈO BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Gọi là "đặc sản" vùng lũ, vì hằng năm cứ vào mùa nước lên là bông điên điển trổ vàng khắp cánh đồng nước nổi. Cây điên điển có nhiều ở vùng Ðồng Tháp Mười. Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo bông điên điển.
Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quện Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thợm Bông điên điển hái về, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt lợn xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào số thịt này, khi gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung. Ðây là nhân của bánh.
Để có được chiếc bánh giòn, thơm thì cần chú ý cách chiên: bắc cái chảo bằng gang lên bếp, cho lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt rồi xúc ra đĩa hoặc mâm.
Bánh có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các loại rau quanh nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách, lá mơ. Miếng bánh cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn. Thực khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn khoái khẩu, ngon tuyệt, nhớ hoài!
Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quện Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thợm Bông điên điển hái về, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt lợn xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào số thịt này, khi gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung. Ðây là nhân của bánh.
Để có được chiếc bánh giòn, thơm thì cần chú ý cách chiên: bắc cái chảo bằng gang lên bếp, cho lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt rồi xúc ra đĩa hoặc mâm.
Bánh có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các loại rau quanh nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách, lá mơ. Miếng bánh cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn. Thực khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn khoái khẩu, ngon tuyệt, nhớ hoài!
tieusontrangsi- Members
- Tổng số bài gửi : 176
Age : 70
Reputation : 0
Registration date : 07/09/2008
PHIẾM ĐÀM VỀ TỪ ĂN
Từ "ăn" nguyên nghĩa là chỉ một hành động bỏ một vật gì đó vào mồm rồi nuốt, nếu không nhai mà nuốt ngay thì ta đã có từ "nuốt chửng". Ăn là hành động cần để duy trì sự sống của tôi và các vị. Việc ăn theo ta từ lúc lọt lòng mẹ cho tới khi nhắm mắt xuôi tay; kể cả sau khi chết ta vẫn được con cháu cho: "ăn hương, ăn hoa" mỗi khi tuần, rằm, giỗ chạp. Nó đã được các cụ xếp đầu trong làng "Tứ khoái".
Từ "ăn" gắn liền với sự trưởng thành của mỗi chúng ta. Khi mới lọt lòng mẹ, người ta lo cho đứa trẻ "hay ăn chóng lớn". Dạy con phải: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Trẻ con chỉ nên "háu ăn", tuyệt đối đừng "tham ăn" kẻo mang tiếng con nhà vô GD. Ăn khoẻ, ngủ khoẻ lớn lên rồi thì được bố mẹ cho đi học và thường gọi là: "ăn học". Khi đi học, đừng có cậy khoẻ bắt nạt yếu, "ăn hiếp" bạn bè là vô đạo đức. Cấm bỏ học đi chơi điện tử, có "ăn điểm" nhiều đến bao nhiêu ở trò Game, thì cũng vô bổ mà thôi. Học xong thì đi làm. Làm việc gì cũng phải gắng sức vì: "ăn đã vậy, múa gậy làm sao?". Lười biếng là nghỉ ngơi: "tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" mà.
Nếu chọn nghề đi buôn, một khi đã "ăn giá" là phải quyết ngay, đừng chần chừ, kẻo đến tết Tây đen cũng chỉ "ăn Bạc thước". Trong kinh doanh thì chỉ được phép "ăn lãi" chớ có "ăn gian". Đừng dính vào bọn bất lương làm hàng giả, bọn chúng chuyên "làm giả ăn thật", "ăn bớt, ăn xén". Mình không dính vào là hơn cả. Thà: "ăn cơm nước cáy mà ngáy o o" còn hơn "ăn cơm thịt bò mà lo ngay ngáy". Các cụ đã dạy: "buôn tầu bán bè, không bằng ăn dè hà tiện", mới kiếm được tí tiền mà đã vung tay quá trán, "ăn tục nói phét" rủ rê nhau: "đánh bạc ăn tiền", "ăn to nói lớn" phung phí tiền của; "ăn chơi không sợ tốn kém" thì: "miệng ăn núi lở" chẳng mấy lúc sẽ phá sản.
Nếu làm nghề, đừng quên quan niệm: "làm nghề gì ăn nghề ấy" theo kiểu: "thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ bồ ăn nan" là mất uy tín. Nếu đã trót mất tín nhiệm phải cố làm lại từ đầu đừng làm ăn theo kiểu "ăn xổi ở thì", "ăn nhờ ở đậu" đừng có, "ăn gian nói dối" hạn chế lười biếng: "ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm" dần dần ta sẽ: "ăn nên làm ra" và có "bát ăn bát để".
Nhà nào có con "ăn ảnh" thì cho học làm phát thanh viên đài truyền hình. Khuôn mặt mà "ăn phấn" thì cho làm diễn viên sân khấu. Muốn làm hoạ sĩ thì phải biết tìm những chất liệu: "ăn màu" "ăn mực" thì tác phẩm mới "ăn khách". Có con làm cầu thủ phải biết kiên trì tập luyện, tuân thủ sự dạy bảo của huấn luyện viên, kẻo: "cá không ăn muối cá ươn". Ra thi đấu phải giữ gìn phong cách thể thao, chớ có: "ăn miếng trả miếng" mà "ăn" thẻ đỏ. Tấn công trung lộ phải nhịp nhàng "ăn ý". Tấn công biên mà không "ăn cánh", sút phạt trực tiếp mà để bóng "ăn ra" mé ngoài chân phải, "ăn vào" má trong chân trái, đường bóng "ǎn lên" trên xà ngang "ăn xuống" dưới sân cỏ, thì chỉ có bại trận, chả "ăn bàn, ăn giải" gì.
Nếu ai đó cho con học nghề chữa xe máy, phải biết chỉnh hộp số cho "ăn khớp"; chỉnh phanh "ăn" cho đều, kẻo máy nó "ăn xǎng" quá nhiều. Đổ nước ắc qui cũng phải có chừng, có mực, dung dịch axít mà để rây ra khung xe, thì nó "ăn mòn", thậm chí "ăn thủng" cả khung xe, khi có tai nạn giao thông lại đổ tại xe Tàu không tốt.
Khi đã trưởng thành, không phải "ăn bám" bố mẹ, tuy chưa có thêm nhà ở, các vị cũng nên lo chuyện hôn nhân cho con cái là vừa. Nhà rộng rãi, trước sau đều có kênh, rạch "ăn thông" ra sông cái thì không nói làm gì; Nhà ai chật hẹp cũng đừng lo: "ăn hết nhiều chứ ở hết mấy". Định hướng cho chúng nó: "trâu ta ăn cỏ đồng ta, tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm". Sau khi tìm hiểu, nhà trai nên lo lễ "ăn hỏi", tổ chức lễ thành hôn mời hàng xóm láng giềng "ăn cưới" cho đàng hoàng. Nếu đã gắn bó, cứ ngày thứ bẩy, chủ nhật mà lo đại sự, không cần phải đi nghe thầy bói: "ăn ốc nói mò" theo kiểu: "máy mắt ăn xôi, máy môi ăn thịt..."; chờ giờ tốt, ngày tốt, là thành niên nó sốt ruột: "ăn nằm" với nhau. Từ xưa tới nay, chả ai biết "ma ăn cỗ" ở đâu cứ "ăn cơm trước kẻng" là bôi tro trát trấu vào hai họ. Nhớ dặn dò chúng nó "ăn ở" cho phải đạo làm con, đã xác định "ăn đời ở kiếp" với nhau là phải chung thuỷ, cấm "ông ăn chả, bà ăn nem" kẻo lâu dài hạnh phúc dù xây bằng gì cũng tan vỡ.
Thời đại mới, mở cửa cho gió lành vào nhà, thì gió độc cũng dễ vào theo. Nhà nào muốn "ăn ngon ngủ yên" thì đừng dại dột để con cái theo bọn "ăn trộm", "ăn cắp", "ăn cướp". Cố tình "theo đóm, ăn tàn", "Đi theo voi ăn bã mía", theo lũ "ăn sương", "ăn đêm" tất sẽ có ngày đi "ăn mày", "ăn xin" tiến tới "ăn cơm tù", rồi dựa cột "ăn kẹo đồng" tất tần tật.
Với các sếp trong liên doanh, từ sếp to đến sếp nhỏ, đừng "ăn trắng mặt trơn", đừng "ăn không nói có" cho anh em công nhân. Các sếp cứ lo cho anh em có đủ "công ăn việc làm", cho công nhân bỏ qua giai đoạn "ăn chắc mặc bền" tiến lên "ăn no mặc ấm" rồi: "ăn ngon mặc đẹp" sẽ không ai "ăn cháo đá bát". Chỉ quan lại ngày xưa mới có kiểu: "ăn trên ngồi trốc". Họ "ăn gian nói dối", "ăn tiền", "ăn hối lộ", "ăn của đút", "ăn vụng", "ăn bẩn" như vậy ắt có ngày "ăn đất". Tết cổ truyền của dân tộc sắp tới chúng ta cùng "ăn tết" vui tươi, tiết kiệm.
Mới hay, tưởng ăn là dễ. Thật ra khó đến chừng nào - bởi chúng ta là người có văn hoá và có cả văn hoá ăn!
(Sưu tầm)
Từ "ăn" gắn liền với sự trưởng thành của mỗi chúng ta. Khi mới lọt lòng mẹ, người ta lo cho đứa trẻ "hay ăn chóng lớn". Dạy con phải: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Trẻ con chỉ nên "háu ăn", tuyệt đối đừng "tham ăn" kẻo mang tiếng con nhà vô GD. Ăn khoẻ, ngủ khoẻ lớn lên rồi thì được bố mẹ cho đi học và thường gọi là: "ăn học". Khi đi học, đừng có cậy khoẻ bắt nạt yếu, "ăn hiếp" bạn bè là vô đạo đức. Cấm bỏ học đi chơi điện tử, có "ăn điểm" nhiều đến bao nhiêu ở trò Game, thì cũng vô bổ mà thôi. Học xong thì đi làm. Làm việc gì cũng phải gắng sức vì: "ăn đã vậy, múa gậy làm sao?". Lười biếng là nghỉ ngơi: "tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" mà.
Nếu chọn nghề đi buôn, một khi đã "ăn giá" là phải quyết ngay, đừng chần chừ, kẻo đến tết Tây đen cũng chỉ "ăn Bạc thước". Trong kinh doanh thì chỉ được phép "ăn lãi" chớ có "ăn gian". Đừng dính vào bọn bất lương làm hàng giả, bọn chúng chuyên "làm giả ăn thật", "ăn bớt, ăn xén". Mình không dính vào là hơn cả. Thà: "ăn cơm nước cáy mà ngáy o o" còn hơn "ăn cơm thịt bò mà lo ngay ngáy". Các cụ đã dạy: "buôn tầu bán bè, không bằng ăn dè hà tiện", mới kiếm được tí tiền mà đã vung tay quá trán, "ăn tục nói phét" rủ rê nhau: "đánh bạc ăn tiền", "ăn to nói lớn" phung phí tiền của; "ăn chơi không sợ tốn kém" thì: "miệng ăn núi lở" chẳng mấy lúc sẽ phá sản.
Nếu làm nghề, đừng quên quan niệm: "làm nghề gì ăn nghề ấy" theo kiểu: "thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ bồ ăn nan" là mất uy tín. Nếu đã trót mất tín nhiệm phải cố làm lại từ đầu đừng làm ăn theo kiểu "ăn xổi ở thì", "ăn nhờ ở đậu" đừng có, "ăn gian nói dối" hạn chế lười biếng: "ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm" dần dần ta sẽ: "ăn nên làm ra" và có "bát ăn bát để".
Nhà nào có con "ăn ảnh" thì cho học làm phát thanh viên đài truyền hình. Khuôn mặt mà "ăn phấn" thì cho làm diễn viên sân khấu. Muốn làm hoạ sĩ thì phải biết tìm những chất liệu: "ăn màu" "ăn mực" thì tác phẩm mới "ăn khách". Có con làm cầu thủ phải biết kiên trì tập luyện, tuân thủ sự dạy bảo của huấn luyện viên, kẻo: "cá không ăn muối cá ươn". Ra thi đấu phải giữ gìn phong cách thể thao, chớ có: "ăn miếng trả miếng" mà "ăn" thẻ đỏ. Tấn công trung lộ phải nhịp nhàng "ăn ý". Tấn công biên mà không "ăn cánh", sút phạt trực tiếp mà để bóng "ăn ra" mé ngoài chân phải, "ăn vào" má trong chân trái, đường bóng "ǎn lên" trên xà ngang "ăn xuống" dưới sân cỏ, thì chỉ có bại trận, chả "ăn bàn, ăn giải" gì.
Nếu ai đó cho con học nghề chữa xe máy, phải biết chỉnh hộp số cho "ăn khớp"; chỉnh phanh "ăn" cho đều, kẻo máy nó "ăn xǎng" quá nhiều. Đổ nước ắc qui cũng phải có chừng, có mực, dung dịch axít mà để rây ra khung xe, thì nó "ăn mòn", thậm chí "ăn thủng" cả khung xe, khi có tai nạn giao thông lại đổ tại xe Tàu không tốt.
Khi đã trưởng thành, không phải "ăn bám" bố mẹ, tuy chưa có thêm nhà ở, các vị cũng nên lo chuyện hôn nhân cho con cái là vừa. Nhà rộng rãi, trước sau đều có kênh, rạch "ăn thông" ra sông cái thì không nói làm gì; Nhà ai chật hẹp cũng đừng lo: "ăn hết nhiều chứ ở hết mấy". Định hướng cho chúng nó: "trâu ta ăn cỏ đồng ta, tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm". Sau khi tìm hiểu, nhà trai nên lo lễ "ăn hỏi", tổ chức lễ thành hôn mời hàng xóm láng giềng "ăn cưới" cho đàng hoàng. Nếu đã gắn bó, cứ ngày thứ bẩy, chủ nhật mà lo đại sự, không cần phải đi nghe thầy bói: "ăn ốc nói mò" theo kiểu: "máy mắt ăn xôi, máy môi ăn thịt..."; chờ giờ tốt, ngày tốt, là thành niên nó sốt ruột: "ăn nằm" với nhau. Từ xưa tới nay, chả ai biết "ma ăn cỗ" ở đâu cứ "ăn cơm trước kẻng" là bôi tro trát trấu vào hai họ. Nhớ dặn dò chúng nó "ăn ở" cho phải đạo làm con, đã xác định "ăn đời ở kiếp" với nhau là phải chung thuỷ, cấm "ông ăn chả, bà ăn nem" kẻo lâu dài hạnh phúc dù xây bằng gì cũng tan vỡ.
Thời đại mới, mở cửa cho gió lành vào nhà, thì gió độc cũng dễ vào theo. Nhà nào muốn "ăn ngon ngủ yên" thì đừng dại dột để con cái theo bọn "ăn trộm", "ăn cắp", "ăn cướp". Cố tình "theo đóm, ăn tàn", "Đi theo voi ăn bã mía", theo lũ "ăn sương", "ăn đêm" tất sẽ có ngày đi "ăn mày", "ăn xin" tiến tới "ăn cơm tù", rồi dựa cột "ăn kẹo đồng" tất tần tật.
Với các sếp trong liên doanh, từ sếp to đến sếp nhỏ, đừng "ăn trắng mặt trơn", đừng "ăn không nói có" cho anh em công nhân. Các sếp cứ lo cho anh em có đủ "công ăn việc làm", cho công nhân bỏ qua giai đoạn "ăn chắc mặc bền" tiến lên "ăn no mặc ấm" rồi: "ăn ngon mặc đẹp" sẽ không ai "ăn cháo đá bát". Chỉ quan lại ngày xưa mới có kiểu: "ăn trên ngồi trốc". Họ "ăn gian nói dối", "ăn tiền", "ăn hối lộ", "ăn của đút", "ăn vụng", "ăn bẩn" như vậy ắt có ngày "ăn đất". Tết cổ truyền của dân tộc sắp tới chúng ta cùng "ăn tết" vui tươi, tiết kiệm.
Mới hay, tưởng ăn là dễ. Thật ra khó đến chừng nào - bởi chúng ta là người có văn hoá và có cả văn hoá ăn!
(Sưu tầm)
tieusontrangsi- Members
- Tổng số bài gửi : 176
Age : 70
Reputation : 0
Registration date : 07/09/2008
MẮM BA KHÍA.
Họ hàng nhà ba khía sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau nhiều nhất ở U minh. Trời sanh có ba gạch ở trên lưng nên "chết danh" ba khía. Tháng 10 âm lịch, con nước rong là mùa ba khía hội, dân "làm ba khía" tứ phương gói ghém hành trang nồi niêu, gạo, muối, nước uống, nóp để ngủ... chất lên xuồng, giả từ vợ con đổ xô về giang sơn loài ba khía săn lùng:
Tháng bảy nước chảy Cà Mau
Tháng mười ba khía, hội kéo nhau đi làm
U Minh, Rạch Gốc, rừng tràm
Muỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi
(Dân ca)
Mỗi năm ba khía chỉ hội một lần vào 3 - 4 đêm của tháng 10, muốn bắt phải ngủ rừng, ăn cơm bờ bụi, chịu đựng sự "hành hạ" của đám "hút máu người" đĩa, vắt, muỗi mòng mà chờ đợi. Ði "làm ba khía" là nghề hạ bạc của con nhà nghèo.
Ba khía bắt về rửa sạch bùn đất, thả từng "trự" vào nổi, lu có chứa sẵn nước muối. Ðộ mặn của nước muối quyết định chất lượng của ba khía sau này, lạt quá ba khía hư, mặn quá ba khía sẽ rụng càng, đen da, chát thịt, để nước mưa vô ba khía trở mùi. Chính vì vậy, công đoạn này đòi hỏi kỹ thuật của người nhiều kinh nghiệm. Ba khía làm "tới" để cả năm không hư, ăn vẫn ngon.
Ăn ba khía phải đúng "bài bản" mới "thấm thía" hết hương vị đặc biệt của nó. Rửa sạch bằng nước sôi, tách mai ba khía ra, đập dập sơ hai càng. Tỏi, ớt, chanh, đường cát trắng thêm vào. Khóm bằm nhỏ, xoài xắt sợi, khế vừa chín tới xắt nhỏ, trái cóc đập dập để vô trộn đều với ba khía. Xong, để đó cho thấm qua ngày sau hãy ăn. Khi mua ba khía nên "tuyển" con nhỏ, gạch nhiều (gạch son màu đỏ, gạch bùn màu xám), thịt chắc, mút thử thịt không dính lại ngoe, càng. Ngon nhất là loại đang ôm trứng. Ðừng ham chọn con to xác vì ốp xộp. Mùa nước nổi, nhất là tháng trời lạnh, gió bấc đập phành phạch ngoài vách, có tô ba khía trộn ăn với cơm nóng thì một nổi cũng hết. Dân làm củi miệt U Minh, sau buổi lao động tấp xuổng vào gốc bần dọn nồi cơm nguội với tô ba khía ra, tiện tay quơ trái bần trên cây xuống nhai chung ba khía cũng ngon chẳng kém.
Ðã ăn ba khía không thể bỏ qua thứ nước trộn, bởi nó là "tinh túy". Thịt vịt luộc thay vì chấm nước mắm gừng, dân vùng ven biển đem cuốn lá cách chấm thứ nước ba khía sóng sánh chất đạm này, vô cùng hấp dẫn, đặt vào miệng chưa kịp khép môi lưỡi đã co lại, "dại" đi, nước miếng ứa ra, nếu có chút "đế" sẽ còn ngon nữa. Sau này dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ quên được món "đặc sản" có một không hai này.
SƯU TẦM.
Tháng bảy nước chảy Cà Mau
Tháng mười ba khía, hội kéo nhau đi làm
U Minh, Rạch Gốc, rừng tràm
Muỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi
(Dân ca)
Mỗi năm ba khía chỉ hội một lần vào 3 - 4 đêm của tháng 10, muốn bắt phải ngủ rừng, ăn cơm bờ bụi, chịu đựng sự "hành hạ" của đám "hút máu người" đĩa, vắt, muỗi mòng mà chờ đợi. Ði "làm ba khía" là nghề hạ bạc của con nhà nghèo.
Ba khía bắt về rửa sạch bùn đất, thả từng "trự" vào nổi, lu có chứa sẵn nước muối. Ðộ mặn của nước muối quyết định chất lượng của ba khía sau này, lạt quá ba khía hư, mặn quá ba khía sẽ rụng càng, đen da, chát thịt, để nước mưa vô ba khía trở mùi. Chính vì vậy, công đoạn này đòi hỏi kỹ thuật của người nhiều kinh nghiệm. Ba khía làm "tới" để cả năm không hư, ăn vẫn ngon.
Ăn ba khía phải đúng "bài bản" mới "thấm thía" hết hương vị đặc biệt của nó. Rửa sạch bằng nước sôi, tách mai ba khía ra, đập dập sơ hai càng. Tỏi, ớt, chanh, đường cát trắng thêm vào. Khóm bằm nhỏ, xoài xắt sợi, khế vừa chín tới xắt nhỏ, trái cóc đập dập để vô trộn đều với ba khía. Xong, để đó cho thấm qua ngày sau hãy ăn. Khi mua ba khía nên "tuyển" con nhỏ, gạch nhiều (gạch son màu đỏ, gạch bùn màu xám), thịt chắc, mút thử thịt không dính lại ngoe, càng. Ngon nhất là loại đang ôm trứng. Ðừng ham chọn con to xác vì ốp xộp. Mùa nước nổi, nhất là tháng trời lạnh, gió bấc đập phành phạch ngoài vách, có tô ba khía trộn ăn với cơm nóng thì một nổi cũng hết. Dân làm củi miệt U Minh, sau buổi lao động tấp xuổng vào gốc bần dọn nồi cơm nguội với tô ba khía ra, tiện tay quơ trái bần trên cây xuống nhai chung ba khía cũng ngon chẳng kém.
Ðã ăn ba khía không thể bỏ qua thứ nước trộn, bởi nó là "tinh túy". Thịt vịt luộc thay vì chấm nước mắm gừng, dân vùng ven biển đem cuốn lá cách chấm thứ nước ba khía sóng sánh chất đạm này, vô cùng hấp dẫn, đặt vào miệng chưa kịp khép môi lưỡi đã co lại, "dại" đi, nước miếng ứa ra, nếu có chút "đế" sẽ còn ngon nữa. Sau này dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ quên được món "đặc sản" có một không hai này.
SƯU TẦM.
tieusontrangsi- Members
- Tổng số bài gửi : 176
Age : 70
Reputation : 0
Registration date : 07/09/2008
CÁ BÔNG LAU KHO TỘ .
Trên con đường ra đi khai phá miền đất hoang sơ, màu mỡ phương Nam, người Việt đã mang theo những kiến thức kinh nghiệm vốn được un đúc trong cuộc sống mấy ngàn năm trên đất Bắc. Những kinh nghiệm đốt rẫy, phá rừng, trồng cây, đánh cá... trong đó có cả một vốn kinh nghiệm quí báu rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày: Chọn lựa và chế biến thức ăn để sinh tồn.
Nơi đây, thiên nhiên hào phóng quá, đã cho con người biết bao cây trái thực phẩm ngọt ngon lành bổ. Thực phẩm thì thế nhưng công cụ chế biến sao có đầy đủ như chốn quê nhà! Trong rừng sâu, nơi sông rộng... làm sao có cái cối xay bột để làm nên những chiếc bánh? Làm sao có cái chỏ đồng để thổi mâm xôi? Và vì thế, món ăn đã được từng bước cải thiện theo yêu cầu của cuộc sống. Cái bánh phồng hoang dã, giã từ nếp trong vỏ cây đã thay thế cái bánh đa giòn rộm bà, mẹ vẫn làm quà cho ta sau mỗi phiên chợ, ngày ta còn thơ ấu. Đĩa nhỏ, đĩa to trong mâm cao cổ đầy nay thay bằng những ngọn lá mít, lá sen... đựng thức ăn nơi hoang dã. Rồi chú cá đánh bắt được, tươi béo đến mê người, nướng trui hoài ăn mãi cũng chán, đành mượn tộ đất kho tạm. Và từ buổi hoang sơ đầu tiên ấy, đến nay món cá kho tộ đã dành được một vị trí trong danh mục những món ăn của hương quê Nam bộ.
Văn hóa là cái đẹp, mà theo năm tháng không ngừng tiến triển. Văn hoá ẩm thực cũng thế. Miếng ăn từ nơi cội nguồn, ngày mỗi được tiếp thu, phát huy, sáng tạo. Từ con cá, hạt muối, người chế biến đã biết đưa dần những phụ gia có những hương vị hạp nhau, tác động hỗ tương để chất lượng món ăn nâng cao hơn, bổ sung cho nhau những chất bổ dưỡng, điều phối qui luật âm dương cân bằng. Từ đó, củ gừng cay, chân hành nồng, trái ớt chín đỏ nước màu dừa sánh mật ong... đã góp thêm hương vị, thêm sắc của Nam bộ, khiến nó đã ngang nhiên kiêu hãnh trên mâm tiệc của những nhà hàng khách sạn cao sang, làm biết bao du khách phải ngẩn ngơ khi đã một lần nếm thử!
- Cá dành kho tộ phải là cá thật tươi. Có thể chọn cá lóc, bông lau, tra, hú, chẽm... Những con cá không tươi, nếu đã rửa qua rượu mà vẫn còn mùi, không thể kho được.
- Một tộ cá trong bữa cơm hàng ngày của một gia đình 4 nhân khẩu, lượng cá khoảng 250g, đường thắng (hoặc nước màu dừa) một muỗng canh, thịt ba chỉ (ba rọi) 100g, và các gia vị bột ngọt, nước mắm, ớt, tỏi, gừng, tiêu, hành lá, ít nhiều tuỳ khẩu vị của người ăn.
- Cá làm thật sạch, chọn phần giữa, cắt khúc dày khoảng 1 phân rưỡi. Có thể chao cá qua dầu nóng rồi vớt để ráo (một trong những phương pháp khử mùi tanh).
- Thịt ba chỉ cắt từng miếng mỏng.
- Chân hành phần trắng đập dập, phần cọng xanh cắt nhỏ.
- Ớt đỏ, gừng cắt sợi.
- Tỏi băm.
- Ướp cá, thịt các gia vị trên.
- Cho mỡ hoặc dầu vào tô nóng, cho một muỗng canh đường vào tộ đảo đều đến độ có màu vàng nâu cho cá, thịt đã ướp vào xóc đều.
- Cho tiếp nước dừa hoặc nước dùng vừa đủ độ xâm xấp. Kho cá bằng lửa nhò. Khi cá sôi, nếu có bọt thì vớt bỏ. Đến lúc nào tộ cá có độ nước sền sệt cho tiếp ớt đỏ cắt chỉ và hành lá phần xanh. Lúc này rưới thêm vào cá một ít mỡ nước để miếng cá có độ bóng, màu vàng nâu, trông rất gợi sự thèm ăn.
- Món cá kho tộ ăn với cơm trắng, có thể dọn kèm thêm rau xà lách, rau thơm, dưa leo, cà chua ... vừa tăng thêm vị, vừa tạo thêm các sinh tố có từ rau củ quả tươi sống.
Sau những giờ phút lao động vất vả, dừng chân nghỉ trưa dưới một lùm cây rợm bóng mát, bên một con kênh nước chảy trong xanh. Những ngọn gió từ cánh đồng khai phá xa xa thổi cát mát rượi phủ ngập cả người. Chỉ một thoáng nồi cơm gạo mới phương Nam đã đun chín bay tỏa hương thơm. Con cá mới đây còn quẫy nước giờ đã được cắt khoanh, màu vàng nâu bóng đầy gợi cảm trong tộ đất còn nóng hổi. Hương cơm, hương cá quện thành một thứ cảm giác lạ lùng, đeo đẳng theo đời ta trong suốt dặm dài... Mai đây dẫu có được ăn sơn hào hải vị cũng không thể nào quên!
KHPT
tieusontrangsi- Members
- Tổng số bài gửi : 176
Age : 70
Reputation : 0
Registration date : 07/09/2008
TÉP BẠC TÁI CHANH.
Việt Nam có bờ biển dài chạy dọc theo đất nước từ Nam Quan đến Cà Mau, đâu đâu cũng có biển. Những vùng nước lợ là nơi sinh sôi các loài tép, tép có nhiều loại thịt ngon. Tép bạc có hai loại: tép bạc thường và tép bạc đất.
Tép bạc được chế biến thành nhiều món ăn ngon, tùy theo khẩu vị của từng vùng, từng nơi, của từng người, từng gia đình. Muốn mau lẹ, thì có tép bạc luộc, tép đất nướng, hay rang ăn cơm nóng thì khỏi chê. Còn dạng tép bạc đem tái ít ai nghĩ đến, nhưng ở vùng quê là món ăn rất được nhiều người ưa thích, vì nó dễ làm, nguyên liệu có rất sẵn. Tép bạc tái chanh không có mùi tanh, vị ngọt, dễ ăn, làm giàu dinh dưỡng có tác dụng giảm mỡ trong máu, không để lại di chứng, mau lành bệnh ngoài da.
Muốn có được đĩa tép bạc tái chanh thơm ngon có hương vị đậm đà đồng quê, trước hết phải chọn tép bạc tươi, còn nhảy trong rổ. Bóc sạch vỏ, râu, bỏ gạch, cho vào đĩa nước chanh đã vắt sẵn (hay giấm thật chua), trộn đều lên xuống vài lần cho tép bạc thấm đều. Cho vài muỗng nước mắm ngon Phú Quốc vào trộn đều lên, phủ thêm một lớp rau thơm (chủ yếu là quế và húng cây to), cho vài lát ớt đỏ hồng tăng phần hương vị thơm tho của tép bạc tái chanh.
Ở đồng quê, thưởng thức tép bạc tái chanh với vài ly rượu đế thì tuyệt ngon. Cái hương vị miền quê sông nước, vị ngọt của tép bạc, vị mặn ngon của nước mắm hòn Phú Quốc, cùng với hương thơm của rau, mùi cay nồng của ớt, chanh chua thanh quyện vào nhau với ly rượu đi kèm thì nhậu hoài chẳng thấy chán, thấy say.
Tép bạc được chế biến thành nhiều món ăn ngon, tùy theo khẩu vị của từng vùng, từng nơi, của từng người, từng gia đình. Muốn mau lẹ, thì có tép bạc luộc, tép đất nướng, hay rang ăn cơm nóng thì khỏi chê. Còn dạng tép bạc đem tái ít ai nghĩ đến, nhưng ở vùng quê là món ăn rất được nhiều người ưa thích, vì nó dễ làm, nguyên liệu có rất sẵn. Tép bạc tái chanh không có mùi tanh, vị ngọt, dễ ăn, làm giàu dinh dưỡng có tác dụng giảm mỡ trong máu, không để lại di chứng, mau lành bệnh ngoài da.
Muốn có được đĩa tép bạc tái chanh thơm ngon có hương vị đậm đà đồng quê, trước hết phải chọn tép bạc tươi, còn nhảy trong rổ. Bóc sạch vỏ, râu, bỏ gạch, cho vào đĩa nước chanh đã vắt sẵn (hay giấm thật chua), trộn đều lên xuống vài lần cho tép bạc thấm đều. Cho vài muỗng nước mắm ngon Phú Quốc vào trộn đều lên, phủ thêm một lớp rau thơm (chủ yếu là quế và húng cây to), cho vài lát ớt đỏ hồng tăng phần hương vị thơm tho của tép bạc tái chanh.
Ở đồng quê, thưởng thức tép bạc tái chanh với vài ly rượu đế thì tuyệt ngon. Cái hương vị miền quê sông nước, vị ngọt của tép bạc, vị mặn ngon của nước mắm hòn Phú Quốc, cùng với hương thơm của rau, mùi cay nồng của ớt, chanh chua thanh quyện vào nhau với ly rượu đi kèm thì nhậu hoài chẳng thấy chán, thấy say.
tieusontrangsi- Members
- Tổng số bài gửi : 176
Age : 70
Reputation : 0
Registration date : 07/09/2008
Re: LAI RAI ĂN UỐNG.
Chà.!!!........nghe diễn tả thôi mà đã thấy....thèm......không chịu nổi thế này làm sao mà diet được đây ??????
Hết anh Tám Hà tới anh Thái, chắc mấy anh thích phụ nữ tụi em đẹp...thon thả cỡ......bé bự nên lựa toàn món ...độc đưa lên.
Hết anh Tám Hà tới anh Thái, chắc mấy anh thích phụ nữ tụi em đẹp...thon thả cỡ......bé bự nên lựa toàn món ...độc đưa lên.
kcph- Members
- Tổng số bài gửi : 522
Age : 66
Location : Vietnam
Reputation : 0
Registration date : 02/01/2008
Re: LAI RAI ĂN UỐNG.
Hello Kim Chi!
Diet làm chi cho khổ.Quan niệm thẩm mỹ mình hạc sương mai đã lổi thời rồi hơn nữa ông bà mình có nói "có thực mới ẳm được đạo" thì hà cớ gì phải Diet
Mời Kim Chi thêm một món Nam Bộ nữa nhen,sau đó có muốn Diet thì cứ việc HiHiHi
Đồng bằng sông Cửu Long dồi dào lúa gạo, phong phú thuỷ sản chế ra nhiều món ăn ngon, trong đó có món bình dân mang hương vị đồng quê đậm đà khó quện Ðó là món nem cá cợm
Cá cơm có thân hình nhỏ bằng đầu đũa dài khoảng 3 cm toàn thân mầu trắng đục, xuất hiện khoảng tháng 3 âm lịch hằng nặm
Nem cá cơm hơi hiếm và lại vì chế biến công phụ Chỉ xuất hiện trong vài nhà hàng ăn uống có tiếng ở miền Tây Nam Bộ, còn ngoài ra, người ta làm để đãi khách quý hoặc tặng bạn bè.
Để làm nem cá cơm, trước tiên phải làm sạch cá. Cá cơm tuy nhỏ, nhưng có rất nhiều xương li ti tập trung đậm đặc ở lườn (bụng) nên dùng kéo cắt bỏ lườn, chà sạch vảy, đem ngâm với nước muối mằn mặn cho đến khi thịt cá tách ra làm hai, vớt ra gỡ xương bỏ, rồi ngâm với nước dừa tươi độ 30 phút cho thịt cá thấm chất ngọt, vớt ra rổ, xốc nhẹ cho ráo nước. Kế đến, đổ hết thịt cá vào miếng vải lượt, vắt thật khộ Chuẩn bị gia vị theo công thức như sau: 1 kg thịt cá cơm đã vắt khô nước, 1/4 muỗng cà-phê muối diêm, 50 g đường, 10 g tiêu hột, 1 miếng vôi ăn trầu bằng đầu ngón tay, 100 g hoa da khô, 1 củ tỏi nướng, 50 g muối bọt, 50 g thính, lá tầm ruột non, lá vông nem, lá chuối... đều được lau sạch.
Cá cơm vắt khô, ướp muối, đường, bột ngọt, ít vôi, tỏi nướng... tất cả bỏ vào cối giã nhuyễn cho đến khi các mô poteỉn của cá liên kết rắn chắc lại (nếu dùng cối xay nhuyễn, sau này viên nem không dai, không dính). Mỗi khi giã nhuyễn, thấm đầu chày vào mỡ nước đã phi tỏi cho dễ quết. Nêm lại cho vừa ặn Trộn mỡ, hoa da, thính, hột tiêu vào. Trộn đều rồi vo viên tròn. Lấy 5-6 lá chùm ruột non gói sơ viên cá cơm lại, gói lá vông nem quấn lại bên ngoài, cột dây theo hình chữ thập. Treo nem gần bếp để thúc đẩy lên men nhạnh Trong quá trình lên men, những enzim của vi sinh vật cắt những mạch poteỉn của thịt cá thành những mạch giản đợn đồng thời, sự lên men cũng tổng hợp những sinh tố như sinh tố B2, B12... làm cho nem cá cơm có mùi thơm đặc trưng, sản phẩm dễ tiêu và bổ dưỡng. Khoảng 4 ngày sau là nem ăn được, không nên để lâu quá 10 ngày.
sưu tìm
Ông TamHa ơi đừng thấy tui vào bếp phụ mà trốn đi chơi nhen.Tôi mà nấu nướng thì bếp của ông ế ráng chịu.Xong món nầy thì tui dzọt đây!Không phá ông nữa
Diet làm chi cho khổ.Quan niệm thẩm mỹ mình hạc sương mai đã lổi thời rồi hơn nữa ông bà mình có nói "có thực mới ẳm được đạo" thì hà cớ gì phải Diet
Mời Kim Chi thêm một món Nam Bộ nữa nhen,sau đó có muốn Diet thì cứ việc HiHiHi
Nem Cá Cơm Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long dồi dào lúa gạo, phong phú thuỷ sản chế ra nhiều món ăn ngon, trong đó có món bình dân mang hương vị đồng quê đậm đà khó quện Ðó là món nem cá cợm
Cá cơm có thân hình nhỏ bằng đầu đũa dài khoảng 3 cm toàn thân mầu trắng đục, xuất hiện khoảng tháng 3 âm lịch hằng nặm
Nem cá cơm hơi hiếm và lại vì chế biến công phụ Chỉ xuất hiện trong vài nhà hàng ăn uống có tiếng ở miền Tây Nam Bộ, còn ngoài ra, người ta làm để đãi khách quý hoặc tặng bạn bè.
Để làm nem cá cơm, trước tiên phải làm sạch cá. Cá cơm tuy nhỏ, nhưng có rất nhiều xương li ti tập trung đậm đặc ở lườn (bụng) nên dùng kéo cắt bỏ lườn, chà sạch vảy, đem ngâm với nước muối mằn mặn cho đến khi thịt cá tách ra làm hai, vớt ra gỡ xương bỏ, rồi ngâm với nước dừa tươi độ 30 phút cho thịt cá thấm chất ngọt, vớt ra rổ, xốc nhẹ cho ráo nước. Kế đến, đổ hết thịt cá vào miếng vải lượt, vắt thật khộ Chuẩn bị gia vị theo công thức như sau: 1 kg thịt cá cơm đã vắt khô nước, 1/4 muỗng cà-phê muối diêm, 50 g đường, 10 g tiêu hột, 1 miếng vôi ăn trầu bằng đầu ngón tay, 100 g hoa da khô, 1 củ tỏi nướng, 50 g muối bọt, 50 g thính, lá tầm ruột non, lá vông nem, lá chuối... đều được lau sạch.
Cá cơm vắt khô, ướp muối, đường, bột ngọt, ít vôi, tỏi nướng... tất cả bỏ vào cối giã nhuyễn cho đến khi các mô poteỉn của cá liên kết rắn chắc lại (nếu dùng cối xay nhuyễn, sau này viên nem không dai, không dính). Mỗi khi giã nhuyễn, thấm đầu chày vào mỡ nước đã phi tỏi cho dễ quết. Nêm lại cho vừa ặn Trộn mỡ, hoa da, thính, hột tiêu vào. Trộn đều rồi vo viên tròn. Lấy 5-6 lá chùm ruột non gói sơ viên cá cơm lại, gói lá vông nem quấn lại bên ngoài, cột dây theo hình chữ thập. Treo nem gần bếp để thúc đẩy lên men nhạnh Trong quá trình lên men, những enzim của vi sinh vật cắt những mạch poteỉn của thịt cá thành những mạch giản đợn đồng thời, sự lên men cũng tổng hợp những sinh tố như sinh tố B2, B12... làm cho nem cá cơm có mùi thơm đặc trưng, sản phẩm dễ tiêu và bổ dưỡng. Khoảng 4 ngày sau là nem ăn được, không nên để lâu quá 10 ngày.
sưu tìm
Ông TamHa ơi đừng thấy tui vào bếp phụ mà trốn đi chơi nhen.Tôi mà nấu nướng thì bếp của ông ế ráng chịu.Xong món nầy thì tui dzọt đây!Không phá ông nữa
tieusontrangsi- Members
- Tổng số bài gửi : 176
Age : 70
Reputation : 0
Registration date : 07/09/2008
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết