DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG

4 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG

Bài gửi by huynhminhthanh 11/1/2010, 07:03

Bổn quán mở riêng phòng nầy dành cho quý khách nào yêu nhạc & thơ vào đây thư giản.
Xin mời nghe lại một bài hát cũ của nhạc sĩ Song Ngọc mà ngày mỗi khi Tết đến mình vẫn thường thưởng thức.

Chuyện Ngày Cuối Năm
Song Ngọc – Quang Lê trình bày


Và mùa Xuân đến,xin được gửi đến quý khách một bài thơ (đúng ra là một bài kệ) của thiền sư Mãn Giác.Đọc dể thấy rằng luôn còn một mùa xuân trong lòng mỗi chúng ta.

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Mot_ca2


Mãn Giác (1052-1096) tên thật là Lý Trường, người đất Lũng Triền, hương An Cách. Theo các nhà địa lý học lịch sử Hà Bắc thì nay đó chính là xã Lũng Khê, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Ngài xuất thân dòng hoàng tộc.Cha là Lý Hoài Tố, từng làm đến chức Trung thư ngoại lang dưới hai triều Lý Thánh Tông (1051-1072) và Lý Nhân Tông (1072-1128). Thiền sư Mãn Giác thuở nhỏ được vua Lý Nhân Tông sủng ái, đặt tên là Hoài Tín. Ngài xuất gia, được thiền sư Quảng Trí trụ trì chùa Quân Đinh truyền tâm ấn. Ngài tiêu biểu là truyền
thừa thứ tám của dòng Thiền Quang Bích.

Ngày 30-11-1096,sư lâm bệnh, gọi đệ tử đến đọc kệ rằng:

“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
(Ngô Tất Tố dịch)

Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) là tên của người đời sau đặt và cho đến nay, bài này vẫn được xem là bài kệ duy nhất mà người đời sau tìm thấy được, mặc dù Ngài viết rất nhiều.
(nguồn vnthuquan.net – trích lời tựa quyển Đêm qua sân trước một cành mai của Nguyễn Tường Bách)

Vài bản dịch khác:

Xuân đi, rơi trăm đóa
Xuân đến, nở trăm bông
Trước mắt, dòng đời chảy
Trên đầu, tuổi chất chồng
Xuân tàn hoa rụng, đừng bảo hết
Sân trước đêm qua, hạt nẩy mầm

(Sempai Châu Ngọc Bính)


Xuân đi trăm hoa rãi
Xuân đến trăm hoa khai
Xem chuyện đời trước mắt
Tóc trên đầu đã phai
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Tối qua sân trước một cành mai
(Võ Đình)

Xuân đi hoa rụng tơi bời
Xuân về hoa lại ngợp trời nở tung
Sự qua trước mắt khôn cùng
Cái già thoát chốc đầu tùng đà mang
Xuân tàn chớ bảo hoa tan
Ngoài sân đêm trước rộn ràng cành mai

(Trích Blog LH)

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Hương Thầm

Bài gửi by huynhminhthanh 12/1/2010, 07:12

Khung cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận

Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi

Nào ai đã một lần dám nói ?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không giấu được cứ bay dịu nhẹ

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu

(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy ...)

Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ chia tay vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi

Phan Thị Thanh Nhàn.

Khung cửa sổ hai nhà cuối phố là cửa sổ ở phố Yên Phụ (Hà Nội), nơi gia
đình chị sống. Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp trong bài thơ là em trai thứ
6 của nữ thi sĩ và cô bạn. Anh đã lên đường khi lời yêu còn chưa lên môi. Chỉ
có tấm lòng của người chị đa cảm, lãng mạn để cho hương bưởi trong khăn tay cô
gái hàng xóm tiễn em mình.


Một thời gian sau, từ chiến trường khốc liệt, cậu em viết thư về cho
chị gái: "Em nghe đài ngâm bài thơ Hương thầm của chị". Chị Nhàn chưa
kịp viết thư cho em kể rằng "Bài thơ viết về em đó", thì người em
trai vui tính Phan Hữu Khải của chị đã hy sinh.


Không ngờ bài thơ đã đúng như cái tên Hương thầm, cứ lặng lẽ đến mức
ngay cả những người trong cuộc "tử biệt, sinh ly" cũng không được
biết. Và rồi người ta hình dung ra nữ sĩ đã làm bài thơ về cuộc tiễn đưa của
chính mình. Họ còn cho rằng người đi ấy là mối tình thầm của chị.


trích từ blog Lê QuốcThanh-my.opera.com/diemxuacafe/


Hương Thầm
Nhạc:Vũ Hoàng – Thơ : Phan Thị Thanh Nhàn
Bảo Yến trình bày
.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Xe Đạp Ơi!

Bài gửi by huynhminhthanh 13/1/2010, 09:00

Bây giờ bạn bè ta mỗi khi xuống đường,kẻ thì xe hơi,người thì xe gắn máy-biết có còn ai nhớ đến chiếc xe đạp ngày nào!Chiếc xe đạp của một thời trẻ dại...xe đạp ơi,đã xa rồi còn đâu!!!!

Xe Đạp Ơi!
Ngọc Lễ -Phương Thảo trình bày.

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG 4b46rq7


Nhớ khi xưa anh chở em,
Trên chiếc xe đạp cũ,
Áo ướt đẫm mồ hôi những trưa hè.
Nhớ khi xưa bao mộng mơ,
Trên chiếc xe đạp cũ,
Dưới cơn mưa cùng nhau dắt qua cầu.

Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu.
Mối tình thơ, thoáng như một giấc mơ.
Xe đạp ơi, những vất vả ngày ấy.
Cho lòng tôi, nhớ thương hoài chẳng nguôi.

Quay đều quay đều quay đều,
Mối tình ngày xưa yêu dấu.
Quay đều quay đều quay đều,
Nhớ hoài những vòng xe.

Quay đều quay đều quay đều,
Mối tình nghèo đơn sơ quá.
Quay đều quay đều quay đều,
Thương hoài những vòng xe.

***

Nhớ khi xưa anh chở em,
Trên chiếc xe đạp cũ,
Dưới trăng khuya cùng trao chiếc hôn đầu.
Nhớ khi xưa bao mộng mơ,
Trên chiếc xe đạp cũ,
Ước mong sao tình yêu mãi không rời


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty CUỘC ĐỜI

Bài gửi by huynhminhthanh 15/1/2010, 00:15

Ngày xưa hồi còn thơ
Một chiều nắng đẹp khoe màu tơ
Tôi cùng em hai đứa
Thơ thẩn ngồi chơi trên ngạch cửa.
Tóc em chừa bánh bèo
Môi chưa hồng, da mét: con nhà nghèo !
Đầu tôi còn hớt trọc
Khét nắng hôi trâu, thèm đi học
Em cầm một củ khoai
Cạp vỏ bằng răng rồi chia hai
Thứ khoai sùng lượm mót
Mà sao nó ngọt thôi là ngọt.

Bây giờ giữa đường đời
Kỷ niệm ngày xưa mù khơi
Gặp nhau chiều mưa lạnh
Hai đứa đều sang trong bộ cánh
Dung nhan em còn tươi
Anh mừng tưởng đâu đời em vui.
Dè đâu đây là quán
Em bẹo hình hài rao lên bán
Đang thời đông khách mua
Chợ thịt còn sung được vài mùa.
Nghe nói anh cầm viết
Nghệ thuật là gì em muốn biết.
- “Mùi hôi nói mùi thơm
Cây bút cầm tay : cần câu cơm
Đó em ơi ! Nghệ thuật :
Nhắm mắt quay lưng chào sự thật.”
Rồi đôi ta nhìn nhau
Không có ai đánh mà lòng đau
Em mời ăn bánh ngọt
Nhắc củ khoai sùng mình lượm mót
Đường bánh tươm vàng mơ
Như nắng chiều xưa khoe màu tơ
Mới cầm tay chưa cắn
Mà sao nó đắng thôi là đắng !

Xin anh một nụ cười
Cười là sao nhỉ ? Quên rồi !
Xin em chút nước mắt
Mạch lệ em từ lâu đã tắt !
Hỏi nhau : buồn hay vui ?
Biết đâu ? Ta cùng hỏi cuộc đời.

Minh Phẩm
(tạp chí Vui Sống số 9 - 1959)

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty QUÁN BÊN ĐƯỜNG

Bài gửi by huynhminhthanh 15/1/2010, 00:27

thơ:Minh Phẩm - Nhạc:Phạm Duy
Thái Thanh trình bày.



Ngày xưa ngày xửa ngày xưa
Chiều mơ chiều nắng đẹp khoe mầu tơ
Hai đứa mình còn trẻ thơ
Rủ nhau ngồi ngưỡng cửa chơi thẩn thơ.


À a a nhớ nhớ em còn mái tóc bánh bèo
À a a nhớ má chưa hồng da mét vì em nghèo
Đầu anh còn húi trọc, còn húi trọc
Khét nắng hôi trâu thèm đi học, thèm đi học Thèm đi học...

Em cầm một củ khoai
Ghé răng cạp vỏ rơi
Xong rồi mình chia đôi
Khoai sùng này lượm mót
Sao ngọt lại ngọt ghê

Giờ đây kỷ niệm ngày xưa
Giờ đây cảnh cũ chìm xa mù khơi
Gặp nhau một chiều lạnh mưa
Nhìn nhau quần áo bảnh bao mừng sao.

Nhìn em còn xinh còn tươi
Đời em tưởng đâu là vui
Nhà em phải chăng là đây?

Dè đâu chẳng may là quán
Em bẹo hình hài đem bán...


Rồi em hỏi anh: làm chi?
Cầm bút để viết ngày đêm, viết gì?
Đời thối phải nói là thơm
Ngòi bút là chiếc cần câu miếng cơm
Em hỏi nghệ thuật là chi?
Là đui, là điếc, là câm mà đi.

Nhìn nhau lặng lẽ nhìn nhau
Nào có ai đánh mà sao lòng đau.
Bánh ngọt cùng mời ăn
Nhớ chăng củ khoai ngon
Bánh tươm vàng như nắng
Bánh này mình chưa cắn
Sao mà miệng cay đắng?

Rồi xin một nụ cười thôi Cười ư?
Anh đã vùi quên nụ cười

Thì xin vài giọt lệ rơi
Lệ em cạn đã từ lâu, người ơi

Trước khi từ giã hỏi nhau buồn hay là vui
Thì cứ hỏi ngay cuộc đời...



Bài Thơ "Cuộc Đời" đã được nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng trong tập truyện "Quán Bên Đường" nhưng vì lý do nào đó không ghi tên tác giả.

Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và phát hành bài này thành bản nhạc "Quán Bên Đường" vào cuối thập niên 60, để tên tác giả là "Vô Danh" vì nhà văn Bình Nguyên Lộc không nhận là của mình.

Sau nầy,trong một cuộc phỏng vấn của ông Lê Phương Chi (toà soạn Bách Khoa), ông Bình Nguyên Lộc cho biết trong tập truyện ngắn Quán Bên Đường của ông có một truyện ngắn là Quán Tai Heo, truyện ngắn đó viết về thi sĩ Minh Phẩm và có bài thơ này.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty NẾU ANH CÒN TRẺ - Hoàng Cầm

Bài gửi by huynhminhthanh 17/1/2010, 05:18

Nếu anh còn trẻ như năm ấy
Quyết đón em về sống với anh
Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận
Anh lụy đời quên bến khói sương
Năm tháng... năm cung mờ cách biệt
Bao giờ em hết nợ Tầm dương?

Nếu có ngày mai anh trở gót
Quay về lãng đãng bến sông xa
Thì em còn đấy hay đâu mất?
Cuối xóm buồn teo một tiếng gà...



Tình Cầm
Thơ Hoàng Cầm – Nhạc Phạm Duy
Tuấn Ngọc trình bày


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Tự Tình Dưới Hoa - Đinh Hùng

Bài gửi by huynhminhthanh 18/1/2010, 00:44

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại,
Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng.

Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay,
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này ?
Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ,
Nửa như hoài vọng, nửa như say .

Em đến như mây, chẳng đợi kỳ,
Hương ngàn gió núi động hàng mi .
Tâm tư khép mở đôi tà áo,
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi .

Em muốn đôi ta mộng chốn nào ?
Ước nguyền đã có gác trăng sao .
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý,
Còn lối bâng khuâng: Ngõ trúc đào .

Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ .
Nắng trong hoa, với gió bên hồ,
Dành riêng em đấy . Khi tình tự,
Ta sẽ đi về những cảnh xưa .

Rồi buổi ưu sầu em với tôi
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời .
Vai kề một mái thơ phong nguyệt,
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười .



Mộng Dưới Hoa

Nhạc Phạm Đình Chương – phỏng theo ý thơ Đinh Hùng
Duy Trác trình bày.



huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Thuyền Viễn Xứ - Huyền Chi

Bài gửi by huynhminhthanh 19/1/2010, 05:50

Lên khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ bóng tiêu điều ven sông

Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
...
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi





thơ Huyền Chi – Phạm Duy phổ nhạc
Lệ Thu trình bày


Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha rán trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi! viễn xứ xa xôi
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi! giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về

Đ.K.:

Nhìn về đường cô lý, cô lý xa rồi
Đời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi
Quay lại hướng làng
Đà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng

Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Mịt mù sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường



huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Có Một Chiều Tháng Năm - Đỗ Trung Quân

Bài gửi by huynhminhthanh 20/1/2010, 07:01

"Thầy có nhớ con không...?"
tôi giật mình nhận ra người đàn ông áo quần nhếch nhác
người đàn ông gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường
”thầy còn nhớ con không...?"
câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng
hoa phượng tháng Năm rơi đầy vỉa hè
rụng xuống trên vai người thầy học cũ

"không... xin lỗị.. ông lầm...
tôi chưa từng dạy học
xin thối lại ông tiền thuốc...
...cám ơn..."
cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buổn
thầy học cũ mười năm không lầm được
thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
giấu mình sau hoa phượng rụng buồn tênh
con biết nói gì hơn
đứa học trò tôn sư
người thầy cũ lại chối từ kỷ niệm
chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng
biết yêu anh em - đất nước - xóm giềng
đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão
bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên
bên hè phố im lìm
vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt
câu phủ nhận phải vì câu áo rách
trước đứa học trò quần áo bảnh bao?
tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào
những đưá trẻ con tan trường đuổi nhau trên phố
mười năm nữa đứa nào trong số đó
sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay?

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Tâm sự một chút

Bài gửi by huynhminhthanh 21/1/2010, 17:31

Hổm rày bận chăm sóc gian hàng Tết,chưa có dịp vào đây ngồi xuống tâm tình với các bạn.Đã vào đây rồi thì không yêu thơ thì cũng thích nhạc,phải không?Mình cố gắng chọn món cho cả hai có thể ngồi chung bàn với nhau,vì thế nên mình chọn món thơ phổ nhạc.

Nói đến âm nhạc Việt Nam thì người ta liên tưỡng đến những Ca Khúc Việt Nam có lời.Thật ra,âm nhạc Việt cũng có một số nhạc sĩ soạn nhạc giao hưởng nhưng số người chuộng nhạc nầy không nhiều,thế thì chỉ còn lại Ca Khúc Việt Nam có lời nếu ai đó có nhắc đến nền âm nhạc của nước mình.

Nhạc phổ thơ chiếm một số lượng không ít trong các Ca Khúc Việt Nam.Vì ca từ là thơ nên nó dễ đi vào lòng người hơn.Có thể nhạc sĩ để nguyên vẹn bài thơ không thêm bớt chữ nào,có thể vì cho hợp với giai điệu nên thay đổi một số từ,nhưng làm như thế thì một số nhà thơ không vừa ý,vì làm thơ khác viết văn,mỗi một từ một chữ đều được cân nhắc chọn lọc,nếu thay đổi, không khéo làm người ta hiểu sai ý nghĩa của bài thơ.Thế nên có nhiều nhạc sĩ thận trọng hơn ghi là phõng theo ý thơ của thi sĩ nào đó!

Thôi tán hưu tán vượn tí cho vui.Bây giờ mời các bạn thưởng thức ca khúc Gái Xuân thơ Nguyễn Bính,Từ Vũ phổ nhạc-Cẫm Ly trình bày.
Chúc Quý Khách vui vẻ.



Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Thieunu04

GÁI XUÂN.

Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân

Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?


Nguyễn Bính.


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Bướm Trắng

Bài gửi by huynhminhthanh 23/1/2010, 00:41

Mời các bạn thưởng thức tiếp một ca khúc khác được nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ bài thơ "Người Hàng Xóm" của thi sĩ Nguyễn Bính với tựa đề là "Bướm Trắng".

Người Hàng Xóm

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có cái buồn giống tôi;
Gía đừng có gậu mồng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng,
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng,
Có con bướm trắng thường sang bên này
Bướm ơi! bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chẳng bao giờ thấy nàng cười,
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên;
Mắt nàng đăm đắm trông lên
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi: Hay tôi yêu nàng?
Không, từ ân ái lỡ làng
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao!
Tơ hong nàng chả cất vào
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong?
Nhớ nàng! không! quyết là không nhớ nàng
Vâng, từ ân ái lỡ làng,
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng năm xưa
Tầm tầm trời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm
Cô đơn buồn lại thấy buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi
Hôm nay mưa đã tạnh rồi
Tơ không hong nữa, bướm lười thôi sang!
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng,
Rưng rưng tôi gục xuống bàn rưng rưng!
Nhớ con bướm trắng lạ lùng,
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng
Hỡi ôi! bướm trắng tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi,
Đêm qua nàng đã chết rồi!
Nghẹn ngào tôi khóc, qủa tôi yêu nàng,
Hồn trinh còn ở trần gian,
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này ...


Nguyễn Bính.

Bướm Trắng
Anh Bằng - Thanh Phong hát

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Buomtrang


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Buổi Sáng

Bài gửi by huynhminhthanh 23/1/2010, 06:54

Những gương mặt người
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn gọi anh
Nắng nói lời mê ngủ
Buổi sáng muốn gọi anh
Gió se lạnh chối từ
Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ
Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm
Người đã vội quên cung bậc cuối
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Ai hờ hững xéo lên lá cỏ
Buổi sáng ngồi một mình
Không quen những nụ cười lạ
Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ
Tan cùng tàn đông
Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân
Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng
Khói thuốc cay và cà phê đắng
Cơn đau màu men ngà
Buổi sáng ngồi một mình
Uống cạn kiệt
Lạ
Quen!

Phan Ngọc Thường Đoan


Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG CAFE


Catinat cà phê sáng
Phú Quang - ý thơ Phan Ngọc Thường Đoan-tác giả trình bày.


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân

Bài gửi by huynhminhthanh 25/1/2010, 08:57

anh cho em mùa xuân
nụ hoa vàng mới nở
chiều đông nào nhung nhớ
đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây
anh cho em mùa xuân
mùa xuân này tất cả
lộc non vừa trẩy lá
thơ còn thương cõi đời
con chim mừng ríu rít
vui khói chiều chơi vơi
đất mẹ gầy có lúa
đồng ta xanh mấy mùa
con trâu từ đồng cỏ
giục mỏ về rộn khua
ngoài đê diều thẳng cánh
trong xóm vang chuông chùa
chiều in vào bóng núi
câu hát hò vẳng đưa
tóc mẹ gìa mây bạc
trăng chờ trong liếp dừa
con sông dài mấy nhánh
cát trắng bờ quê xưa...
anh cho em mùa xuân
bàn tay thơm sữa ngọt
giải đất liền chim hót
người yêu nhau trọn đời
mái nhà ai mới lớp
trẻ đùa vui nơi nơi
hết buồn mưa phố nhỏ
hẹn cho nhau cuộc đời
khi hoa vàng sắp nở
trời sắp sang mùa xuân
anh cho em tất cả
tình yêu non nước này
bài thơ còn xao xuyến
nắng vàng trên ngọn cây...

KIM TUẤN.


Bài thơ nầy được nhạc sĩ NGUYỄN HIỀN phổ nhạc với tựa ANH CHO EM MÙA XUÂN.

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG HOAMAI2



Được sửa bởi huynhminhthanh ngày 25/1/2010, 09:07; sửa lần 1.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Tản Mạn một chút Với Anh Cho Em Mùa Xuân

Bài gửi by huynhminhthanh 25/1/2010, 09:04

Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền kể lại xuất xứ bản nhạc “Anh Cho Em Mùa Xuân”:

“Nói về cái bản nhạc ấy, thì xuất xứ của nó là vào năm 1962, mùng năm Tết hãy còn hương vị của Tết, tôi đi làm tôi thấy có một tập thơ để ở trước mặt tôi ở văn phòng,nhan đề là “Bốn Mươi bài thơ” của Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và của một nhà thơ khác . Lật xem thì tôi thấy có bài thơ năm chữ “Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân” thấy hay hay thì tôi mới tự nhiên nảy ra tôi phổ nhạc, tôi hoàn tất trong sáng hôm đó . Thì đến sáng hôm sau có một nhà thơ trẻ xưng danh là Kim Tuấn đến gặp anh để hỏi thăm hôm qua có để tập thơ “Bốn Mươi Bài Thơ” thế anh đã nhận được chưa ? Tôi bảo: “Nhận được rồi và có một bài chắc là của anh tên nó là “Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân" thì tôi có phổ rồi, mà tôi có đặt cái tựa đề lấy cái câu đầu là “Anh Cho Em Mùa Xuân” thì anh rất vui mừng, thì ông giám đốc hãng Asia,hãng dĩa, đến bảo lấy để đưa cho Lệ Thanh hát để thâu vào dĩa, thế rồi ở Đài Phát Thanh cũng trình bày thành ra tên tuổi của Kim Tuấn tự nhiên được mọi người biết đến .
(Duy Trác, nhạc chủ đề Nguyễn Hiền)

Về cái bài Anh Cho Em Mùa Xuân ấy, thơ năm chữ cái nét nhạc đầu tiên thì tôi dùng 3 câu:

Anh cho em mùa xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ


Thì buồn cười là ghép 3 câu thơ thành 1 câu nhạc, từ cái ý nhạc ấy chúng tôi phát triển đi đến cái phần ở giữa phát triển rất đều hòa và nó cũng là cái duyên văn nghệ thì tôi hoàn thành cái bài đó . Và từ đó cái quan hệ giữa tôi và anh ấy rất là vui vẻ và trong cái duyên văn nghệ.
(...)

__________________________________________

"Đất mẹ gầy có lúa
Đồng ta xanh mấy mùa
Con trâu từ đồng cỏ
Giục mõ về rộn khua"


Bài thơ Nụ hoa vàng ngày xuân của thi sĩ Kim Tuấn đã được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc trong một sự tình cờ. Từ khi nó trở thành bài hát Anh cho em mùa xuân,những lời của bài thơ này được nhiều người thuộc lòng. Nhưng ít nhất đã có một lần, Kim Tuấn "phàn nàn" vì một chữ trong bài thơ bị hiểu sai và phổ biến sai một cách tai hại. "Đất mẹ gầy có lúa" bị trở thành " đất mẹ gầy cỏ lúa". Đất mẹ gầy có lúa là một mơ ước của thi sĩ, đất mẹ tuy cằn cỗi, tuy hẹp chiều ngang, nhưng vẫn có đủ lúa để nuôi dân ở đó. Còn cỏ lúa là kẻ thù của nông dân,vì làm cỏ lúa rất cực, làm cỏ lúa là nhổ bỏ những cọng cỏ mọc lẫn trong cây lúa. Thành ra, từ có lúa sang cỏ lúa, ý câu thơ bị hiểu ngược lại với ý tác giả lúc viết ra bài thơ.

Sau này, thi sĩ Kim Tuấn nhắc lại ý của mình trong bài thơ Nụ hoa vàng ngày xuân một lần nữa khi trả lời cuộc phỏng vấn của báo Thanh Niên.

- Bài thơ ''Nụ hoa vàng ngày xuân'' của anh được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc thành ca khúc ''Anh cho em mùa xuân'' rất hay. Anh có thể cho biết cảm xúc khi viết bài thơ này?

- Tôi làm bài thơ Nụ hoa vàng ngày xuân để nhớ về quê mẹ: Hà Tĩnh - vùng đất sỏi đá nhiều hơn cơm gạo, với ước mơ ''Đất mẹ gầy có lúa''. Bài thơ này tôi sáng tác vào đầu thập niên 60, sau đó được in trong tập Ngàn thương và nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc. Đã có nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này nhưng tôi thích giọng ca của Hà Thanh hơn cả và điều tôi ray rứt là cho tới nay vẫn chưa nói được với nữ ca sĩ này một lời cám ơn.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Em Lễ Chùa Nầy

Bài gửi by huynhminhthanh 28/1/2010, 05:55

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG EmLeChuaNay

Nhạc: Phạm Duy
Lời thơ: Phạm Thiên Thư –Thái Thanh trình bày.





Đầu mùa xuân cùng em đi lễ.
Lễ chùa này, vườn nắng tung bay
Và ngàn lau vàng màu khép nép
Bãi sông bay một con bướm đẹp

Mùa hạ qua cùng em đi lễ
Trái mơ ngon, đồi gió mơn man
Từng lò hương làn trầm nghi ngút
Khói hương thơm bờ tóc em dài

Rồi mùa thu cùng em đi lễ
Có con chim đậu dưới gác chuông
Hòa lời ca vào làn sương sớm
Gió heo may rụng hết lá vàng

Vào mùa đông cùng em đi lễ
Lễ chùa này một thóang mưa bay
Và ngòai sân vài cành khô gãy
Gió lung lay một cánh lan gầy

Tàn mùa đông, vào chùa bỡ ngỡ
Tiễn đưa em trong áo quan này
Từng cội hoa trầm lặng thương nhớ
Tóc em xưa tơ óng như mây

Vườn chùa đây vào nằm trong đất
Nép bên hoa đây những hoa vàng
Vườn đào thơm ,chập chờn cánh bướm
Bướm quơ râu, ngơ ngác bay cao.

Mộ của em , mộ vừa mới lấp
Có con chim nào hót trên cây
Lời của chim chìm vào tiếng suối
Suối xanh lơ buồn khóc ai hòai

Rồi từ đây vườn chùa thanh vắng
Đến thăm em ngày tháng qua mau
Một nụ mai vừa nở trong nắng
Hỡi em ơi! mây đã qua cầu …



huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Phạm Thiên Thư và Ngày Xưa Hoàng Thị.

Bài gửi by huynhminhthanh 29/1/2010, 16:43

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Phamthienthu2
Phạm Thiên Thư

Nhắc đến Phạm Thiên Thư là những người yêu thơ nhạc nghĩ ngay đến những ca khúc được phổ từ thơ của ông như ''Ngày Xưa Hoàng Thị","Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng"."Em Đi Lễ Chùa Nầy".Nhân vật nữ trong bài thơ :"Hoàng thị Ngọ" là một nhân vật có thật chứ không phải hư cấu.
-

LTS: Trên Việt Weekly số 24, June 9, 2005, đăng tải một bức thư của thi sĩ Phạm Thiên Thư do nhạc sĩ Phạm Duy chuyển cho báo chí, phủ nhận chuyện bà Hoàng Dược Thảo tự nhận mình là nhân vật “Hoàng Thị Ngọ” của bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” của Phạm Thiên Thư, do Phạm Duy phổ nhạc thành tác phẩm bất hủ “Ngày xưa Hoàng Thịï”. Cách đây hai tuần, tại quận Cam, tình cờ, một nhân vật xuất hiện, cho biết ông là người có liên hệ tới nhân vật “Ngọ” thiệt ngoài đời.Câu chuyện sau đây đưa thiên tình sử nhạc khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” qua một khúc quanh mới. Người đàn ông trong cuộc là một nhân vật kín đáo, không muốn khoe khoang về phần mình, cũng không muốn làm chuyện “giựt gân”. Tuy nhiên, như ông nói, rất muốn được gặp lại ‘cố nhân’ HoàngThị Ngọ, theo ông, hiện đang có mặt tại Cali. Nhân vật kể chuyện, người đàn ông tử tế, có công ăn việc làm đâu ra đó, có vợ con rất hạnh phúc, chỉ muốn được gặp lại Ngọ, để có thể, giúp gì được cho tri kỷ đã không gặp nhau từ mấy chục năm qua. Không hơn không kém. Nhân vật xin được giấu tên, viết tắt là H.H.


NQM: Ông quen với Hoàng Thị Ngọ, nhân vật trong thơ/nhạc của Phạm Thiên Thư, Phạm Duy trong trường hợp nào?

HH: Đó vào khoảng năm 1963, 1964. Nhà của Ngọ ở đường Trần Quang Khải, gần trường Văn Hiến… Mỗi lần cô đi học phải đi ngang nhà tôi. Nhà tôi số 90, đường Trần Quang Khải. Trường Văn Hiến cách nhà tôi độ 100 thước. Tôi thấy cổ thiệt là hiền hậu, dễ thương nên mới viết thư làm quen. Năm đó tôi chưa tới 20 tuổi,học Đệ thất, Ngọ cũng chỉ độ bằng tuổi tôi thôi. Gốc Hải Dương, gia đình Công Giáo.

NQM: Ông đã viết thư hay làm thơ cho Ngọ?

HH: Viết thư. Gởi cho Ngọ, cổ đáp ứng, mời tới nhà chơi. Ba của Ngọ là một nhà thầu khoán, gia đình rất khá, có anh chị em đi du học, làm bác sĩ, kỹ sư thời đó.

NQM: Về nhan sắc, Hoàng Thị Ngọ có đẹp không?

HH: Thành thật mà nói, Ngọ không phải là một thiếu nữ có nhan sắc lộng lẫy. Ngọ có mái tóc dài ngang lưng. Thường khi đi học, chỉ mặc hai màu áo vàng và đen.Nhưng rất là dễ thương… Ngọ có một dáng dấp mặc áo dài thật là đẹp.

NQM:Lúc đó, đã có bài thơ, bài nhạc về Hoàng Thị Ngọ chưa?

HH: Chưa. Lúc đó là thời gian chúng tôi quen nhau. Đi chơi với nhau rất vui.Một thời gian sau, tôi vào lính. Một vài năm, tôi trở về thăm Ngọ, cổ kể lại cho tôi nghe về một người con trai, theo Ngọ, viết thơ theo đuổi Ngọ, nhưng cô ấy từ chối, không nhận mối tình đó. Người đó sau này cạo đầu vô GòVấp đi tu, đó chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư như chúng ta ai ai cũng biết. Và bài thơ này làm ra lúc Phạm Thiên Thư đã đi tu. Sau này, bài thơ lại được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, trở nên một bài hát bất hủ. Nói tóm lại, Hoàng Thị Ngọ nói là không có gì với nhà thơ họ Phạm kia.

trích bài viết của Nguyễn Quang Minh (Đã tìm ra Hoàng thị Ngọ ?) trên Việt Weekly.


Và lời xác nhận của Phạm Thiên Thư:

Tôi tới quán Hoa Vàng để thăm Phạm Thiên Thư trong một chiều vừa tạnh mưa, có nắng chiều tươi đẹp…

Đây là một quán cà phê nho nhỏ ở Ngã Tư Bẩy Hiền, rất trang nhã, rất tĩnh mịch,rất nên thơ. Chủ nhân tiếp tôi trên một mảnh vườn nho nhỏ. Tôi mừng vì Phạm Thiên Thư khỏe hơn trước, minh mẫn hơn, họat bát hơn so với ngày anh bị rối lọan tinh thần. Một tác phẩm của anh vừa được xuất bản là cuốn Tự Điển Cười.Chúng tôi rất sung sướng được gặp nhau sau trên 30 năm xa cách, trong lòng rất yên vui.

Trong câu chuyện hàn huyên, tôi cho anh biết tin có người tìm ra Hoàng Thị Ngọ,tin này đăng trên Viet Weekly ở Hoa Kỳ.

Tôi đọc cho anh nghe những lời của ông H.H., nhất là đoạn mô tả chân dung Hoàng Thị Ngọ thì Phạm Thiên Thư xác nhận đúng là người trong bài thơ cũ. Cũng như căn nhà của nàng đúng là ở trên đường Trần Quang Khải, gia đình nàng theo đạo Công giáo, cha nàng là một nhà thầu khoán v.v…

Chỉ có một điều anh muốn nói với tôi : Hoàng Thị Ngọ chỉ là nguồn cảm hứng để anh viết bài thơ ngày xưa ấy, trong thực tế anh không phải là một “chàng trai” làm thơ theo đuổi Ngọ. Theo Ngọ kể, nhà thơ này si tình Ngọ dữ lắm,đi theo làm quen, làm thơ, thất tình dữ lắm... Nhưng Ngọ không đáp lại mối tình si này.

Thực ra, khi xưa, hằng ngày, trên con đường đi đi về về, hai người thường gặp nhau và Phạm Thiên Thư làm thơ cho mình chứ không phải là cho người nữ. Có thể anh (cũng như tôi) muốn xưng tụng một người con gái không mang những cái tên kiều diễm như Tuyết Khanh hay Ánh Tuyết mà mang cái tên bình dị là Ngọ, Hoàng
Thị Ngọ. Anh nói thêm là mười năm sau, hai người (coi như là hai người bạn) có gặp lại nhau, khi đó bài thơ phổ nhạc đã được phổ biến rộng rãi… Và dường như Hoàng Thị Ngọ không có con với ai cà !

Cuối cùng, anh ghé tai tôi, nói thầm : “vợ tôi, kỳ lạ thay, giống Hoàng Thị Ngọ như lột.”


Phạm Duy
(
Saigon, chiều 8 tháng 8, 2005)



Nguyên văn bài thơ:

Ngày xưa Hoàng thị


Em tan trườngvề
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng


Bước em thênhthang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài


Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng


Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn


Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng


Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần


Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuốn vở


Thương ơi! Vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ


Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ơi mối tình đầu
Như đi trên cát


Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng hòa mau...
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ


Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu


Chân theo tìm nhau
Còn là vang vọng
Đời như biển động
Xóa dấu ngày qua

Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ

Phố ơi! Muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời.
Tình ơi!... Tình ơi!...


Ngày Xưa Hoàng Thị
Thơ Phạm Thiên Thư - Phạm Duy phổ nhạc
Thái Thanh trình bày.



huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Áo Lụa Hà Đông

Bài gửi by huynhminhthanh 2/2/2010, 15:58

Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
mà mua thu dài lắm ở chung quanh
linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bay vội vã vào trong hồn mở cửa

gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
thơ học trò anh chất lại thành non
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu


em không nói đã nghe từng giai điệu
em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt

em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
em đi rồi, sám hối chạy trên môi
những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng

em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng



Nguyên Sa.



Áo Lụa Hà Đông
thơ Nguyên Sa-nhạc Ngô Thuỵ Miên.
Ngọc Lan trình bày

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Nguyên Sa và Tình ca Ngô Thuỵ Miên

Bài gửi by huynhminhthanh 2/2/2010, 16:17

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Nguyen-sa-3

tên thật Trần Bích Lan,sinh ngày 1 tháng 3 năm 1932 tại Hà Nội, mất ngày 18 tháng 4 năm 1998 tại California Hoa kỳ
tác phẩm: Thơ Nguyên Sa tập 1 Thơ Nguyên Sa Tập 2 Thơ Nguyên Sa tập 3 Vài Ngày — Chung Sự Vụ (truyện dài) Gõ Ðầu Trẻ Mây Bay Ði (truyện ngắn) Descartes Nhìn Từ Phương Ðông Một Mình Một Ngựa Một BôngHồng Cho Văn Nghệ Ðông Du ký Hai Mươi khuôn mặt Nghệ sĩ Việt Nam ở Hải Ngoại Luận lý Học Tâm Lý Học

Nguyên Sa và Tình Ca Ngô Thụy Miên
Ngô Thụy Miên


Tin nhà thơ Nguyên Sa mất đến với tôi thật đột ngột! Sáng nay một người bạn gọi vào sở hỏi tôi:"Ông có biết nhà thơ Nguyên Sa vừa qua đời chưa?" Tôi bàng hoàng, thẫn thờ một chút mặc dù đã được biết tình trạng sức khoẻ của ông mấy năm gần đây. Chúng tôi trao đổi vài ba câu chuyện.

Tôi cám ơn bạn rồi thầm nói với mình:


"Thôi, cái thời tuổi trẻ mộng mơ,yêu đương nồng nàn ngày nào đã thực sự không còn nữa. Không còn nữa những lụa là mưa nắng Sàigòn, cũng không còn nữa Paris, người tình và giòng sông Seine với những vòng tay ôm, những môi hôn vội vả… Người đạo diễn đã bỏ cuộc chơi, bọn tài tử chúng tôi ở lại còn gì để bàn chuyện thu phong, còn gì để làm dáng với đời, làm điệu với người!"...


Ngoài trời những giọt mưa vẫn tiếp tục rơi đều trên khung cửa kính. Buổi chiều về nhà, bạn bè dưới Cali gọi lên báo tin. Bỏ điện thoại xuống, tôi ra vườn sau nhà. Nhìn những cánh hoa anh đào đang rụng bay theo gió, chợt thấy lạnh, và nỗi buồn ập đến khiến tôi choáng váng. Buổi tối anh Nguyễn Mạnh Trinh gọi lên nhờ tôi đóng góp một bài để đăng trong tuyển tập anh dự định in trong những ngày sắp tới. Tôi hứa sẽ viết một chút về những bản nhạc đã phổ từ thơ ông.


Tôi không rõ nhà thơ Nguyên Sa từ Pháp trở về Việt Nam từ năm nào, chỉ biết cùng với nhà thơ Cung Trầm Tưởng, ông đã đem Paris về cho bọn trẻ chúng tôi.Một Paris với hè phố Saint Michel, với sông Seine, tháp Eiffel, những cặp tình nhân, giáo đường sương mù… Cùng một lúc ông đã mang nắng Sàigòn, lụa Hà Đông và
đâu đó bóng dáng Hà Nội vào thi ca Việt Nam của chúng ta một cách thân thiết nhẹ nhàng.


Nhiều người hỏi tôi có quen biết hay có họ hàng với nhà thơ? Như tôi đã nói,chúng tôi không có liên hệ gì ngoài sự cảm thông của hai con người cùng yêu nghệ thuật. Nói rõ hơn, tôi chỉ là một trong hàng triệu người yêu quí thơ ông,một người may mắn có thể gửi lời biết ơn giòng thơ tuyệt vời của ông qua những nốt nhạc giản dị, chân tình.


Cuối năm 1969, khi một số tình khúc của tôi đã được phổ biến rộng rãi trên các đài phát thanh, cũng như trong những đêm sinh hoạt văn nghệ được tổ chức tại nhiều trung tâm văn hoá, hay các giảng đường đại học. Tôi đến với thơ Nguyên Sa, không từ một chọn lựa, mà vì tôi đã nhìn thấy mình trong thơ của ông, đã nghe những rung động thầm kín nhất của tuổi trẻ mình được ông tạo lên bằng những lời thơ ngọt ngào tình tứ, tươi mát. Cũng như bao nhiêu anh em thanh niên sinh viên học sinh của thập niên 60, tôi yêu và thuộc không ít thơ của ông. Nói đến Áo Lụa Hà Đông, có lẽ chúng ta mấy ai không biết:


Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.

Cá nhân tôi khi đọc bài thơ đã chú ý ngay 4 câu:


Em chợt đến, chợt đi anh vẫn biết

Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại.

Lời thơ man mác buồn, đã vỗ về, chia xẻ tâm tư tôi ngày tháng đó. Lang thang Sàigòn một ngày nắng nhẹ, giòng nhạc lan man trong đầu óc: "Rê Đô Rê, Sol Sib Sib Rê Rê, Sol Sol La, Sol Sib Rê Rê La…", tôi đã hoàn tất phần điệp khúc được viết theo cung Rê thứ để thích hợp với hồn thơ. Khi phổ hai phần đầu,và cuối, tôi đã gặp khó khăn với hai câu:


Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng


Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

vì vần trắc của chữ "trắng" đã không thích hợp với giòng nhạc chuyển tiếp cần âm bảng. Sau hơn một tuần loay hoay tìm kiếm, cuối cùng tôi đã phải dùng một phương pháp phổ thơ cũ: nhạc lại lời thơ ở câu trên để chuyển ý nhạc trở về phần hai, cũng như đoạn cuối của bản nhạc:


Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.

Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn

Để tạo ấn tượng nuối tiếc cho người nghe, khi kết thúc bản nhạc, tôi đã thêm câu:


Anh vẫn yêu màu áo ấy, em ơi


với giòng nhạc đi lên, chuyển từ Sol thứ qua Sib, La, và chấm dứt bằng Rê trưởng.


Cuối năm 1970, trong một đêm nhạc tình ca tại trường đại học Khoa Học, tôi đã giới thiệu bài hát tới các bạn trẻ của tôi. Sau đó bản nhạc đã được phổ biến thường xuyên qua các chương trình nhạc do tôi và nhạc sĩ Trường Sa thực hiện trên đài phát thanh Quân Đội, cũng như trong các đêm nhạc do bạn bè chúng tôi tổ chức tại Sàigòn. Ngoài ra trong năm 1970, tôi cũng đã viết "Tình Khúc Tháng Sáu" phổ theo ý thơ bài Tháng Sáu Trời Mưa của Nguyên Sa. Mãi đến năm 1984 tôi mới phổ bài "Tháng Sáu Trời Mưa" của ông.

Những năm 60, 70, bọn trẻ chúng tôi dù trưởng thành trong khói lửa chiến tranh,có ai không mơ một ngày được đặt chân đến Paris, được cùng người yêu dạo chơi phố phường Paris, hay lang thang bên bờ sông Seine nhớ đến một cuộc tình… Paris như một lời kêu gọi, một nơi chốn tìm về cõi tình yêu. Từ những mộng ước đó,bản nhạc thứ hai tôi phổ từ thơ Nguyên Sa đã thành hình. Có những bài thơ khi muốn phổ nhạc, người nhạc sĩ phải tìm điệu nhạc để chuyên chở ý thơ, hoặc phải thay đổi lời thơ để nhập vào ý nhạc… Riêng "Paris Có Gì Lạ Không Em" khi đọc lên tôi đã nghe phảng phất tiếng phong cầm rộn rã của nhịp 3 luân vũ.Trên phím dương cầm, giòng nhạc dồn dập, chạy dài trên 10 đầu ngón tay, tôi đã hoàn tất phổ bài thơ trong một ngày đầu xuân năm 1971. Cung Đô trưởng mở đầu nhịp nhàng:


Paris có gì lạ không em

Mai anh về, em có còn ngoan…

tôi thích nhất câu:


Là áo sương mù hay áo em


từ cung Đô trưởng đổi chuyển qua La thứ để vào phần điệp khúc:


Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay

Tóc em anh sẽ gọi là mây…

Khi Hoàng Phúc bạn tôi hát bài này lần đầu tiên, đã nói "bài này phải để chị Thái Thanh hát mới được". Đúng như lời Phúc nói, sau này chị Thái Thanh đã thử bài này. Để thêm một chút Paris, chị đã hát:


La la la la la la

La la la la la la

khi kết thúc bản nhạc.


Sau Áo Lụa Hà Đông và Paris Có Gì Lạ Không Em, tôi đã phổ tiếp Tuổi 13. Cũng như "Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông","Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc, Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường"là 2 câu thơ được bọn trẻ chúng tôi thuộc nằm lòng ngày đó. Tôi yêu cái ý thơ hồn nhiên, lời thơ trong sáng. Đọc bài thơ thấy hồn lâng lâng, như đang nhớ nhung,hẹn hò, đang đợi chờ, mơ ước. Ý nhạc đến thật nhanh:


Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng

Mưa tôi trả về bong bóng vỡ đầy tay…

Tôi đã vào đề với những nốt nhạc cao của cung Đô trưởng để diễn tả cái thắc mắc ngày mưa ngày nắng của mình. Khi chuyển qua điệp khúc tôi nhạc lại câu"Tôi phải van lơn ngoan nhé đừng ngờ…" 2 lần như một lời trấn an người tình nhỏ và kết thúc tôi nhạc lại câu "Nên đến trăm lần, nhất định mình chưa yêu" như một câu hỏi cho chính lòng mình. Tôi vẫn nghĩ bản nhạc với những niêm luật gò bó đã không thể nói lên hết được ý thơ của tác giả. Chỉ hy vọng bản nhạc đã không làm giảm giá trị của bài thơ.


Đầu năm 1974, khi quyết định cùng một nhóm bạn thực hiện cuốn băng Tình ca Ngô Thụy Miên, tôi đã đến gặp nhà thơ để xin phép thử 3 bản nhạc. Lần đầu tiên nói chuyện để lại ít nhiều kỷ niệm. Nhà thơ rất giản dị, dáng dấp xuề xoà. Ông rất vui khi biết tôi phổ thơ ông, và hỏi tôi sẽ nhờ ai hát ? Tôi nói nhạc sĩ Văn Phụng viết hoà âm, ca sĩ Duy Trác hát Áo Lụa Hà Đông, Thái Thanh hát 2 bài Paris Có Gì Lạ Không Em, Tuổi 13. Và từ đó, Áo Lụa Hà Đông, Paris Có Gì Lạ Không Em ,Tuổi 13, đã trở thành một phần đời nhạc Ngô Thụy Miên. Năm 1980 khi tôi đặt chân đến Cali, người đầu tiên tôi liên lạc để hỏi thăm tin tức sinh hoạt văn nghệ của cộng đồng chúng ta ở hải ngoại là nhà thơ Nguyên Sa. Ông có cho tôi biết về sự ưu ái của thính giả dành cho bài Áo Lụa Hà Đông, cũng như cuốn băng Tình ca Ngô Thụy Miên. Năm sau đó tôi đã rời Cali để lên miền Tây Bắc. Ông vẫn thỉnh thoảng liên lạc bằng điện thoại với tôi, và gửi lên tôi những bài thơ mới viết về sau.


Trong những tháng ngày đầu ở Cali, mặc dù bận rộn với đời sống mới, tôi vẫn tiếp tục sáng tác. Cùng với Em Còn Nhớ Mùa Xuân, Bản Tình Ca Cho Em, Dóc Mơ…Tôi đã phổ bài thơ "Paris" của Nguyên Sa:


Mai tôi đi chắc Paris sẽ buồn, Paris sẽ
nhìn theo…


với tôi Paris lúc đó chính là Sàigòn, Sàigòn của những nỗi nhớ muộn màng,Sàigòn của những mất mát không nguôi. Ý nhạc không tuổi trẻ như Tuổi 13, hồn nhạc không dịu dàng như Áo Lụa Hà Đông. Tôi đã mượn thơ ông để gửi gắm tâm sự mình. Tôi biết khi tôi đi Sàigòn đã buồn, và Sàigòn đã nhìn theo.


Năm 1981, sau khi về cư ngụ tại thành phố Seattle, trong nỗi nhớ nhung con đường, những hàng quán thân quen của Sàigòn ngày nào, cùng với ám ảnh thương yêu về Áo Lụa Hà Đông, về Paris của một thời, tôi đã viết bài Nắng Paris Nắng Sàigòn:


Tôi đi giữa trời Paris mà nhớ thương Sàigòn

Nắng Sàigòn hôm nao dìu bước chân em
Qua phố phường vào quán chợ thân quen…

Tôi nghĩ đây là một kết hợp đẹp của một phần đời nhạc Ngô Thụy Miên và thơ Nguyên Sa.


Năm 1986, nhà thơ gọi lên tôi và nói sẽ thực hiện một cuốn cassette gồm một số bản nhạc phổ thơ mới của ông. Tôi gửi xuống ông "Tháng Giêng Và Anh",đã được Hải Ly hát, và sau đó là Vũ Khanh, Ý Lan, Khánh Hà… Ông rất thích bài hát này. Tiếc là bản nhạc đã không được phổ biến rộng rãi như ý ông muốn.


Đầu năm 1997, tôi về Cali ra mắt cuốn CD Riêng Một Góc Trời, trong đó có bài "Cần Thiết" phổ từ thơ ông do Thanh Hà hát. Gần đến phút cuối chương trình, tôi được biết có ông đến tham dự. Rất tiếc tôi đã không thể đến gặp ông để chào hỏi, cũng như ngỏ một lời cảm ơn.


Năm ngoái khi anh chị Duy Trác qua Seattle thăm bạn bè, chúng tôi đã có dịp gặp lại nhau. Anh em hàn huyên tâm sự, và anh tặng tôi một cuốn cassette có chương trình phát thanh giới thiệu chủû đề Thơ Nhạc Nguyên Sa/Ngô Thụy Miên do anh thực hiện tại Houston Texas. Trong chương trình này anh Duy Trác có nhắc lại:


Thi sĩ Nguyên Sa đã có lần nói rằng bài thơ Áo Lụa Hà Đông của ông có một số mệnh rất đặc biệt. Khi bài thơ được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thành ca khúc, và ca sĩ Duy Trác trình bày, thì từ đó cái tên Áo Lụa Hà Đông đã gắn chặt tên tuổi của 3 người, thi sĩ, nhạc sĩ và ca sĩ.Nó đã trở thành một định mệnh. Mặc dù đây không phải là bài thơ hay nhất của Nguyên Sa, cũng như không phải là ca khúc tuyệt tác nhất của Ngô Thụy Miên,
cũng như không phải là bài hát mà ca sĩ Duy Trác trình bày thành công nhất.


Một lần nào đó tôi đã nói "trong nhạc Ngô Thụy Miên, thơ Nguyên Sa có một chỗ đứng rất đặc biệt.." Vâng, trong nhạc tôi ý thơ ông bàng bạc khắp nơi,đâu đó thấp thoáng một chút nắng Sàigòn, một chút lụa Hà Đông, đâu đó bângkhuâng mật chút trời Paris và người yêu rất nhỏ… Định mệnh đã cho tôi được đọc thơ Nguyên Sa, được nghe tiếng hát Duy Trác, được thưởng thức hoà âm của Văn Phụng, để ngày hôm nay, và mãi mãi sau này, dù các anh còn ở đây, hay đã đi rồi, tôi vẫn xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất của một người viết nhạc tình ca đến các anh. Xin lần cuối gửi lời cầu chúc nhà thơ một chuyến đi xa về nơi an lành, vĩnh cữu.

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Ngothuymien2
Ngô Thụy Miên

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Nguyên Sa và Tình ca Ngô Thuỵ Miên

Bài gửi by huynhminhthanh 4/2/2010, 07:54

Mời các bạn nghe tiếp những ca khúc được ns Ngô Thuỵ Miên phổ từ thơ của Nguyên Sa.

Sau Áo Lụa Hà Đông và Paris Có Gì Lạ Không Em, tôi đã phổ tiếp Tuổi 13.Cũng như "Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông","Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc, Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường"là 2 câu thơ được bọn trẻ chúng tôi thuộc nằm lòng ngày đó. Tôi yêu cái ý thơ hồn nhiên, lời thơ trong sáng. Đọc bài thơ thấy hồn lâng lâng, như đang nhớ nhung,hẹn hò, đang đợi chờ, mơ ước. Ý nhạc đến thật nhanh:

Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng

Mưa tôi trả về bong bóng vỡ đầy tay…

Tôi đã vào đề với những nốt nhạc cao của cung Đô trưởng để diễn tả cái thắc mắc ngày mưa ngày nắng của mình. Khi chuyển qua điệp khúc tôi nhạc lại câu"Tôi phải van lơn ngoan nhé đừng ngờ…" 2 lần như một lời trấn an người tình nhỏ và kết thúc tôi nhạc lại câu "Nên đến trăm lần, nhất định mình chưa yêu" như một câu hỏi cho chính lòng mình. Tôi vẫn nghĩ bản nhạc với những niêm luật gò bó đã không thể nói lên hết được ý thơ của tác giả. Chỉ hy vọng bản nhạc đã không làm giảm giá trị của bài thơ.


Tuổi Mười Ba
Nguyên Sa


Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười bạ
Tôi phải van lơn: ngoan nhé đừng ngờ
Tôi phải dỗ như là tôi đã lớn
Phải thẹn thò như sắp cưới hay vùa sêu
Phải nói vơ vào, rất vội: người yêu
Nếu ai có hỏi thầm: ai thế ?

Tôi nói lâu rồi nhưng ngập ngừng khe khẻ
Để giận hờn chim bướm trả dùm tôi
Nhưng rồi lòng an ủi nắng chưa phai
Tình chưa cũ vì tình chưa mới ...
Má vẫn đỏ một màu con gái
Với những lời hiền dịu nhưng chua ngoa
Lòng vẫn ngỡ ngàng tóc ướp bằng thơ
Sao hương sắc lên mắt mình tình tứ
Và đôi mắt nhìn tôi ngập ngừng chim sẻ
Đôi mắt nhìn trời nhè nhẹ mây nghiêng
Tôi biết nói gì cả trăm phút đều thiêng
Hay muốn nói nhưng lòng mình ngường ngượng
Chân dịu bước và mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi,
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất, thì thầm: "chưa phải lúc..."

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.

Chả có gì sao lòng mình cũng thẹn
Đến ngượng ngùng bỡ ngỡ: hay là ai ...?
Trăm bức thư lót giấy kẻ dòng đôi
Mà nét chữ run run (dù rất nhẹ)

Tôi đã viết hay chỉ thầm âu yếm kể
Tôi đã nhìn hay lặng lẽ say sưa
Và lo sợ khi lòng mừng quá đỗị

Rồi trách móc trời không gần cho tay với
Và cả nàng, hư quá! sao mà kiêu ...
Nên đến trăm lần: "nhất định mình chưa yêu ..."
Hôm nay nữa ...
nhưng lòng mình ... sao lạ quá ...




Tuổi Mười Ba - Sĩ Phú trình bày.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Tình Anh Bán Chiếu

Bài gửi by tieusontrangsi 7/2/2010, 12:22

Hôm nay rảnh rỗi ghé Phòng Văn Gừng Văn Nghệ của Quán,xem có đờn ca tài tử không để Phạm Thái mình trổ vài ngón nghề học lóm giúp vui cho quý khách chơi!Số là nơi mình ở nữa quê nữa chợ!Gì chứ cái khoảng đờn ca tài tử dân trong vùng rất mê.Sừng sừng một vài ly là lên giây đờn hát bài Tống Tửu Đơn Hùng Tín!Bạn nhậu gỏ ly,gỏ chén phụ hoạ rất là rơm rã..hèhè văn hoá miệt vườn mà!
Phạm tui mê nhất là bài "Tình anh bán chiếu" của soạn giả Viễn Châu,nhứt là qua giọng hát của đệ nhất danh ca vọng cổ Út Trà Ôn.Cha mẹ ơi!lần nào nghe mình cũng phải sục sùi rơi lệ thương cho thằng cha bán chiếu quá chừng!

Tình Anh Bán Chiếu
Soạn giả:Viễn Châu.
Út Trà Ôn trình bày


(nói lối)
Hòòòòo ....... ooơơơi!
Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm,
công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu.
Chiếu này tôi chẳng bán đâu,
tìm em không gặp, hòòòòo ...... ooơơơi,
tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm.

(vọng cổ)
Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra ....... chào.

Cửa vườn cô đã khoá kín tự hôm nào.
Tôi đã vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm Rẩy,
chiếc áo nhuộm bùn đã lấm tấm giọt mồ hôi.
Nhà của cô sau trước vắng tanh,
trong gió lạnh chiều đông
bỗng có ai dạo lên tiếng nguyệt cầm,
như gieo vào lòng tôi một nỗi buồn thê thảm.

Cô đã đặt đôi chiếu bông bề dài hai thước,
có lẽ để điểm tô ở chốn loan phòng.
Hôm nay cô đã quên tôi để cất bước theo chồng.
Cô ơi, đôi chiếu này tự tay tôi dệt lấy,
tôi đã lựa từng cọng lác, sợi gai.
Nhưng khi tôi đến nơi thì cô đã rời bỏ quê nhà qua xứ khác.
Tôi đứng trước cổng vườn xưa với nỗi buồn man mác,
còn đôi chiếu này tôi biết tặng cho ai.

Nhớ năm ngoái khi ghe vừa đậu tới vàm kinh Ngã Bảy,
cô tươi cười mừng rỡ đón tôi.
Cô đưa tôi vào đến tận phòng riêng
để đo ni chiếc giường gõ đỏ.
Cô đặt làm đôi chiếu và hỏi qua giá cả,
tôi trả lời lấy giá rẻ làm quen.
Khi tôi sắp sửa lui ghe,
cô còn ra đến bến dặn dò kỹ lưỡng.
Sau khi cô đà quay gót,
chiếc áo bông hường khuất dạng sau mấy lùm tre.
Cô ơi, cô có biết đâu tôi đã lấy nón lá che ngang
để dấu đôi dòng nước mắt,
vì tôi không muốn bàng quang thiên hạ
họ cười chê tôi là một kẻ si tình.

(nói lối)
Khi hỏi lại xóm giềng, tôi mới biết,
cô theo chồng đã được bốn trăng qua.
Mình dám đâu sai hẹn với người ta,
mà họ đành đoạn bỏ nhà đi xứ khác.

(vọng cổ)
Tôi vác đôi chiếu bông mà cõi lòng tan nát,
bước chân đi như thể xác không ........ hồn.

Nước mắt cứ tuôn rơi theo lá rụng trên đường.
Gió đông vụt vù thổi mạnh, lạnh đất trời,
lạnh đến cả tâm can.
Người ta đã có đôi rồi,
chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung,
để mình vác cặp chiếu bông,
chờ đợi chi nữa cho uổng công đợi chờ.

Khuya đêm nay ngồi chờ nước lớn,
nỗi buồn đau cứ canh cánh bên lòng.
Tôi thấy đời tôi sao lạnh lẽo vô cùng.
Còn chi buồn hơn nghề bán chiếu,
chỉ để tô điểm loan phòng cho những gái còn xuân.
Nhưng khi cất bước sang ngang
lại không một lời hỏi han từ giả,
cho đến đôi chiếu bông tôi đã uổng công
ngồi dệt mấy ngày đêm ròng rã,
mà nay vẫn còn nằm trơ ở dưới khoang thuyền.

(nói lối)
Gió đông ơi, đừng thổi nữa,
lòng ta lạnh lắm gió đông ơi!
Tôi nhổ sào cho ghe chiếu trôi xuôi,
lòng nặng trĩu một nỗi sầu tê tái.
Tôi ngồi yên sau lái,
mắt vẫn hướng nhìn nơi nẻo cũ, vườn xưa.
Hỡi ôi, con sông Phụng Nghiệp nó chảy ra bảy ngã,
mà sao lệ của tôi nó cũng lai láng muôn dòng.
Có ai hiểu được tấm lòng của tôi
với cô gái mỹ miều trên kinh Ngã Bảy.
Sông sâu bên lở, bên bồi,
tình anh bán chiếu trọn đời không phai.


tieusontrangsi
tieusontrangsi
Members

Tổng số bài gửi : 176
Age : 70
Reputation : 0
Registration date : 07/09/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty KHÔNG PHẢI LÀ TƠ TRỜI,KHÔNG PHẢI LÀ SƯƠNG MAI.

Bài gửi by huynhminhthanh 22/2/2010, 16:17

Mong manh nhất không phải là tơ trời
Không phải nụ hồng
Không phải sương mai
Không phải là cơn mơ vừa chập chờn đã thức
Anh đã biết một điều mong manh nhất
Là tình yêu
Là tình yêu đấy em!
Tình yêu,
Vừa buổi sáng nắng lên,
Đã u ám cơn mưa chiều dữ dội
Ta vừa chạy tìm nhau...
Em vừa ập vào anh...
... Như cơn giông ập tới
Đã như sóng xô bờ, sóng lại ngược ra khơi.
Không phải đâu em - không phải tơ trời
Không phải mây hoàng hôn
Chợt hồng ... chợt tím ...
Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê
Khẽ vụng dại là... thế thôi ... tan biến

Anh cầu mong - không phải bây giờ
Mà khi tóc đã hoa râm
Khi mái đầu đã bạc
Khi ta đã đi qua những giông - bão - biển - bờ
Còn thấy tựa bên vai mình
Một tình yêu không thất lạc ...


Đỗ Trung Quân.

Bài thơ được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc dưới tên Hương Tình Yêu


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Chút Tình Đầu.

Bài gửi by huynhminhthanh 24/2/2010, 23:25

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối tình đầu

Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ lên cây
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay...

Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng hiểu - chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi....thành câm
Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa


Đỗ Trung Quân



Bài thơ trên đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc với cái tên "Phượng Hồng".Chúng ta cùng nghe ns Vũ Hoàng nói về ca khúc nầy:

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG NsVuHoang
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây...

“Đó là câu chuyện có thật” - nhạc sĩ Vũ Hoàng bắt đầu câu chuyện về Phượng hồng.

Mối tình đầu của tôi êm đềm như thơ và nàng thì thẹn thùng như cỏ trinh nữ. Chúng tôi học cùng lớp. Hồi còn đi học thì vui không kể xiết nhưng cứ hè đến tôi lại thấy buồn vô cùng. Các bạn đi đâu hết, nhà tôi ở gần trường, vì thế, lâu lâu tôi lại sang trường học, tay vẫn cắp cặp, trong cặp không đựng sách vở mà có một hộp bút màu, những trang giấy trắng còn thừa trong vở cũ tôi xé ra để làm giấy vẽ.

Sân trường mùa hè vắng ngắt,tôi ngắm nhìn những vệt nắng đơn côi, giống như mình, bóng đổ dài, và tôi nhớ nàng quay quắt. Tôi bước đến cửa lớp học của năm học tới, biết chắc hai đứa sẽ lại được cùng ngồi nơi này.

Tôi lấy chiếc compa trong hộp bút, bắt đầu những nét khắc thật nắn nót tên của nàng cộng tên tôi, rồi vòng một hình trái tim. Tôi khắc tỉ mỉ và cảm thấy hạnh phúc như đang được thấy nàng bên cạnh.

Ngày khai giảng, nàng hớt hải tìm tôi: “Hoàng ơi, chết rồi, có đứa nào chơi xấu khắc tên mình và Hoàng ngay cửa lớp, làm sao bây giờ, bạn bè chọc chết, chắc mình phải nghỉ học”. Tôi hốt hoảng khi nghe nàng nói sẽ nghỉ học. Tôi vội vàng xua tay: “Bạn đừng lo, chắc là mấy đứa ghét mình nó làm đấy, để tui tìm cho ra. Để tui đi xóa ngay...”.

Năm 1984, trong một đêm sinh hoạt thơ nhạc tại Nhà văn hóa Thanh niên, anh Đỗ Trung Quân lên đọc bài thơ mới sáng tác của mình. Bài thơ có tên Chút tình đầu.

Khi nghe đến câu Cánh phượng hồng ngẩn ngơ/Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây/Và ngày sau biết có còn gặp lại/Ngày khai trường áo lụa gió thu bay… Tôi ngẩn ngơ vì nhớ nàng. Ngay tối hôm đó, tôi nói: “Quân ơi, chép cho mình bài Chút tình đầu của Quân đi”. Và Quân đã chép.

Tôi đem bài thơ về, đọc đi đọc lại nhiều lần. Cho đến một hôm, trong giờ giảng bài tại trường Đại học sư phạm TPHCM (tôi dạy môn Lịch sử âm nhạc và ký xướng âm tại khoa Âm nhạc của trường), đang chuẩn bị cho tiết dạy thứ hai, chợt một tia nắng hắt từ cành phượng đỏ vào lớp, bục giảng của tôi như phủ màu hồng làm ánh lên ký ức. Sau buổi dạy, tôi lặng lẽ về nhà, và bài hát Phượng hồng ra đời.
.....

Sau khi sáng tác Phượng hồng,nhạc sĩ Vũ Hoàng tìm nhà thơ Đỗ Trung Quân để cảm ơn. Mười năm sau, một hôm cả hai ngồi cùng nhau trong một chiều nắng nhạt ở quán cà phê.
Nhạc sĩ và nhà thơ đồng điệu:
- Chúng mình phải cảm ơn tất cả những ký ức đẹp của các bạn sinh viên, những tình cảm ấy đã nuôi dưỡng cho sức sống của bài hát đến tận bây giờ...

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Nhớ Nhau Hoài

Bài gửi by huynhminhthanh 7/3/2010, 01:53

Em ở nơi nào,
có còn mùa xuân không em

Rừng ngàn lá gió,
từng đêm nhắc nhở thì thầm

Nắng ở trên đầu,
nắng trong lòng phố

Gió ở trên non,
gió cuốn mây về.

Sao anh vẫn ngồi mà nghe cô đơn
mà nghe nức nở trong hồn
và nhớ và thương đôi mắt nhỏ!

Từ độ chúng mình quen biết đó.
Vì mình thương nhau,
vì mình yêu nhau
nên mới giận hờn.

Từ độ đường trần ngăn cách ngỏ

Vì mình xa nhau nên nhớ nhau hoài.
Anh bên này mong em bên đó,
Em ở bên kia có nhớ bên nây?

Em ở nơi nào,
có còn mùa xuân không em

Rừng ngàn lá gió,
từng đêm nhắc nhở thì thầm.

Mai lỡ không về chắc em buồn biết mấy
Dáng nhỏ xuân xưa cũng nhớ đêm này.


Thiên Hà.
Xóm Vườn Chuối, đêm xuân 1966

Bài thơ được nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ nhạc với tựa cùng tên - ca sĩ Ngọc Sơn trình bày.


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Những Ngày Xưa Thân Ái

Bài gửi by huynhminhthanh 12/3/2010, 07:15

Thế hệ của chúng mình chắc là ai cũng từng nghe ca khúc Những Ngày Xưa Thân Ái của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ,nhưng chắc ít người biết ca khúc nầy được nhạc sĩ phổ theo bài thơ của anh mình :nhà thơ Phạm Hổ.Dưới đây là bài thơ của ông:


Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Ngayhe


Những ngày xưa thân ái,
Hắn đã quên rồi
Riêng tôi,tôi nhớ
Đường làng mênh mông cỏ lúa,
Sương mai khép kín vệ đường,
Hai đứa tôi sách vở cặp chung’
Áo quần nhàu giấc ngủ,
Tung tăng bước nhẹ chân trần,
Gói cơm mo, mẹ bắt xách tùng tơn,
Trong túi, hộp diêm nhốt dế.
Những ngày xưa thân ái thế
Không đem chung hai đứa một ngày mai.
Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay,
Tôi buồn, tôi giận,
Hôm nay gặp hắn,
Tôi bắn hắn rồi!
Những ngày xưa thân ái!...

Phạm Hổ.


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Nguyễn Tất Nhiên

Bài gửi by huynhminhthanh 19/3/2010, 01:22

Chào quý khách!
Ngày xưa,thuở còn đi học,vào những ngày cuối cùng trong đời học sinh,lúc đó đã biết bập bẹ điếu thuốc,sáng nào cũng ghé quán Không Tên trước cổng trường nhâm nhi ly cà phê nghe nhạc trước khi vào trường học.Hư quá phải không?Nhưng tình hình thời đó là thế,chiến cuộc càng ngày càng khốc liệt,bạn bè nhiều đứa đã trả sách lại trường,rồi cũng đến lượt mình thôi!Ngồi quán nghe những ca khúc nói về tình yêu trong thời chiến cũng là một cái thú giải khuây của tuổi trẻ lúc bấy giờ!

-Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá!
...ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu...ta hỏng Tú Tài ta đợi ngày đi!
Hay:
-Đưa em về dưới mưa,nói năng chi cũng thừa
-Như mưa đời phất phơ,chắc ta gần nhau chưa?
Chủ quán tôi mê thơ Nguyễn Tất Nhiên từ dạo đó,có lẻ vì Nguyễn tất Nhiên thời đó cũng còn cắp sách như mình và những vần thơ của anh cũng dễ đi vào tâm hồn của những người cùng trang lứa.
Thôi,dông dài cùng quý khách chút thôi,giờ xin trả lại không gian nầy cho các bạn,ta cùng đọc lại bài thơ "Trúc Đào" của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và nghe ca khúc cùng tên được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc từ bài thơ trên nhé!

TRÚC ĐÀO.

Trời nào đã tạnh cơn mưa
Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn
Nhà người tôi quyết không sang
Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng
Quên người - nhất quyết tôi quên
Mà sao gặp lại còn kiên nhẫn chào.

Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Mùa thu lá rụng êm đềm
Như cô với cậu cười duyên dại khờ
Bởi vì hai đứa ngây thơ
Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn
Thế rồi trăng sáng lung linh
Em mười sáu tuổi giận hờn vu vơ
Sang năm mười bảy không ngờ
Tình tôi nít nhỏ nằm mơ cũng thừa
Tôi mười bảy tuổi buồn chưa
Đầu niên học mới dầm mưa cả ngày...

Chiều nay ngang cổng nhà ai
Nhủ lòng tôi chỉ nhìn cây trúc đào
Nhưng mà không hiểu vì sao
Gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười ?


(1973)

NGUYỄN TẤT NHIÊN.



Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG NgTatNhien
Nguyễn Tất Nhiên.


Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại quận Đức Tu, tỉnh Biên Hoà
Sự nghiệp của Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy thành công: thơ ông in ronéo tặng không cho các nữ sinh đều bị quăng vào thùng rác .Cho đến khi thơ ông được một số thầy giáo gửi đăng báo Sáng Tạo của Mai Thảo, rồi Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang thấy đó mà phổ nhạc thì mới bắt đầu nổi tiếng.
Theo lời kể của nhà thơ Thái Thuỵ Vi : "hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên..."
Sau năm 1975, Nguyễn Tất Nhiên sang Mỹ, tiếp tục làm thơ. Ngày 3 tháng 8 năm 1992, người ta thấy ông nằm chết trong một xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong sân chùa tại California.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG Empty Re: Phòng Văn Nghệ Văn Gừng - QTG

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết