Măng hầm
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Măng hầm
Nồi măng hầm tháng chạp | |
Ngày tết, trong nhà, thường làm nồi măng hầm - món có thể hâm đi, hâm lại, múc lên cúng kiếng, dùng với cơm, bún, mì mà chẳng lo bị rã; ngược lại càng hâm càng ngon. Chọn và sơ chế Có thời gian, nên chọn mua măng từ đầu tháng chạp. Không nên mua măng khô sẵn trong bịch mà nên chọn kỹ từng miếng măng. Chọn những đụt măng ngắn cỡ ngón tay, mập mạp, tược măng đầy đặn và mặt lưng không được có mắt (có mắt, dài và ốm là măng già). Măng mới có màu sắc vàng đỏ, măng cũ để lâu sẽ có màu hơi xỉn đen. Để tránh trường hợp măng bị... rưới nước muối cho nặng cân, để ý khi xáo đống măng lên tay không bị rít. Khoảng hai mươi tháng chạp, đổ măng ra ngâm nước. Cứ thế mỗi ngày, sáng, chiều thay nước hai lần cho đến một tuần sau bắt đầu luộc măng. Trước khi luộc, rửa từng miếng măng cho sạch bụi, cát bám trong đó. Nồi măng vừa sôi, bắc xuống, chắt nước, đổ nước khác vào luộc khoảng ba bốn lần đến khi nào nước măng thật trong mới trút ra rổ để nguội. Ráo nước rồi mới tược măng. Luộc kỹ như vậy măng sẽ không bị nhẩn. Để măng không còn là nguyên liệu phụ Măng nấu với thịt gà, miếng thịt bị măng rút hết chất nên sẽ bị xơ không ngon. Nấu với nước luộc gà và đầu, cổ, cánh, hoặc với thịt giò heo (giò vá – xương vá bao giờ cũng ngọt nước) thú vị hơn. Măng được tao với mắm thấm (tiêu, đường, bột ngọt…), đến khi nào miếng măng óng ánh và thấm gia vị, trút ra chờ khi nào nồi nước hầm thật trong, vớt bọt mới bỏ măng vào. Măng qua quá trình ngâm và luộc kỹ, nên chỉ cần sôi lên, để riu riu lửa là vừa mềm. Trong quá trình hâm đi, hâm lại, lượng mỡ của giò rút hết vào măng, nếu miếng thịt gà bị xơ, thì ngược lại thịt heo vẫn còn ngon. Nồi măng nên nêm nếm hơi “cứng” một chút, nếu lạt quá, giữ không khéo dễ bị chua. Ngày tết, phổ biến nhất là lấy măng hầm đó cuốn với bánh tráng, rau sống. Miếng măng mềm giòn, thấm gia vị và thấm hết chất của nồi nước hầm nên có vị béo và ngọt của thịt nhưng không bị ngán vì có chất xơ của rau. Ăn đến đâu múc đến đó, mỗi lần múc xong phải hâm lại ngay mới giữ được nồi măng không bị chua hay thiu. Múc ra, ăn không hết, không được đổ lại vào nồi mà cho vào một nồi khác, hâm lại. Nếu đổ lại vào nồi cũ sẽ làm cho nồi măng không ngon. Nấu măng là cả một quá trình đong đếm kiên nhẫn và chịu khó. Ngày xưa người ta chú trọng đến nồi măng vì đó là nồi “chiến lược” trong mấy ngày tết. Có nhà nấu đến mấy ký măng. Có gia đình con cháu đông, măng được ngâm trong cái… thùng phuy (cắt đôi). Ba ngày tết, bà con đến nhà lại dọn ra ăn, nào măng, thịt kho tàu, đậu phụ, dưa hành, dưa món, bánh tráng, rau sống… Có lẽ đó là hình ảnh tết xưa quen thuộc với nhiều người. Nồi măng bây giờ ở gia đình đơn giản hơn nhiều, khoảng ba lạng măng và một ký chân giò, hâm đi, hâm lại mãi... phải hết tết mới thấy ngon, thấy thèm... (Theo SGTT |
LT- Members
- Tổng số bài gửi : 338
Reputation : 1
Registration date : 06/01/2008
Re: Măng hầm
Cám ơn chị Lệ Thu đã sưu tầm dùm món 'Măng Hầm".Đọc xong thì thật sự không dám lam, vi làm không dược. Giò heo thì OK, shop đã làm sạch va cắt thanh khúc trông ngon lắm. Còn măng khô thi mua rồi, nhưng màu vàng như nghệ và cứng như cột "ấp chiến lược"! Làm cho mềm như đã dẩn thì chắc...thua. Tôi có thể rửa sạch rồi bỏ vào nồi Pressure cooker hầm trong 45phút thì mềm nhủn ra dược không chị?
Trong hướng dẫn cũng không thấy nêm, nếm gia vị gì cả, không lẽ chỉ bỏ muối hay nước mắm thôi sao?
Tôi nhớ cách đây độ 1 năm tôi có mời bạn đến nhà ăn bánh canh do tôi nấu (độ 10 người). Công phu lắm chị Thu à, đầy đủ gia vị hành tiêu tỏi ớt bột ngọt. Trong bửa ăn, một người bạn hỏi tôi nhà co mì gói không, tôi hỏi sao vậy, bảo tự nhiên thấy thèm mì gói. Mấy người khác cũng nói nhỏ: "Me too"!!. Chị cũng đoán được là cả nồi bánh canh khi khách ra về được nằm trong ..thùng rác!!
Đau một điều là bạn Lộc Lê yêu quý của tôi (mới quen, chưa thân) vừa nhâm nhi đậu phụng, vừa uống bia vừa...cười "đểu"!!! Sau này Lộc mới phán: món ăn ngon phải có đủ 2 yếu tố HƯƠNG và VỊ. Ngưởi là biết là Phở, Hủ tiếu, hay Mì (bánh canh của ông không co gì cả), còn Vị của ông ngang phè.
Bạn tôi thì chỉ tới nhà tôi nhậu đả đời rồi khoe: vợ tôi tuần rồi nấu phở, bún bò..ngon hết sẩy, mà chẳng thấy bao giờ mời tôi tới nhà ăn. Thì làm sao tôi biết nấu ăn ngon!! (nhũng người đó tôi đã từ từ say good bye for ever cả rồi).
Như vậy chắc khỏi nấu chị Lệ Thu hỉ.
Trong hướng dẫn cũng không thấy nêm, nếm gia vị gì cả, không lẽ chỉ bỏ muối hay nước mắm thôi sao?
Tôi nhớ cách đây độ 1 năm tôi có mời bạn đến nhà ăn bánh canh do tôi nấu (độ 10 người). Công phu lắm chị Thu à, đầy đủ gia vị hành tiêu tỏi ớt bột ngọt. Trong bửa ăn, một người bạn hỏi tôi nhà co mì gói không, tôi hỏi sao vậy, bảo tự nhiên thấy thèm mì gói. Mấy người khác cũng nói nhỏ: "Me too"!!. Chị cũng đoán được là cả nồi bánh canh khi khách ra về được nằm trong ..thùng rác!!
Đau một điều là bạn Lộc Lê yêu quý của tôi (mới quen, chưa thân) vừa nhâm nhi đậu phụng, vừa uống bia vừa...cười "đểu"!!! Sau này Lộc mới phán: món ăn ngon phải có đủ 2 yếu tố HƯƠNG và VỊ. Ngưởi là biết là Phở, Hủ tiếu, hay Mì (bánh canh của ông không co gì cả), còn Vị của ông ngang phè.
Bạn tôi thì chỉ tới nhà tôi nhậu đả đời rồi khoe: vợ tôi tuần rồi nấu phở, bún bò..ngon hết sẩy, mà chẳng thấy bao giờ mời tôi tới nhà ăn. Thì làm sao tôi biết nấu ăn ngon!! (nhũng người đó tôi đã từ từ say good bye for ever cả rồi).
Như vậy chắc khỏi nấu chị Lệ Thu hỉ.
dieuhuynh- Members
- Tổng số bài gửi : 165
Age : 74
Reputation : 0
Registration date : 06/01/2008
Re: Măng hầm
LT chỉ post bài theo SGTT mà thôi ,theo LT nghĩ Món măng hầm này không phải là món đãi tiệc nên không có phân lượng rõ ràng ,chỉ theo khẩu vị của mỗi gia đình và nhân khẩu nhiều hay ít hoặc sở thích ,ở đây có một điểm nhấn ( nêm "cứng" ) nghĩa là hơi đậm đà một chút nếu lạt quá dễ bị thiu .
LT- Members
- Tổng số bài gửi : 338
Reputation : 1
Registration date : 06/01/2008
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết