DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
CHÀO MỪNG CÁC BẠN TRỞ VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA ...
DIỄN ĐÀN KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC - KIỂU MẪU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

GIAN HÀNG TẾT 2010

5 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty GIAN HÀNG TẾT 2010

Bài gửi by huynhminhthanh 13/1/2010, 15:08

Nhận ký gửi tất cả những mặt hàng phục vụ Tết của các quý khách,không tính tiền thuê mặt bằng,lời quý khách ăn,lỗ chủ quán chịu.Miễn sao vui vẻ cả nhà.

Nhân ngày khai trương,chủ quán có chút quà xuân xin tặng cho quý khách,đó là một CD Xuân (nhạc xưa) tự bào chế,để thưởng thức trong nhà,nghiêm cấm chuyện mua bán,xin click theo link dưới để tải về.

http://www.mediafire.com/?4zo3wjzugnw

List nhạc:

01-Du Xuân (Lữ Liên) – ban AVT.
02-Đón Xuân (Phạm Đình Chương) –Carol Kim.
03-Ly Rượu Mừng (Phạm Đình Chương) – Lệ Thu & Elvis Phương.
04-Xuân Vui Ca (Văn Phụng) –Thanh Lan
05-Câu Chuyện Đầu Năm (Hoài An) – Hoàng Oanh.
06-Đón Xuân Nầy Tôi Nhớ Xuân Xưa (Châu Kỳ) – Anh Khoa.
07-Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi (Vũ Thành An)-Khánh Ly.
08-Cánh Thiệp Đầu Xuân (Minh Kỳ & Lê Dinh) –Thanh Thuý.
09-Khúc Nhạc Ngày Xuân (Nhật Bằng) – Elvis Phương.
10-Mộng Chiều Xuân (Ngọc Bích) – Lệ Thu.
11-Mộng Đêm Xuân (Tuấn Khanh) –Sĩ Phú.
12-Xuân Muộn – Hoàng Oanh.
13-Đan Áo Mùa Xuân (Phạm Thế Mỹ) –Lệ Thu.
14-Tâm Sự Ngày Xuân (Hoài An) –Thanh Thuý.
15-Chúc Xuân (Lữ Liên) –ban AVT.

QUÁN THỜI GIAN

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Ông Đồ

Bài gửi by huynhminhthanh 13/1/2010, 17:01

Vũ Đình Liên (1913-1996)

GIAN HÀNG TẾT 2010 Ongdo1
tranh Bùi Xuân Phái


Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

(1936)




Ông Đồ
Nhạc Vinh Sữ -phổ thơ Vũ Đình Liên.
Vân Khánh trình bày.

Nhà thơ Vũ Đình Liên

GIAN HÀNG TẾT 2010 Vudinhlien

Ông sinh tại Hà Nội, quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tú tài
trường Bưởi năm 1932, ông từng dạy học ở các trường tư thục Thăng Long, Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống, ông học thêm trường Luật. Năm 1936 ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa. Ông tham gia giảng dạy nhiều năm và từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật.Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt nam

Mặc dù được biết đến trong phong trào Thơ mới nhưng Vũ Đình Liên chưa xuất bản một tập thơ nào. Đầu năm 1941,trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đình Liên viết "Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa". Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên hạ mình quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau của Vũ Đình Liên. Những bài thơ hiếm hoi được biết đến của ông đều mang nặng nỗi niềm hoài cổ, về luỹ tre xưa, về thành quách cũ và "những người muôn năm cũ".Hoài niệm của ông cũng là nỗi niềm của nhiều người và bức tranh bằng thơ về Ông Đồ vẫn sẽ còn tồn tại với thời gian:


...Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Theo wikipedia

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty TRẦN TẾ XƯƠNG (Tú Xương) và TẾT

Bài gửi by huynhminhthanh 14/1/2010, 07:19

Trần Tế Xương
(1870-1907),
hiệu Vị Thành, làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân từ một gia đình thanh bạch. Đường khoa cử của ông lận đận: đi thi từ năm 15 tuổi nhưng hỏng hoài, mãi tới năm 24 tuổi (1894) mới đỗ Tú Tài. Sau đó ông lại trượt Cử nhân 5 khoa liền. Nhà nghèo, con đông, nghề dạy học lại bấp bênh trong thời kỳ Nho học suy tàn, ông chỉ còn biết trông cậy vào bà vợ đảm đang. Đang lúc còn đeo đuổi khoa cử, ông đột ngột qua đời năm 1907, mới 37 tuổi.

Tác phẩm ông để lại gồm nhiều thể loại: thơ, phú, câu đối, hát nói..., phần lớn đều bằng chữ Nôm. Thơ văn ông giản dị, bình dân, nhưng tự nhiên và linh hoạt. Nhiều sáng tác trình bày tâm sự đau đớn, xót xa; hoặc mỉa mai, ngạo đời mộtcách chua chát, cay độc; hoặc gửi gấm tấm lòng yêu nước thương nòi một cách kín đáo và sâu sắc.



TRẦN TẾ XƯƠNG và TẾT.

Năm mới

Khéo bảo nhau rằng: mới với me
Bảo ai rằng "cũ", chẳng ai nghe.
Khăn là bác nọ to tày rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.
Công đức tu hành sư cũng lọng
Xu hào rủng rỉnh,
Mán ngồi xe.
Chẳng phong lưu cũng ba ngày tết,
Kiết cú như ta cũng rượu chè!


Chú thích: Mán
Một anh chuyên nghề gánh thuê, vậy mà tết lại...ngồi xe hàng.



Tết dán câu đốI

Nhập thế cục bất khả vô văn tự,
Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài bài
Huống thân danh đã đỗ tú tài
Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối.

Đối rằng:
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt

Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay ?
Thưa rằng: hay thực là hay!
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài ?
Xưa nay em vẫn
chịu ngài...

Chú thích: Nhập thế cục bất khả vô văn tự,
Bước vào đời không thể không chữ nghĩa.

Chú thích: Cực nhân gian chi phẩm giá,phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt

Cái phẩm giá tột cùng ở cõi người là tấm tình với trăng gió.
Sự phong lưu bậc nhất trên cõi đời là cốt cách giang hồ.


Chú thích: chịu ngài
Câu "chịu ngài" của bà Tú hàm cả hai ý: chịu văn chương ngài hay và chịu cái tính "ngông"của ngài nữa!


Chúc Tết


Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.


Khổ thơ cuối cùng có người nói là của Trần Tế Xương,
có người cho rằng do người khác bắt chước giọng thơ Tế Xương mà thêm vào.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty TRẦN TẾ XƯƠNG (Tú Xương) và TẾT

Bài gửi by huynhminhthanh 14/1/2010, 07:28

Xuân hứng

Một ngọn đông phong sẽ thổi phào,
Đông quân nhường tỏ lối ra vào.
Tường mai ngõ hạnh tuy như cũ,
Lá bướm cành chim đã thế nào.
Tranh pháo vui xem con trẻ nọ,
Tóc râu thêm sợ tuổi trời cao.
Tìm xuân dễ biết xuân đâu tá,
Hương khói nhà ai cũng ngạt ngào.


Xuân

Xuân từ trong ấy*mới ban ra
Xuân chẳng riêng ai, khắp mọi nhà.
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt loè trên vách, bức tranh gà.
Chí cha chí chát khua giầy dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là.
Dám hỏi những ai nơi
cố quận*
Rằng xuân xuân mãi thế ru mà ?



Chú thích: trong ấy
Trong kinh đô Huế (vua làm lễ rồi ban lệnh dân đón xuân).
Chú thích: cố quận
Non nước cũ.



Cảm Tết

Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo!
Tiền bạc trong kho, chửa lĩnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh đường sắp gói, e nồm chẩy,
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu .. ..
Thôi thế thì thôi, đành tết khác,
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo!



Câu đối Tết

Thiên hạ xác rồi, còn đốt pháo
Nhân tình trắng thế, lại bôi vôi.

-Không dưng, xuân đến chi nhà tớ?
-Có nhẽ trời mà đóng cửa ai!

Nực cười thay: Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết;
Thôi cũng được: Rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi!

Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh
Năm mới khác gì năm cũ, van người bán muối với mua vôi.


Chú thích: Thiên hạ xác rồi, còn đốt pháo
Do câu "Tan như xác pháo".
Chú thích: Nhân tình trắng thế, lại bôi vôi.
Cuối năm đón Tết, người ta rắc vôi bột trước nhà thành hình cánh cung, nỏ, giáo...để trừ ma quỉ.
"Nhân tình" ở đây có nghĩa: "cảnh người"tức cảnh sống gieo neo khốn khó của con người thời ấy.
"Trắng": bạc phếch, kiệt quệ.

Chú thích: Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh
Giữ xuân cho khỏi hè nồng (quạt) và đông rét (ấp lạnh).
Chú thích: Năm mới khác gì năm cũ, van người bán muối với mua vôi.
Do câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi".

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Món Ngon Ba Miền Ngày Tết

Bài gửi by huynhminhthanh 14/1/2010, 09:03

Không chỉ để no lòng, món ăn ngày Tết còn là một nếp văn hóa thể hiện qua dấu ấn ẩm thực của đất nước ta. Tùy vào mỗi vùng miền khác nhau, thói quen ẩm thực cũng có nhiều điều không giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt ấy chỉ góp phần mang thêm phong vị đầy đa dạng của mỗi nơi, để khi có dịp thưởng thức qua, người ta lại có cảm giác như tìm thấy một vùng đất mới, của những tinh hoa trời đất và bàn tay chăm chỉ, sáng tạo của con người.

MIỀN NAM

GIAN HÀNG TẾT 2010 Image001


Ở vùng Nam bộ nói chung, ngày Tết là dịp để mọi người được bận rộn. Sự bận rộn ấy thể hiện một mối quan hệ khăng khít trong làng xóm và gia tộc. Chỉ nói riêng việc ăn uống, Nam bộ đã là là một vùng đất mang nhiều phong vị rất riêng, trong nếp ẩm thực ngày xuân

Bánh tét

Từ những ngày trước Tết (khoảng ngày 27 đến 29 Tết), ở những vùng quê lẫn thành thị, nhà nào rộng rãi và điều kiện đều nấu một nồi bánh tét để làm quà biếu hàng xóm. Ở Nam bộ bánh tét được dùng khá phổ biến để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Bánh tét có rất nhiều loại, bánh tét nhân mặn, nhân ngọt và có cả bánh tét chay. Nếu so với bánh tét chay không nhân, chỉ có đậu đen, dừa nạo trộn với nếp hay bánh tét ngọt có nhân làm bằng đậu xanh xào đường hoặc nhân chuối, thì đòn bánh tét mặn được chế biến công phu hơn nhiều. Người ta trải gạo nếp trên lá chuối, rải lớp đậu xanh, rồi mới đặt một miếng thịt mỡ to gần bằng ngón chân cái chạy dài suốt đòn bánh. Sau đó. cuộn tròn lại, buộc lạt thật chặt rồi đem nấu. Khi bóc ra, khoanh bánh tròn trịa nằm
gọn trong đĩa, nhân đậu xanh chín vàng ươm, miếng thịt heo đỏ hồng tươm cả mỡ trông rất đẹp mắt. Món này thường được ăn kèm với kiệu chua hoặc củ cải ngâm nước mắm thì ngon tuyệt.

Dưa giá

Dưa giá là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết dùng để ăn chung với thịt kho hoặc cuốn bánh tráng. Đây là món ăn kèm giúp cho các món ăn chính trong ngày Tết thêm hương vị, mà cũng là thể hiện sự thông minh vô cùng trong việc kết hợp món ăn của ông cha ta. Vì ngày Tết món ăn nào cũng nhiều dầu mỡ, món dưa giá đơn sơ này sẽ có tác dụng làm "cân bằng". Vì thế, món dưa giá từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trên bàn tiệc ngày Tết ở miền Nam.

Dưa cải chua

Là món ăn phổ biến trong mọi gia đình, nhất là vào dịp Tết. Món ăn này không cầu kỳ chỉ cần làm sạch cải (cắt rễ), phơi héo, trụng sơ và để ráo, sau đó xếp vào khạp hoặc hủ sành, rồi cho hỗn hợp nước muối, đường, phèn chua là được. Khi ăn, cho dưa cải ra đĩa, ăn kèm với thịt kho trứng và cơm nóng thì tuyệt vời. Cái vị chua chua giòn giòn như còn đọng lại trên đầu môi mỗi khi nhắc đến.

Củ kiệu ngâm chua

Bên cạnh hai món dưa giá và cải chua, củ kiệu là món không thể thiếu trong mọi gia đình, người ta có thể mua ở chợ, siêu thị, nhưng ngon nhất vẫn là do tự tay làm lấy. Trước hết, kiệu phải được ngâm nước tro khoảng 1 đêm cho bớt mùi hăng, sau đó làm sạch rễ và lá, phơi héo khoảng 4 giờ rồi ướp đường, cho vào keo thủy tinh sạch. Nếu muốn lọ kiệu thêm đẹp, bạn có thể trang trí thêm củ cải đỏ cắt hoa. Sau đó cho nước giấm nấu đường để nguội vào. 10 ngày sau là dùng được.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Món Ngon Ba Miền Ngày Tết

Bài gửi by huynhminhthanh 14/1/2010, 09:14

MIỀN TRUNG

GIAN HÀNG TẾT 2010 Image003



Bếp lửa miền Trung thường náo nức chào Xuân với hương thơm của bánh tét, của dưa món, của nem chua, của tré, của thịt giầm bên cành mai vàng sắc nắng. Không những vậy, đến vùng đất kinh thành Huế, du khách còn có dịp thưởng thức món bánh tét Huế, mang màu xanh thẫm và dậy hương nếp cái nhờ nước cốt lá ngót ngâm gạo. Ngoài ra còn có món bò bắp giầm nước mắm xắt lát, ăn kèm với dưa món chua chua, ngọt ngọt.

Giò heo hon miền trung

Được làm từ thịt chân giò (giò heo), có màu vàng nghệ, hương thơm đặc trưng, là món rất được ưa dùng trong những ngày Tết ở miền Trung. Thịt giò cắt miếng vuông bằng đốt tay cái, ướp chung với nghệ tươi giã nát, nước mắm, muối, đường và nhất là không được thiếu chút ruốc Huế cho đậm đà. Rồi cứ việc đảo cho săn, cho chút nước xâm xấp, kho riu riu đến khi thịt mềm, cho thêm đậu phộng luộc chín, bóc vỏ. Ai thích ăn cay có thể gia thêm chút ớt bột, hay trái ớt giã nhuyễn, và cũng đừng quên cho vào một ít xả giã nhuyễn để nồi thịt thêm thơm nồng.

Tôm chua Huế

Tôm chua có ở nhiều nơi, nhưng ngon vào bậc nhất phải kể đến món tôm chua xứ Huế. Khi chế biến, người ta chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như tôm, măng, tỏi xắt lát mỏng, củ riềng, ớt trái xắt lát dài. Đối với tôm,phải chọn loại tôm tươi, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra, sau đó trộn đều tôm, măng, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ men, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày rồi đưa vào nơi khô ráo và mát. Từ 5 đến 7 ngày, bạn đã có một lọ mắm tôm rực màu đỏ hồng, thơm phức. Gói trọn trong món tôm chua Huế là vị ngọt bùi của tôm, vị béo của thịt, vị cay, thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, vị chát của vả, hương thơm của rau... tất cả sẽ mang đến cho bạn hương vị một ngày tết rất Huế, rất ngon.

MIỀN BẮC


GIAN HÀNG TẾT 2010 Image004



Bên cạnh hai loại bánh truyền thống là bánh chưng và bánh dày. Món Tết miền Bắc rất đa dạng.Trong đó, phải kể đến các món như dưa hành, thịt đông, thịt bò kho quế...

Dưa Hành

Đây là món ăn khá phổ biến trong ngày tết, và đi vào kho tàng ca dao "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" mỗi khi nhắc về ngày Tết. Trước hết, bạn cần lựa loại hành già, củ chắc, cắt bỏ phần đuôi chỉ chừa lại phần rễ. Sau đó, ngâm hành vào trong nước tro có pha hàn the trong khoảng
thời gian 2 ngày 2 đêm. Tiếp theo, vớt hành ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ chỉ còn lại khoảng 5cm rồi xếp hành vào khạp, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng, rồi đến lớp hành gài lại bằng những vỉ tre. Sau 2 tuần, bạn có thể lấy hành ra cho vào keo thủy tinh, rồi nấu nước dấm đường để nguội cho vào. Khoảng 3 ngày là ăn được.

Thịt đông

Thịt đông là món riêng có của mùa xuân Bắc bộ. Trong là không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt heo ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, bạn lấy khỏi bếp và đặt nồi thịt ra ngoài sân, đậy kỹ cho nó ăn gió uống sương, thu lấy cái rét mướt từ trời cao và đất thấp vào mình để sớm hôm sau, nhà ta đã có nồi thịt đông kỳ diệu. Trên mặt của nồi thịt đông là lớp ván mỡ có màu trắng như tuyết pha sắc vàng mịn như mặt hồ không gợn sóng. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết bắc.

Thịt bò kho quế

Thông thường,món này được chuẩn bị từ ngày 29 Tết để kịp cúng trưa 30 và mấy ngày Tết. Để làm món này, người ta chọn loại thịt bò nạm. Sau đó ướp với chút nước cốt tỏi,chút mắm muối rồi cho thịt ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn lại, dùng lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho. Tiếp theo bạn có thể thả miếng thịt bò vào nồi nước sôi đã có sẵn nước tương, chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội. Gỡ bỏ những cọng lạt và cắt thịt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không nát, lẫn vào mầu nâu của thịt bò là màu trắng của mỡ heo. Món này bạn có thể ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp vào ngày Tết thì tưởng như không có gì ngon bằng.

Như Phong sưu tầm

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Xuân Xưa...

Bài gửi by huynhminhthanh 14/1/2010, 23:22

GIAN HÀNG TẾT 2010 ThuThy_BchTuyt_KimDung_LThu GIAN HÀNG TẾT 2010 LThu_KimDung_ThuThy_BchTuyt

Đón Xuân Nầy Có Nhớ Xuân Xưa?

Trại Xuân 77 -Chắc là có nhiểu kỷ niệm lắm!Hy vọng được nghe chuyện xưa của những thiếu nữ trong hình.

Đón Xuân Nầy Nhớ Xuân Xưa
Nhạc:Châu Kỳ -Hương Lan trình bày


Được sửa bởi huynhminhthanh ngày 15/1/2010, 10:51; sửa lần 1.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Re: GIAN HÀNG TẾT 2010

Bài gửi by nguyentrunghieu 15/1/2010, 00:05

Anh Thành ơi ,sao em thương THủy và Bạch Tuyết quá (bị đấu ai nữa đâu ).
nguyentrunghieu
nguyentrunghieu
Members

Tổng số bài gửi : 289
Age : 67
Reputation : 1
Registration date : 24/12/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Bài Ca Tết Cho Em

Bài gửi by huynhminhthanh 15/1/2010, 10:49

Quốc Dũng – Đàm Vĩnh Hưng

Tết này anh không thèm kẹo mứt
vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng!

Tết nay anh không thèm đi chơi,
xi nê hay nhạc hội, Đà Lạt hay Vũng Tàu...

Vì đã có em đem lại mộng đời,
tô thêm vào lòng người chan chứa mọi nguồn vui.
Tết nay anh không thèm đốt pháo,
vì tiếng cười em rộn rã lòng anh rồi!

Tết này anh không thèm chơi đánh bài
vì trong vòng tay anh đã có em như ngọc ngà.
Tết này cũng chẳng chơi hoa
vì môi em cười như chứa cả vườn xuân!



huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Nhớ Tết Xưa !

Bài gửi by huynhminhthanh 16/1/2010, 00:42

GIAN HÀNG TẾT 2010 Bephong


Bây giờ thì đời sống hiện đại hơn nên cái chuyện chuẩn bị Tết cũng đơn giản hơn nhiều và vì thế đôi khi nó trở nên tẻ nhạt.Người ta chỉ cần xuống phố,tất cả đều có sẵn,từ bánh tét,bánh chưng đến mứt Tết không thiếu thứ gì.Cái thiếu duy nhất là sự nôn nao chờ đón một mùa Xuân.

Thời trước,non chừng một tháng nữa đến Tết,mẹ tôi đã chuẫn bị cho Tết rồi!
Cha lấy cối xây bột.Mẹ tráng bánh tráng,lũ trẻ chúng tôi đứa phụ mẹ mang liếp bánh đi phơi,đứa ra sau hè hạ cây chuối hột xuống,thân chuối chẻ ra phơi khô làm dây để buột bánh tét,lá để gói bánh.Dì và chị tôi,người làm mứt,kẻ làm kiệu chua,vừa làm vừa chuyện trò cười nói râm ran.
Tất cả những việc đó phải cho cho xong trước Tết để còn phải đem tặng cho bà con xa gần,coi như một chút quà xuân,mặc dầu ai ai cũng tặng nhau chừng ấy thứ nhưng mọi người đều cảm thấy rất vui,vì bà con mình xưa nay rất trọng chữ lễ,chữ tình.

Những ngày cận Tết,bà tôi và mẹ đi chợ một ngày không biết mấy lần (vì chợ cũng không mấy xa),thuở ấy tôi thắc mắc không hiểu tại sao bà và mẹ không tính toán mua một lần cho đủ mà cứ phải đi tới đi lui cho mệt,sau nầy lớn lên tôi mới hiểu ra là các bà ghiền không khí chợ Tết.Cái không khí chợ Tết rất náo nhiệt,kẻ bán,người mua đều lộ vẻ vui tươi,hàng hoá thì cũng rất đặc biệt,những mặt hàng chỉ xuất hiện một lần trong năm.

Rồi cũng đến đêm giao thừa,ở quê người ta thường nấu bánh tét vào đêm trừ tịch như thế để có chuyện làm khỏi buồn ngủ trong khi chờ đợi phút giao mùa vì bình thường người dân quê thường hay ngủ sớm.Bên ngoài,sương đêm xuống lạnh,ngồi cạnh nồi bánh tét,đẩy khúc củi gốc vào,khơi cho lữa bùng lên làm nóng ran khuôn mặt cũng là một cái thú.Trong nhà,mẹ và bà chăm chút lại bàn thờ lần nữa,bày mâm ngủ quả để chuẩn bị cúng giao thừa,cha thì đun nứơc châm lại bình trà,sửa soạn lại dây pháo, thỉnh thoảng nhìn lên cái đồng hồ treo tường xem còn bao lâu nữa bước sang năm mới.

Giao thừa,tiếng pháo nổ dòn tan lẫn với tiếng chuông bà gỏ trên bàn thờ Phật .Mùi hương hoa vạn thọ, mùi khói pháo tết,mùi hương trầm,mùi khói toả từ những khúc củi ở lò bánh tét,mùi hương cây cỏ quanh nhà.Tất cả quyện lại thành một mùi hương phút giao mùa rất khó quên.

Ôi!Ngày đó xa rồi!

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Ý Nghĩa của Mâm Tết Ngũ Quả

Bài gửi by huynhminhthanh 17/1/2010, 05:31

Người Việt Nam luôn luôn trọng lễ nghĩa. Bất kỳ lễ lạt nào đều có những nghi thức đề cao tổ tông. Ngày Tết cũng vậy, nhà nào cũng có tục lệ bày soạn mâm quả để dâng cúng tổ tiên ông bà.

Ngũ là năm (5) vì vũ trụ được tạo bởi Ngũ Hành:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong đạt được một điều gì đó.
Đi xa hơn về căn nguyên thì "ngũ", tức con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó tọa ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ "ngũ" nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành của vũ trụ. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Trong Đại từ điển, "ngũ" có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ quát vì chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), hay ngũ sắc, rồi ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây "ngũ quả" tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.

Đối với các nông dân thì ngũ cốc (đậu/nếp hương,lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ yếu và ngũ quả (trái cây nói chung) sẽ là thứ yếu. Do đó, theo Chiêm thư(*) người ta thường quan sát sự tốt xấu của "ngũ quả" sau đây để dự đoán việc được mùa của ngũ cốc:


1) Mận chủ vào đậu;

2) Hạnh chủ về lúa mì;

3) Đào chủ vào tiểu mạch;

4) Lật (hạt dẻ) chủ vào nếp hương;

5) Tảo (táo) chủ vào lúa.

Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ thông trong dân gian nên có thể "ngũ quả" nêu trên là "chuẩn" của năm thứ quả dùng làm lễ vật bởi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.

Quả (trái) - biểu tượng của sung túc. Trái cây nói chung là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quả thường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực,sinh sôi và khao khát sự bất tử-hiểu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn. Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết;giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế… Trong văn hoá,cụ thể là trong văn học và nghệ thuật tạo hình, quả vừa là biểu trưng chung vừa là biểu trưng có ý nghĩa riêng - hoặc theo sự đồng âm của nó hoặc nó được xác định bởi các tình tiết văn học truyền kỳ, thần tiên…

Trong mâm ngũ quả thường thấy có Mãng Cầu, tức là cầu chúc cho mọi điều đều như ý. Có Dừa, vì lối phát âm "dừa" của người miền Nam đọc trại tương tự cho chữ "vừa", có nghĩa là không thiếu.Có Sung, vì gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. Và Đu Đủ, vì đó có nghĩa mang đến một năm mới được đầy đủ thịnh vượng. Ngoài ra còn có Xoài, vì âm "xoài" na ná đọc trại như là "xài", để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Do đó ngày Tết nhìn mâm ngũ quả còn được chen thêm nhiều loại quả khác sẽ vô cùng đẹp mắt như: dưa hấu, táo, đào tiên, quýt,...

Tục mâm quả ngày Tết là một nét đẹp đẽ của phong hóa dân tộc Việt Nam. Nó nhắc nhở cháu con luôn biết ơn và tưởng nhớ ông bà tổ tiên, bộc lộ lòng ước mong một năm mới an khang, may mắn, tốt đẹp.

Nguyễn Ngọc Linh
_____________________
*
Chiêm thư: sách bói

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi

Bài gửi by huynhminhthanh 18/1/2010, 06:01

Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.

Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm
Sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan
Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết.

Tháng ngày đã trôi qua
Tình đã phôi pha
Người khuất xa
Chỉ còn chút hương xưa
Rồi cũng phong ba
Rụng cùng mùa.

Dòng sông đêm
Hồn đen sâu thao thức
Ngàn vì sao mọc
Hay lệ khóc nhau
Đá buồn chết theo sau
Ngày vực sâu
Rớt hoài xuống hư không
Cuộc tình đau.



Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi
Vũ Thành An – Nguyễn Đình Toàn.
Khánh Ly trình bày



huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Khúc Hát Thanh Xuân

Bài gửi by huynhminhthanh 19/1/2010, 00:26

GIAN HÀNG TẾT 2010 HOADAO2

Khúc Hát Thanh Xuân.
Johann Strauss - Lời Việt:Phạm Duy
Trà My trình bày.



Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi

Nhạc lắng hương xuân bồi hồi
Như vì tình ai tiếng hát lên ngôi
Nói với nhau, yêu nhau rồi
Một ngày còn mới tươi môi.

Rồi nắm tay cùng nói vui
Những câu êm êm không rời vai.
Rồi lả lơi, hình dáng ai
Khuất xa biến vào nẻo khơi.

Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới đôi mượi


One day when we were young
One wonderful morning in May
You told me : " You love me "

When we were young one day
Sweet songs of Spring were sung
And music was never so gay
You told me : " You love me "

When we were young one day
You told me: " You love me "
And help me close to your heart
You laughed then, You cried then,
And came the time to part

When songs of Spring are sung
Remember that morning in May
Remember: " You loved me" ?
When we were young one day .


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Mùa Xuân và Thơ Tình Bùi Giáng

Bài gửi by huynhminhthanh 19/1/2010, 00:41

Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân…



Bùi Giáng,một thi sĩ đặc biệt của nền thơ đa dạng Việt Nam hiện đại.Ngưòi ta đã nói nhiều về ông và chắc theo thời gian về ông còn nói nhiều nữa!

Bùi thi sĩ sinh ngày 17-12-1926 tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, mất năm 1998 tại Sài Gòn. Ông là con trai thứ của ông Bùi Thuyên và bà vợ lẻ Huỳnh Thị Kiềng. Tốt nghiệp trung học khi tuổi vừa đôi mươi , học chưa xong Đại học Văn khoa, ông bỏ dở, đeo đuổi sự nghiệp văn chương. Văn nghiệp của ông gồm nhiều thể loại: Lý luận - phê bình ,biên khảo triết học, dịch thuật văn chương, sáng tác Thơ, Văn …Lĩnh vực được
người đọc nhắc đên nhiều chính là Thi ca, có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu : Mưa nguồn, Rong rêu, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột, Mười hai con mắt, Mùa màng tháng tư, Bài ca quần đảo,Màu hoa trên ngàn, Đêm ngắm trăng, Thơ vô tận vui v.v.

Bằng một phong cách nghệ thuật rất riêng, ông đã tạo nên một cõi mông lung huyền ảo về quê hương ,đất trời , về cỏ hoa muôn vật, về nhân sinh, về Đạo… Tất cả như lãng đãng sương mù ,như hoa đăng, ảo ảnh.Thế giới trong thơ ông như trong một kính vạn hoa. Ông là một bậc thầy về ngôn ngữ Việt và thể tài thơ lục bát. Thơ ông có nhiều câu, nhiều bài rất thuần khiết nhưng cũng có nhiều bài lời thơ mơ hồ phiêu lãng chập chờn giữa đôi bờ thực và mộng, nối cõi nhân sinh trầm luân thực tại và thế giới ảo huyền siêu thoát . Nó là những cơn mơ giữa đời thực, đôi khi như là một “ru - bích” của trò chơi tâm linh .

Trong cái biển thơ mông lung huyền ảo đó ta bắt gặp một dải thơ nói về tình yêu khá chân tình và giản dị, tuy cũng không thoát khỏi cái sương khói mơ màng chung của thơ ông .

Thơ tình Bùi Giáng tỏa thành hai nhánh, một về cõi thực, một về cõi mơ và đều gắn với một không gian, một xứ quê mà ông gọi là “cố quận”. Đó là một quê thực xứ Quảng của ông nhưng cũng là một xứ mơ, một quê xưa , nước cũ đầy khái quát mơ hồ .

…Đất hoa khóc vĩnh biệt người
Ngàn cây cố quận đôi lời sương thu …


Dọc theo miền Trung cằn khô chúng ta tới đất Quảng, ngược dòng Thu Bồn đến sông Vu Gia, rồi ngược mãi lên sông Côn, sông Bung, qua Hòn Kẽm, Đá Dừng…nghe bâng khuâng những câu ca dao xa xót một thời xứ sở phân tranh

“Ngó lên Hòn Kẽm , Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi !”.


Cuộc hành trình tiếp tục , ta sẽ như thấy mình trôi trong cổ tích: một sông nước mênh mông, những làng thôn trải dài qua những nương dâu xanh ngát, kẽo kẹt xa quay tơ tằm vàng óng, sẽ hiểu thêm một phương diện thực tế của hai từ “cố quận”. Đó chính là nơi chôn rau cắt rốn, nơi chứa đầy những kỷ niêm một thời của ông. Nhớ người từ những buồn vương, xa người từ thuở đoạn trường diễn ra? Cuộc thế thăng trầm buồn vui hư ảo, khi muốn trở về thưc tại,về với những an ủi, về với cái thuở ban đầu đầy ấp iu nồng đượm, con đường ngắn nhất và dễ tìm về nhất là cố quận – quê xưa!

Khi nói về những mối tình, về những người con gái đi qua đời mình, Bùi thi sĩ đều mơ màng và nâng niu. Kỷ niệm sau đây về một người cũ nơi miền quê xa thấm đượm một tình cảm se sắt , trìu mến:


Bây giờ em đứng nơi đâu
Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao?
Gắng thu xếp gấp rồi vào
Tấm quần năm trước phai màu rồi phải không?
Trong này thiên hạ rất đông
Ăn mặc thật đẹp nhưng trong không mặn mà bằng em..


Nhà thơ buồn nhớ không biết em giờ ở đâu và ngọn cỏ trong mình mẩy của em sầu ra sao?”. Câu thơ đầy ẩn ý, hư hư thực thực, trần thế mà phiêu bồng, rồi Tấm quần năm trước phai màu rồi phải không?" Tại sao là “tấm” mà không là “cái”, là “chiếc” hay chỉn chu hơn là ”manh” (tấm áo, manh quần). Chữ “tấm“ ở
đây rất dân giã thể hiện được cái nghèo của đối tượng nhưng phủ đầy sự thân thương của tác giả .Chao, thi sĩ tuy mơ màng nhưng câu hỏi ở đây, rất thực, rất chân tình, có cái gì như bẽ bàng như trách móc mà cũng đầy thương yêu!

Trong này thiên hạ rất đông-

người thành phố mà, ăn mặc cũng thật đẹp nhưng tác giả không thấy mặn mà như em nơi thôn dã ( chắc em ở miệt ngoài chân quê). Con người bao năm mơ màng nơi phố phường nhưng tận sâu trong lòng vẫn da diêt một thâm tình quê kiểng, nâng niu vẻ đẹp mặn mà nguyên sơ .Và với một tình cảm như vậy nên từ khi cất
bước khắp bến giang hà thì ở đâu cũng không nghĩ đến ai khác ngoài em thân thuộc, ngọc ngà Nơi nào cũng thấy ngọc ngà đèo truông”.

Câu thơ gợi cả hai trường nghĩa đen và nghĩa bóng ! Còn thì nhớ nhung , mất thì xa xót, cái tình người của Bùi cũng rất nhân thế .

Người bạn tấm mắn của Bùi Giáng qua đời đã ngót nửa thế kỷ, có lẽ cảnh chia biệt đó đã tạo cho ông những xót xa buồn khổ, để rồi từ đó ông thổ lộ một cách vô cùng sâu sắc trên những trang thơ, dựng nên bóng
dáng ấm áp của những người em, người vợ . Một nỗi nhớ nhung xa xót khôn nguôi,đôi tình nhân lỗi hẹn:


Em ở lại với đời ta em nhé
Em đừng đi cho ta nắm tay em ..


Bên cạnh những người em rất thực thì thơ Bùi cũng thường nói nhiều đến những người em rất mộng - nguồn tạo sinh muôn màu trong cuộc thế ! Những vần thơ xinh tươi diễm ảo đầy sức khêu gợi nói về cây cỏ , mặt trời , chim chóc …tất cả đềutrào dâng sức sống , đều từ em, nhờ em mà sinh sôi.

…Một hôm nào em mở cửa đầu khe
Và bữa đó đến bây giờ cỏ rạ
Thi nhau mọc mặt trời lên lả tả
Bông lúa chín trong rừng kêu tiếng lá
Chóc chim xanh đòi đẻ trứng bây giờ …


Em là cái chân dung toàn thiện toàn mỹ của người nữ trong cuộc đời : em ở khắp nẻo đường, em là mây gió, là cây lá, là sông hồ..Tác giả nâng hình ảnh em lên tầm hoàn vũ :

…Em là em anh đợi khắp nẻo đường
Em có nụ cười buồn mây mọng
Em có làn mi khép lá cây rung
Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng
Hồ gương ơi! Sao sóng lục vô chừng !

Những câu thơ vừa thực vừa ảo. Những câu thơ nói về một người con gái đẹp đẽ, thánh thiện nhưng là của một tình yêu chiêm bao, một tình yêu khoáng dật vô thường !

Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt
… Ồ thưa em ta thấy mộng không thường .


Cái chất Bùi Giáng huyễn hoặc thể hiện ở cái mộng không thường này. Em như sương khói, như suối nguồn, em đến làm dịu mát tâm hồn thi sĩ nhưng em không hiện hữu trong đời thực, dẫu ôm em trong vòng tay thì “ em vẫn trôi”, vẫn chảy lọt qua hai vòng tay khép chặt” !


Ta thả một chiếc lá, chiếc lá trôi
Ta thả một con thuyền giấy, con thuyền giấy trôi
Ta ôm em trong vòng tay,Em vẫn trôi…


Tình yêu trong thơ Bùi Giang, đối với chúng ta vẫn như một định đề muôn thuở ,vừa quen vừa lạ. Quen vì nó mang đến cho hồn ta sự ngọt ngào của tình người như rượu ngọt và cũng mặn chát bẽ bàng như thuốc đắng, mà thiếu nó vũ trụ sẽ không hồn. Nó lạ vì khác những tình yêu mà ta đã gặp hoặc nồng nàn như Xuân Diệu, bẽ
bàng như Huy Cận, phiêu du như Vũ Hoàng Chương…, tất cả đều rất thực , thực đến mức “cắn”vào được, nhưng cáí tình của Bùi lại lưỡng phân vừa thực vừa mộng, vừa đời vừa đạo ,vừa chạm tay vào đã sương khói bay xa, đôi lúc ảo giác và cuồng vọng gần với Hàn Mặc Tử …

Một sắc thái khác của thơ tình Bùi Giáng không thể không nói đến, bên cạnh cái đằm thắm , cái ảo huyền lại còn nữa cái đuà cợt châm biếm . Một sắc thái “tự trào” làm đa dạng thêm cái “Tình“ trong thơ ông. Một cái tình thoáng qua,một cái tình thất vọng nhưng sự thất vọng, sự bất lực được thể hiện trong một chuỗi cười rất đáng được chia xẻ.


Gọi là gặp gỡ giữa đường
Trái tim không chịu giữa đường rút lui
Bỏ đi buồng phổi sụt sùi
Trái tim không chịu lau chùi máu me…
( Kẻ qua đường )

Nhà thơ không nói gì đến cái đối tượng ái tình cuả mình , không cầu xin, không trách móc như những vần thơ khác trong trường hợp tương tự ta thường gặp .Ở đây nhà thơ chỉ nói về cái “tình si” quá mức của mình, vừa bày tỏ vừa chế giễu , nhưng chắc rằng, sau cái “sụt sùi” , cái “máu me” này nhà thơ chúng ta vẫn vui vẫn sống. Đó là cái nét ngồ ngộ của ái tình Bùi Giáng mà có nguời cho rằng “thái độ hậu hiện đại trong thơ”( Hoàng Ngọc Tuấn ).

Bản chất của những vần thơ tự trào là nhà thơ “tự yêu” cái kém cỏi, cái bất lực, cáí vô dụng của mình ; tự cười nhạo , tự chế giễu, nhưng đằng sau cái cười nhạo đó âm thầm che giấu một tâm tình kiêu bạc thách thức
“ta trong giữa đời đục” !

Đã mười mùa xuân thi sĩ ra đi , văng vẳng bên tai ta một câu hỏi đau đáu khi xuân về :

Mùa xuân em có về không?
Nhành mai cố quận trổ bông dịu dàng…


Câu hỏi nghe xao xuyến và nếu ta thay cố quận bằng một tên làng cụ thể thì câu thơ quả thực chính là tâm trạng của chính ta, của bao người xa quê, bao kẻ ra đi vì cuộc mưu sinh mong ngóng ngày gặp gỡ nhất là những dịp xuân về tết đến.… Nhưng cố quận” của Bùi Giáng phải chăng là một từ phiếm chỉ , một miền đất đã lìa xa, một kỷ niệm, một ước vọng hơn là một thực tại. Và người em, và tình yêu nơi ông cũng chỉ gợi ta về một giấc mộng nơi “bờ nước cũ” của người “em xưa” .

Ta sẽ đến đứng bên bờ nước cũ
Mộng xanh ngần giậy nối giấc em xưa…


hoặc may mắn hơn, thì cũng chỉ là chốn đào nguyên tương tư hai hình bóng:

Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu…


Bùi Giáng quả một thi sĩ đặc biệt, thật khó hình dung nền thơ Việt Nam hiện đại lại thiếu ông.Thơ tình của thi sĩ góp phần tạo nên cái sự riêng,cái nét đặc biệt đó .


Hà Quảng

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Tôm Khô Củ Kiệu

Bài gửi by Khach Q 19/1/2010, 20:26

Chào "chủ xị" ủa quên "chủ quán!"
Loanh quanh một vòng trong gian hàng Tết của ông không thấy món nào nhâm nhi được hết!
Sẳn tui đang có một bí kiếp học được của cô Cẫm Tuyết làm món Tôm Khô Củ Kiệu rất độc!Ông nghiên cứu rồi bào chế một ít rồi đem trưng bày ở gian hàng của ông,để bạn bè có đến tham quan thì kéo nhau vô một góc quán lai rai cho vui mấy ngày cận Tết! GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_lol GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_lol GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_lol
-Sao hả!Ông nói là không có bia?
-Lo gì ,gọi cho anh Ba Hào là xong ngay! GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_tongue GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_tongue GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_tongue
Trước hết là món Tôm Khô nhen!


LÀM TÔM KHÔ

Nếu không thích mua tôm khô làm sẵn, các bạn có thể tự tay làm lấy theo cách thủ công để khi chiêu đãi bạn
bè - chẳng có gì vui cho bằng khi vừa đưa dĩa tôm khô củ kiệu ra vừa nói: Cây nhà lá vườn đấy nhé.

1. Chọn tôm:
Loại tôm nào cũng dùng làm tôm khô được dù tôm biển hay tôm nước ngọt sông hồ.Ở VN thì có qua nhiều loại như tôm đất, tôm rằn, tôm rồng, tôm bạc, tôm vẹt,tôm sú nhỏ, tép...Tôm càng tươi sống cho thành phẩm càng ngon và nếu có điều kiện để chỉ chọn một loại tôm để làm, các bạn sẽ nhận ra sự khác nhau giữa hương vị của loại này và loại kia. Chọn tôm tươi khi kéo thẳng dài không quá 7cm (cỡ ngón tay giữa người lớn) là cỡ tôm vừa ngon mềm sau khi làm khô, đây là cỡ tôm mà người Bắc VN hay gọi là tôm nõn. Nếu có dùng tôm nhỏ nhất cũng phải cỡ 2cm, thành phẩm sẽ hơi cứng, thường chỉ dùng để nêm nếm. Nhưng nếu các bạn
có thích làm chơi cỡ tôm to đùng như tôm sú cỡ 12 -15cm một con thì cũng chẳng ai cấm. Cứ thử mời một quý ông nào đó chỉ một con tôm khô cỡ này xem, sau khi ngâm với kiệu chua... có mà sẽ ngồi vừa khới vừa nhai suốt buổi chỉ với một con tôm.

2. Nếu ở vùng hàn đới, ôn đới... chọn mùa có nắng ráo nhiều ngày để làm hoặc chuẩn bị lò nướng điện, lò
sấy.

3. Rửa tôm:
Hoà tan cứ mỗi 1 lít nước + 10gr phèn chua (alum) tán mịn. Tôm để nguyên con cả đầu, cả vỏ, rửa qua tôm trong nước phèn chua chừng vài phút, vớt ra, vẩy cho thật ráo. Rửa tôm với phèn chua là chỉ dùng cho tôm ướp nước đá, có tác dụng làm cho nạc tôm săn lại, sạch nhớt do tôm đã ngã chết. Nếu có tôm tươi sống,
còn búng nhảy khi làm thì không cần rửa qua nước phèn chua. Nhưng các bạn ở nước ngoài nếu có ngại việc dùng những hoá chất như thế này trong khi chỉ kiếm được tôm đông lạnh thì không cần rửa qua nước phèn cũng chẳng sao, chỉ cần xả nước lạnh nhiều lần và để ráo là được.

4. Chuẩn bị khay có lỗ thoát nước hoặc nia, trẹt; vá lứơi để vớt tôm, đũa dài.

5. Nước luộc tôm: Sử dụng công thức 250 gram muối bọt / 1 lít nước, nếu làm bằng tôm biển hoặc 300gr muối / 1 lít nước nếu dùng tôm nước ngọt sông hồ. Muốn luộc ít nhiều tôm cứ nhân phân lượng nước luộc tôm lên. Nấu cho tan nước muối trong một nồi vừa, khi nước sôi thả tôm vào từng ít một, dùng đũa đảo tôm nhẹ tay - lưu ý nếu dùng tôm còn tươi sống phải chuẩn bị nắp đậy nồi, vừa thả tôm vào vừa nhanh tay đậy nắp lại kẻo tôm búng nhảy ra ngoài, gây phỏng - Thấy vỏ tôm ửng đỏ đều từ đầu đến đuôi là tôm đã chín nhưng cứ đảo đều cho nước sôi lại trong khoảng 2 phút nữa cho mỗi mẻ tôm chừng nửa ký để nạc tôm thấm kỹ nước muối. Vớt tôm ra,nhanh tay trải rộng tôm ra nia, khay có lỗ thoát nước cho tôm mau ráo nước và nguội càng nhanh càng tốt. Đừng chồng chất tôm lên nhau cũng như không đậy kín tôm lại vì bất cứ lý do gì, tôm sẽ xuống màu không đẹp và dậy mùi. Lưu ý khi vớt tôm ra mà thấy ở phần đầu tôm có những khoảng màu đem hay sẫm nổi lên cũng không sao, đó là đã sử dụng tôm đã chết (như ướp nước đá) trước khi cho vào luộc.

6. Phơi và và làm sạch vỏ tôm: Nếu chỉ làm vài ký tôm bằng phương pháp thủ công để dùng trong nhà cũng như sản xuất máy móc công nghiệp hàng tấn đều giống nhau ở chỗ các quy trình đều phải liền lạc nếu không tôm sẽ hư.
- Để làm sạch vỏ tôm theo công nghiệp máy móc thì tôm sau khi luộc sẽ đến khâu làm ráo nước muối và nguội
tôm, qua khâu sấy cho vỏ tôm trở dòn, qua khâu đập vỏ tôm và sàng sẩy cho thật sạch vỏ tôm, trở lại khâu sấy tôm lần nữa cho thật khô theo đúng yêu cầu, đóng bao bì với các chất bảo quản, khử trùng v.v...

- Để làm theo lối thủ công trong gia đình sau khi luộc tôm, để thật ráo, trải rộng ra khay nia phơi ra nắng cho thật khô đến mức độ vỏ tôm trở nên dòn rụm. Cho từng ít tôm vào trong một bao vải dày, dùng vật nặng như cái chày hoặc cái vỏ chai đập nhẹ cho vỏ tôm bể vụn nát. Trút tôm ra một cái khay, nia... sàng sẩy cho sạch vụn vỏ tôm nát,lượm lấy nạc tôm sàng sẩy lại cho kỹ, phơi ra nắng qua nhiều lần và nhớ trở đều tôm, khi phơi phải đậy bằng vải mùng thưa để tránh bụi bặm, ruồi, lằn. Qua một ngày phơi, khi đêm xuống cất tôm ở chổ thoáng, không đậy kín, ngày hôm sau trải rộng ra phơi tiếp. Tôm phơi đủ nắng thì nạc tôm săn chắc, cứng, có mùi thơm,màu ửng hồng đỏ đẹp mắt, bẻ thử một con ra sẽ thấy từ ngoài vào trong đều khô cứng như nhau. Phải kiểm soát và trở tôm cho kỹ để mỗi mẻ tôm khi làm đều có độ khô như nhau. Nếu không chỉ cần một hai con tôm còn bị ẩm sẽ làm cho cả một bịch tôm hư nhanh chóng. Tôm sau khi làm khô cho vào hũ, lọ, sạch đậy kín, nếu để làm trong gia đình chỉ cần cho vào hũ tôm vài bao nhỏ loại bột hút ẩm để giữ cho tôm không bị mốc và nhớ thay những bao bột hút ẩm này đi nếu thấy chúng bị uớt.

- Nếu không có tiết trời nắng hanh, dùng lò nướng hoặc lò sấy điện để sấy tôm. Sau khi luộc tôm và làm ráo
nước, cho từng ít tôm một vào khay của lò, điều chỉnh nhiệt độ ở mức thấp nhất đến cao dần, thăm chừng ở nhiệt độ nào vỏ tôm trở dòn xốp có thể bóp bể vụn được thì lấy ra, làm dập và sạch vỏ tôm xong rồi sấy lại cho đến khi tôm thật khô nhưng không phải chín dòn là được. Xin dài dòng ở khâu này một chút vì có lẽ lò điện, lò sấy của Âu Mỹ sản xuất chỉ để quay thịt, làm bánh...chứ không phải để sấy tôm cho khô theo kiểu VN. Thực sự để làm tôm khô theo cách thủ công, phải cần chút kinh nghiệm để xem độ khô đúng của tôm. Việc này thì làm sao mà hướng dẫn hàm thụ với các bạn được hay là ta cứ mua ít tôm khô người ta làm sẵn, coi như mình cũng tự tay làm lấy vậy, rồi so sánh xem có khô giống như của họ không. A! Vậy là chắc ăn.

- Phần vỏ tôm sau khi làm xong không nên phí phạm mà bỏ vào thùng rác, hãy chia ra từng ít một và chôn
xuống những gốc cây chanh, cây ớt hoặc những gốc cây kiểng của bạn. Đó sẽ là một thứ phân hữu cơ rất tốt.

- Tôm khô VN làm theo lối thủ công của những ngư dân sống ven bờ biển, được làm khô bằng cách tự nhiên dưới sức nóng của mặt trời cọng thêm vị mặn của gió biển luôn cho ra thành phẩm loại tôm khô ngon nhất. Loại tôm khô vùng biển này có thể để hàng năm không bị mối mọt nếu bảo quản tốt trong môi trường khô ráo, sạch. Và xin mở một dấu ngoặc là các bạn đừng bao giờ cất thực phẩm khô dạng như cá khô, mực khô nói chung vào tủ lạnh. Chúng sẽ nhanh chóng phân hủy và gây... "tê liệt" cho cái tủ lạnh của bạn bằng một mùi kinh khủng.

LÀM KIỆU CHUA

Sơ chế kiệu dù làm ít nhiều gì cũng như nhau. Hỗn hợp muối đường cần bao nhiêu làm bấy nhiêu theo phân
lượng chuẩn. Nếu chưa có kinh nghiệm nên tập làm từng ít với 1 -2kg mỗi lần.

- Chuẩn bị chừng 2kg củ kiệu tươi. Vôi ăn trầu trắng. Dấm, đường, muối, hũ thủy tinh sạch có nắp đậy; vài
nan tre mỏng hoặc miếng nhựa mỏng có lỗ thoát như đáy cái ro (miếng mê rổ)

a. Sơ chế kiệu:

- Cắt bỏ bớt lá kiệu lần thứ nhất, cách phần củ chừng 6 - 7cm và cũng cắt bớt rễ kiệu lần thứ nhất nhưng
đừng cắt sát vào thân kiệu, không lột vỏ kiệu.

- Pha hỗn hợp cứ 1 lít nước /10gr vôi ăn trầu trắng. Hoà một lượng nước vôi vừa đủ ngâm ngập 2kg kiệu.Ngâm
kiệu trong nước vôi qua 12 giờ. Thường ở khâu này, các bà nội trợ VN ngâm kiệu vào ban đêm, sáng hôm sau là vớt kiệu ra phơi nắng, làm tiếp.

- Sau khi ngâm kiệu, vớt ra xả qua nhiều lần nước lạnh cho thật sạch nước vôi, lượm bỏ những củ úng dập,
vẫn để kiệu trong một thau nước sạch.

- Chuẩn bị một thau nước sạch khác. Dùng dao mỏng bén cắt bỏ tiếp phần lá (lần hai) cho gần sát vào thân củ,ở vị trí chuyển từ màu xanh của lá sang màu trắng của thân củ; lột bớt một hai lần vỏ lụa của thân củ, sau cùng cắt bỏ rễ cho sát vào thân củ nhưng phải chừa lại một chút gốc của núm rễ, đừng cắt phạm vào thân củ, kiệu sẽ không để lâu được khi muối. Trong khi làm, nếu có củ kiệu nào hai tép phải lột vỏ rồi tách ra làm hai. Làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó, sau khi làm xong vớt kiệu ra xốc cho ráo rồi trải mỏng kiệu thành một lớp ra nia, khay có lỗ thoát nuớc, kê cao lên, phơi qua một ngày nắng cho héo mặt. Đây là khâu mà các bạn phải săm soi từng củ một, rất khá mất công và nhiều khi phải cậy nhờ đến người nhà và đó cũng là một không khí thường thấy trong những ngày cận Tết của nhiều gia đình VN. Mẹ con, chị em xúm xít quanh thau kiệu, tạo một không khí rất rộn ràng phấn khởi.

b. Sau khi phơi nắng.


Sắp kiệu vào lọ thủy tinh vừa đủ. Kiệu sẽ đựơc sắp thành từng lớp, phần đuôi rễ quay ra ngoài thành hũ, sau
khi xếp thành một vòng tròn, lớp sau cứ vậy xếp chồng lên lớp dưới, ở giữa sẽ là khoảng trống, làm đến đâu lèn ít kiệu rời vào khoảng trống ở giữa đến đó cho những lớp kiệu được xếp chặt. Chỉ xếp cao đến 4/5 thể tích hũ, dùng vài nan tre mỏng hay miếng mê rổ vừa đủ cài chặt mặt kiệu lại sao cho kiệu không nổi lên
khi châm nước muối đường vào.

c. Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu:

Dùng dấm làm từ gốc trái cây thật chua như nho, chuối, thơm... Dấm phải có độ chua mạnh, tự nhiên không pha chế, có màu trắng. Lưu ý dấm vàng sẽ làm cho kiệu chua bị vàng. Đây là khâu rất hạn chế hướng dẫn hàm thụ, các bà nội trợ VN thường nếm dấm và cho đường theo kinh nghiệm khẩu vị riêng. Dấm nước ngoài thường được đóng chai và có ghi thông số độ chua trên nhãn, các bạn có thể sử dụng dấm 60% trở lên. Tuy nhiên nếu dựa vào khẩu vị, bạn có thể pha chế cho ngon hơn là chỉ dựa vào công thức - công thức tương đối là:


- 2 phần dấm + 1 phần đường +# 1/10 muối. Thí dụ: 2 chén dấm + 1 chén đường trắng + # 1 muỗng súp (# 12cc)muối. (Phân lượng một chén tương đương 250 cc # 10 OZ # 1,10 CUP). Nấu cho dấm tan đường trứơc trong nồi lớn - lưu ý dấm rất dễ sôi trào - nếm thử rồi thêm bớt chút ít dấm, đường cho hỗn hợp có vị chua mạnh hơn vị ngọt một chút rồi mới nêm vào khoảng non 10gr muối (# 1 muỗng súp). Sau khi nêm vừa ý, nấu sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút mới tắt bếp, để nguội hoàn toàn rồi mới châm vào hũ kiệu. Châm từ từ trong mươi phút, để cho kiệu hút nước dấm đường cho đến khi thấy nước dấm không bị cạn nữa, châm thêm dấm cho cao hơn mặt kiệu chừng lóng tay là được, đậy kín hủ kiệu.

- Kiệu sau khi ngâm khoảng 5 ngày sau là vừa chua, dùng được. Nếu muốn kiệu chua để được thật lâu, sau 5
ngày, đổ bỏ nước ngâm kiệu đi, nấu lại một mẻ hỗn hợp dấm, đường, muối giống như vậy, để nguội rồi châm vào đầy hủ kiệu. Đậy kín, có thể để trên 6 tháng kiệu vẫn trắng và dòn.

(Có nhiều người nhắm mục đích chắc chắn là kiệu sẽ không hư và để lâu được bằng cách dùng dấm chế biến công nghiệp gốc acid citric nhiều hơn sẽ cho kiệu có màu trắng trong, vị chua gắt.Trong khi kiệu làm với dấm gốc trái cây có sắc trắng đục và vị chua nhẹ.

d. Trộn tôm khô củ kiệu:

- Sau khi có kiệu chua, lấy ra chừng 1 chén với ít nước dấm đường, nếm thử xem kiệu có quá chua không, nếu
chua nhiều, rắc vào 1-2 muỗng cà phê đường. Tùy thích sử dụng chừng 1/2 chén tôm khô, trụng lại qua nước sôi, vớt ra để ráo, cho vào chén kiệu chua trộn đều, để qua chừng 15 phút cho tôm khô thấm nước dấm đường, hơi nở mềm ra là ăn được.

theo tài liệu của cô CẨM TUYẾT (Chuyên viên gia chánh)

Khach Q
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Hello

Bài gửi by huynhminhthanh 20/1/2010, 10:42

Ái chà!Nghe khẩu khí sao mà quen quá! GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_rolleyes GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_rolleyes GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_rolleyes
Sành về món ăn của gia đình ta chỉ có bác và bác Tiêu thôi!
Bác thì nghiêm túc không có nói chuyện cà rởn-chắc là bác Tiêu nhà mình rồi GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_lol GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_lol GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_lol
Đoán mò thôi!Nếu phải là bác xin mời cuối tuấn qhé quán tán gẩu chơi!OK?

Chủ quán.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Ly Rượu Mừng - Phạm Đình Chương.

Bài gửi by huynhminhthanh 20/1/2010, 10:51

-Nào cùng nâng ly với món tôm khô của kiệu của Khách Quý!

GIAN HÀNG TẾT 2010 HopmatLocLe061


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Thành Phố Mùa Xuân

Bài gửi by huynhminhthanh 22/1/2010, 05:30

GIAN HÀNG TẾT 2010 Nyiop1230954699
...Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời


Sài Gòn mùa xuân còn thoáng lá vàng bay
Có mùa thu nào đang ở lại
Mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối
Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời

Ngọn gió rung cành khi chiều chưa hết nắng
Đường phố em về tóc cùng hoa quyến luyến
Chồi lá khoe mầm cho đời biết tên
Mùa xuân thay lá mùa đông
Để cho chim hót chuyện tình
Mùa xuân thay lá mùa đông
Để cho chim hót chuyện tình


Sài Gòn mùa xuân về dưới những hàng cây
Có nhiều tiếng cười như trẻ lại
Ngày vội vàng lên bình minh thay đêm tối
Nắng phai từ lâu chiều vẫn dài

Ngọn gió rung cành khi chiều chưa hết nắng
Đường phố em về tóc cùng hoa quyến luyến
Chồi lá khoe mầm cho đời biết tên
Mùa xuân thay lá mùa đông
Để cho chim hót chuyện tình
Mùa xuân thay lá mùa đông
Để cho chim hót chuyện tình.

Trịnh Công Sơn



huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Năm Dần Nói Chuyện Hổ

Bài gửi by huynhminhthanh 22/1/2010, 07:22

Nhớ Rừng.
Thế Lữ
Tặng Nguyễn Tường Tam
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)


GIAN HÀNG TẾT 2010 NhoRung


Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Ta biết ta chúa tể muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.


Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
** Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?


Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ sén, lối phẳng cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông giòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
** Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

[ 1936 ]

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Năm Dần Nói Chuyện Hổ

Bài gửi by huynhminhthanh 22/1/2010, 13:54

GIAN HÀNG TẾT 2010 Nadan

Những chuyện về hổ có nhiều, hư hư thực thực càng làm tăng sự hấp dẫn đối với người nghe, dù là sự thật hay chỉ là điển tích huyền thoại thì chúng ta vẫn cảm nhận thấy sự bí ẩn, ly kỳ của loài thú chúa tể rừng xanh này. Những câu chuyện về hổ quả là có một không hai...

"Quê hương" của loài Hổ từ phương Bắc, sau hàng ngàn năm di cư xuống phía Nam theo 2 đường chính qua cao nguyên Tây Tạng và qua Miến Điện tới Indonesia, ngày nay hổ có mặt ở hầu khắp các nước thuộc châu Á
như Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ, Singapore, Việt Nam... Hổ là loài mãnh thú ăn thịt và rất bẵm ăn, kể cả trâu rừng, bò tót, gấu, hươu, nai cho tới rùa, ếch, nhái, cào cào... hổ đều xơi tất. Một con hổ trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 1,8m đến 2,8m và nặng tới 300kg, hổ sống khoảng 30 năm và có lẽ vì thế loài mãng thú này còn có tên "Ông Ba mươi"(?). Hổ có thể kêu được nhiều giọng: Khi động đực, hổ gầm vang xa gọi bạn đến giao phối. Khi kêu tiếng đơn "poc, poc" như tiếng nai để dụ con mồi. Khi giận dữ kêu hừ hừ hoặc há miệng nhe nanh khạc gió...

Mùa ghép đôi thường là vào cuối đông và đầu mùa xuân, hổ mẹ có chửa khoảng 100 ngày, mỗi lứa đẻ không nhiều, chỉ 2 đến 4 con, giống hổ ít con cũng bởi chúng sinh sản thưa, khoảng 3 đến 4 năm mới đẻ một lứa, hổ con sống với hổ mẹ khoảng 2 đến 3 năm là có thể tự kiếm sống một mình. Loài hổ có khả năng bơi lội tốt, có khi bơi xa cả chục km, leo trèo kém và bản tính hay hồ nghi sợ hãi tiếng động lạ. Chính vì vậy nên khi đi rừng, thợ săn thường dùng hai vỏ cật nứa già cọ sát vào nhau gây tiếng động, hoặc dùng 2 miếng đá đập vào
nhau để đuổi hổ. Có nhiều câu chuyện về tính đa nghi của hổ, kể rằng những người thợ địa chất ngủ lại giữa đèo Pha Đin những năm 1960, đêm ngủ mắc màn mà hổ không dám làm gì, chỉ ngồi chầu bên ngoài cho tới sáng rồi bỏ đi, dãi hổ chảy thành vũng trước cửa màn.


Hổ cũng như mèo nhà, khi săn mồi thường vồ chụp từ trên cao bổ xuống, nên người đi rằng khi ngủ chỉ cần cắm 4 cây tre nứa vát nhọn đầu ở 4 góc thì yên tâm nằm hoặc ngồi giứa 4 cọc đó là an toàn. Hổ sợ lưới và sợ nhất là lửa, vì thế đi rừng chỉ cần căng lưới xung quanh, hổ không dám vồ vì sợ móng vuốt mắc phải không gỡ ra được, lửa đốt thành vòng tròn và người ngồi vào giữa là an toàn. Ông Phạm Ngọc L. là người từng bị bắt làm mồi bẫy hổ ở Hà Giang những năm 1940 kể lại: Khi đó ông mới hơn 10 tuổi, quê ở Thái Bình, do nhà nghèo nên cha mẹ đem ông cho làm con nuôi người dân tộc Thổ ở vùng cao Lạng Sơn, cuộc đời đưa đẩy ông, rồi không ngờ ông trở thành thứ mồi bẫy hổ hạng nhất. "Mồi L" đã được đem ra nhử và những thổ dân bản địa bắt được ít nhất 3 con hổ nặng hàng tạ. Tuy nhiên đã nhiều phen ông suýt mất mạng trong gang tấc. Ông kể: Có lần, cái cũi gỗ rừng bên miệng hố mà ông ngồi bên trong khi bị con hổ đực nặng hơn 3 tạ chồm tới, đè sập cả ông và cũi, khi ông vừa kịp thoát ra khỏi cũi thì con hổ đã quay laị như lằn chớp, khi đó trong đầu ông chỉ kịp lóe lên câu nói của phường săn từng cảnh báo rằng: Loài hổ khi vồ mồi thường đập đuôi trước khi vọt tới, nếu đuôi đập bên phải thì sẽ vỗ bên trái hoặc ngược lại, cứ thế ông L đã tránh được cái chết dưới móng vuốt con hổ dữ, ông vạch cho chúng tôi xem cả một mảng da đùi bị vuốt hổ lột gần đến xương, để lại vết sẹo sâu hoắm rộng 10cm và dài từ gần sau mông xuống tận khủyu chân trái.

Cánh thợ săn kể: Đánh bẫy hay bắn được hổ, người ta thường kiểm tra ngay đôi tai con hổ đó, trên vành tai hổ có bao nhiêu lỗ bấm thì số người mà con hổ đó đã vồ sẽ tương đương. Bởi con hổ trước khi vồ người (chỉ vồ người nó mới làm như vậy) nó thường đưa vuốt lên bấm vành tai. Ở rừng Đông dương giáp Lào những năm 1960 của thế kỷ trước, một tốp thợ săn bắt được con hổ cụt cả 2 tai, con hổ được các tay săn hổ cự phách khẳng định là nó đã bắt rất nhiều người, nhưng khi đã cụt đến 2 tai, hổ sẽ không bắt người nữa vì khi sờ tai không có chỗ bấm nó sẽ bỏ đi.

Đặc biệt khi bắt được hổ sống hay bắn được hổ đã chết, người ta thường cắt phăng bộ râu "Ông ba mươi" bởi râu hổ rất độc. Những tay săn hổ thuộc hàng "cao thủ" ở Bolikhamxai của nước Lào kể rằng: Râu hổ sau khi đốt thành than, ngâm tẩm vào đầu mũi tên, bắn chết ngay lập tức những con vật to như gấu, hươu, nai, trâu, bò. Râu hổ vừa cắt nếu đem châm chích vào thân cây nho sẽ sinh ra loài sâu độc, chỉ một con sâu độc này ngâm rượu sẽ là thứ "rượu quý" được vua chúa ban cho tội thần, chạm đầu lưỡi là người to khỏe mấy cũng quay lơ tắt thở ngay. Với những người bị tổn thương ở bề mặt da, dù ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể mà bị râu hổ tươi chọc phải sẽ sinh ra sâu quảng, đau đớn cả đời với vết loét ngày một rộng và sâu hơn. Bệnh sâu quảng do râu hổ gây ra rất khó chữa khỏi, y học hiện đại bó tay, trong dân gian đã từng truyền tụng nhiều bài thuốc nhưng cũng chỉ làm chậm lại tiến trình thối da thối thịt mà thôi, có thể nói còn nan y hơn cả bệnh cùi hủi.

Nanh hổ cũng là thứ rất linh nghiệm, cả với người và các loài vật khác. Nếu bạn đeo nanh hổ trong người, đến nhà lạ cho không bao giờ dám sủa mà chỉ ư ử rồi quay đầu chạy "mất dép". Nanh hổ treo trong nhà, dù nhà ấy có nuôi cả đàn chó dữ hàng chục con thì cũng không con nào dám lai vãng vào nhà, chỉ chầu đến cửa là cụp tai quay lui. Có những con người thật, việc thật như anh Hoàng Sú D. ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Từ khi mới lọt lòng mẹ, cha anh vốn là thợ săn có tiếng của vùng đất Tuyên Quang, ông đẫ đeo vào cổ anh chiếc nanh con hổ do chính tay ông bắt được những năm chưa lấy vọe, anh D. lớn nhanh, hay ăn và đặc biệt không bao giờ ốm đau. Năm anh 10 tuổi, do bị ngã từ trên lưng trâu xuống bờ đá dốc nên anh phải nằm viện và phẫu thuật xương quai sanh bị gãy, người nhà anh tạm cất chiếc nanh hổ trên cổ anh, lạ thay anh ốm lử khử mãi không khỏi nhưng cũng không mấy ai để ý vì nguyên nhân nào. Sau khi anh xuất viện, chiếc nanh hổ được trả lại cho chủ cũ và anh khỏi ốm tức thì, từ đó không bao giờ anh D. rời chiếc nanh hổ - "Thần hộ mệnh" của anh nữa. Người ta cho rằng, hổ là chúa tể của muôn loài muông thú, thậm chí uy lực của hổ còn trấn ngự được cả những linh hồn người đã chết do nó ăn thịt, vì thế thần uy từ chiếc nanh hổ có thể hợp với người này nhưng lại không tốt đối với người khác, may mắn với người này nhưng lại là tai họa với người khác, rất khó biện chứng về tâm linh. Xương hổ nếu được dùng để gối đầu thì ngủ yên không chiêm bao thấy những sự ghê sợ, hoặc treo lên giữa cửa nhà sẽ trừ được ma quỷ.

Tuy nhiên, toàn thân con hổ được đánh giá rất cao về y dược, thậm chí được tôm sung là thần dược có thể chữa bách bệnh đối với con người. Đời Tống, theo sách "Bản thảo Nhật Hoa" cho rằng "Hổ tình" (tròng mắt hổ) chữa các chứng bệnh trẻ con như cam, giật mình khóc vì khách lạ, khóc dạ đề, an thần, định chí. Bị hóc xương, dùng xương hổ tán bột uống với nước lã (theo Ngoại Đài Bí Yếu), hoặc trị kiết lỵ ra máu, ăn không được đã lâu ngày, dùng xương hổ nướng vừa xém, tán bột uống (theo Trương Đại Trọng Phương). Trị trĩ, sa trực tràng, dùng xương bánh chè hổ tẩm mật ong nướng đỏ, tán bột (theo Thắng Kim Phương)... chữa trị các loại bệnh nan y sẽ rất hiệu nghiệm.

Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000-7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 con hiện còn có mặt ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ... Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.

Theo Thái Minh Châu

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Năm Dần Nói Chuyện Hổ

Bài gửi by huynhminhthanh 22/1/2010, 14:15

HỔ TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Tiếng Việt có nhiều từ , nhiều câu (thuật ngữ , thành ngữ ,tục ngữ ……) có liên quan đến hổ . Có thể dẫn ra đây một số :

Bất nhập hổ huyệt ,nan đắc hổ tử :
Câu này đã được dịch ra tiếng Việt , cũng trở nên một thành ngữ trọn vẹn , “không vào hang hùm , sao bắt được cọp con ?” Có nghĩa là muốn hành động phải quả quyết , dũng cảm . Một bài gia huấn có câu thơ trọn ý này :Vào hang hổ , bắt hổ con mới tài .
Chúa sơn lâm :
Con hổ được xem là con vật dũng mãnh , có uy quyền nhất ,bắt buộc tất cả các loài thú trong núi rừng phải khuất phục . Có khi chỉ cần nói ông chúa sơn lâm là đã hiểu ngay rằng muốn chỉ tới con hổ .
Chưa qua truông đã trật lọ cho khái :
Câu này lưu hành ở tỉnh Nghệ Tĩnh , có từ địa phương .Truông là đèo núi , lọ là bộ phận sinh dục của nam , khái là một từ đồng nghĩa với cọp . Cả câu có nghĩa:chưa đi khỏi núi , đã tỏ vẻ khinh thường cọp . Việc chưa hoàn thành đã lên mặt tỏ vẻ kiêu căng , biết đâu tai vạ (khó khăn ) đang chờ sẵn đâu đó .
Cáo giả oai hùm
Thành ngữ xuất xứ từ một câu truyện ngụ ngôn . Con cáo bảo với cọp rằng chính nó mới là chúa tể sơn lâm , tất cả các thú vật đều sợ . Nếu không tin cọp hãy để nó cỡi đi kh ắp nơi mà xem . Quả nhiên , đi đâu các loài vật đành phải tránh . Chúng sợ cọp , nhưng sợ chúng tưởng là chúng sợ cáo . Dựa vào thế lực , uy quyền của người khác để khoe mình , chính là cáo giả oai hùm .
Dưỡng hổ đi họa
Nuôi cọp trong nhà , đến khi cọp lớn cọp lại bị cọp ăn thịt. Ai hay nuôi cọp để sau hại mình là chỉ vào người không biết đề phòng bọn phản bội . Cùng ý với nuôi ong tay áo .
Điệu hổ ly sơn
Đưa cọp ra khỏi núi . Núi rừng là nơi quen thuộc cho cọp tung hoành . Nếu đưa cọp về đồng bằng thì cọp bị lúng túng , dù có hung hăng dữ tợn cũng bị bỡ ngỡ, dễ dàng mắc bẫy. Đưa một người thoát ly khỏi một vùng quen thuộc để họ không có lực lượng hỗ trợ , không phát huy là cách điệu hổ ly sơn .
Đuổi hùm cửa trước ,rước sói cửa sau
Chống kẻ ác này, nhưng lại chìa tay với kẻ ác khác, không phải là cách ứng xử thông minh . Ngày xưa, đi cầu viện nước này để cự lại nước kia, kết quả là đuổi được kẻ mạnh này thì lại bị kẻ mạnh khác thống trị, là một đường lối ngoại viện sai lầm . Đường lối ấy bị lên án là : tiền môn cự hổ , hậu môn tiến lang .
Hổ đội lốt thầy tu
Thành ngữ để chỉ vào kẻ gian dối : mặc áo thầy tu (giả đạo đức ) nhưng thực chất là vật ác độc ( loài lang sói) . Đồng nghĩa với câu : miệng nam mô , bụng bồ dao găm .
Họa hổ bất thành phản loại cẩu
Vẽ hổ không thành con hổ , mà lại giống con chó . Làm việc hết sức mình nhưng không thành công . Thành ngữ thường dùng chỉ lấy 4 chữ đầu :hoạ hổ bất thành . Người dùng câu này, hoặc không tự khiêm tốn khi được giao việc , e không cáng đáng nỗi , hoặc để khuyên răn người nên tự lượng sức mình .Trong truyện Lục Vân Tiên , dân chúng thấy người tráng sĩ đi đánh Phong Lai , đã khuyên can , bảo Vân Tiên cân nhắc kỹ :
“E khi hoạ hổ bất thành
Khi không mình lại chôn mình vào hang !”
Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt:
Đây là một trong hai câu thơ , nhắc nhở con người trong việc ứng xử . Nguyên văn :
“Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt
Tri nhân tri diện bất tri tâm”

Nghĩa là:
Vẽ hổ , vẽ da, xương khó vẽ
Biết người , biết mặt, biết lòng sao !?

Nghĩa là có thể quan sát được bề ngoài , chứ cái bề quan trọng của con người (hay của sự vật ) thì
khó mà thấu hiểu được . Do đó , không nên chỉ chú ý bề ngoài .
Hổ bảng:
Ngày xưa khi đi thi tiến sĩ , ai đỗ được ghi tên lên bảng ,gọi là hổ bảng , hay bảng hổ . Hổ bảng cũng có nghĩa la khoa thi tuyển chọn được nhiều người tài
Hổ bôn:
Bôn có nghĩa là chạy, cũng có nghĩa là người dũng sĩ . Hổ bôn có nghĩa là đám quân sĩ mạnh . Hổ bôn trung lang tướng là chức vị của một võ quan cầm đầu đội quân khoẻ mạnh .
Hổ bộ:
Bước đi hùng dũng như cọp . Chỉ vào ny vũ của viên tướng hay của đoàn quân .
Hổ cứ:
Con cọp ngồi . Hổ cứ là chỉ đạo vào địa thế hiểm yếu .
Hổ cốt:
Xương hổ .Cao hổ cốt là cao nấu bằng xương hổ .
Hổ đầu:
Đầu cọp . Hổ đầu cũng chỉ vào tướng mạng hùng dũng .
Hổ lang:
Con cọp và con sói . Chỉ vào phường hung ác .
Hổ lĩnh:
Oáng chân hổ . Tướng tá tả hữu gồm người khoẻ mạnh thì gọi là hổ lĩnh .
Hổ môn:
Cửa ra vào dinh của các tướng soái .
Hổ phù:
Ngày xưa , khi được cử ra trận , vị tướng cầm quân được nhà vua giao cho cái phù hịêu làm tin . Phù hiệu làm bằng gỗ , bằng ngà hay bằng kim loại , khắc hình con cọp, cắt làm đôi , viên tướng được cầm một nữa , nữa
kia nhà vua giữ .
Hổ phụ sinh hổ tử:
Cha hổ sinh con hổ .
Ý nói : người con cũng có tài như người cha , gia đình giữ được truyền thống anh hùng . Như câu thành ngữ : cha nào con nấy .Cùng ý nghĩa này , còn có thành ngữ :
Hổ phụ lân nhi :

cha hổ sinh ra con cũng là con lân , một loài vật xuất sắc .
Truyện Nhị độ mai có câu :
“Mới hay hổ phụ lân nhi .
Khen cho tính trẻ cũng y tính già”

Hổ phụ bất sinh khuyển tử :
Cha con hổ thì không sinh con là chó
Hổ quyền:
Chỗ nuôi cọp . Ngày xưa , các triều vua phong kiến thường có chỗ nuôi cọp , có tổ chức cho cọp và voi đấu sức với nhau . Chỗ ấy gọi là hổ quyền .
Hổ sinh phong:
Nguyên nhân là hổ sinh ra gió , ý muốn nói con người sinh ra tài năng , nay lại có điều kiện cho tài năng phát huy cao độ , như con hổ mọc cánh . Hổ chỉ ở dưới rừng núi , nhưng nếu có cánh thì bay lên trời được . Hùm có cánh thì toàn tài , không ai chế ngự nổi.
Hổ tướng
Tướng dũng mãnh như hổ . Truyện tam quốc nói Lưu Bị lên làm vua có năm viên tướng võ nghệ siêu quần phù tá . Năm tướng ấy gọi là Ngũ hổ tứơng ( Quan Vũ , Trương Phi , Triệu Vân , Mã Siêu , Hoàng Trung ).
Hổ trướng:
Xưa kia các vị nguyên soái cầm quân ra trận , tại nơi làm việc thường treo bức màn trướng có vẽ hình con hổ. Vào chỗ này , gọi là đến trước hổ trướng , màn hổ .
Hổ trướng xu cơ:
Việc cơ yếu bí mật trong quân
Đào Duy Từ phục vụ cho chúa Nguyễn ( Đằng trong , thế kỷ 17) có soạn bộ sách binh thư , cũng đặt tên là Hổ trướng xu cơ .
Hùm chết để da:
Nguyên trong câu : Hùm chết để da , người chết để tiếng ( có khi đọc là báo chết để da ). Da cọp dùng làm đồ trang sức y phục . Các loài khác chết đi là hết , riêng da cọp lại thành vật quý .
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn
Câu thơ trong truyện kiều , nay đã thành tục ngữ nhân dân quen thuộc , dùng để nói về người tài bị rơi vào hoàn cảnh không thuận lợi , bị thất thế thì cũng lâm vòng thất bại .
Khám hổ bì:
Xem da cọp
Mấy câu này xuất xứ từ một câu chuyện giai thoại ( xem sách nho trong giai thoại Việt Nam tập I , trang 690), sau được phổ biến chỉ vào sự giao tế dung tục . Hổ bì là da cọp , cũng chỉ vào vật kín đáo khó xem !
Khoẻ như hùm (Câu có nghĩa và thông dụng )
Long bàn , hổ cứ:
Cái thế đất ở những vùng hiểm yếu ,hoặc có cơ thịnh vượng vì có những hình dánh như rồng phục , hổ ngồi . Thí dụ , thủ đô Thăng Long là nơi vương địa , được vua Lý Thái Tổ cho là có thế long bàn hổ cứ , nên mới dời đô ra đó .
Long thành hổ bộ:
Dáng đi của những người có tài , đặc biệt là của các ông vua . Quan sát người có tướng làm vua , thấy họ đi như rồng , bước như hổ ( nghĩa là có vẻ uy nghi ,đường bệ )
Mãnh hổ nan địch quần hồ:
Con hổ tuy mạnh , vẫn không địch nổi một bầy chồn cáo . Chồn cáo đông ,cùng hùa vào thì cọp không chống đỡ nổi . Ý khuyến khích sự đoàn kết , và để phòng sự đơn độc lẻ loi .
Miệng hùm gan sứa:
Cách nói bề ngoài thì hăng hái , hùng hổ , nhưng thực sự thì lại hèn nhát , sợ hãi . Người tinh ý có thể nhận ra sự tầm thường giả dối này .
Nam thực như hổ , nữ thực như miêu
Con trai ăn như hổ : ăn nhanh , ăn ngấu nghiến . Con gái ăn như mèo : ăn thong thả , nhỏ nhẹ .
Sơn quân:
sơn tinh Vị vua của rừng núi , cũng chỉ vào con hổ . Một số tác phẩm văn chương , thường dùng chữ sơn tinh , sơn quân để chỉ vào vua cọp ( thí dụ như sơn quân trong truyện Tống Trân Cúc Hoa ). Không nên lầm với sơn tinh để chỉ vào Tản Viên ( trong truyện sơn Tinh , Thuỷ Tinh ).
Thế cỡi hổ:
Cái thế phải liều , không làm cũng chết , như đã ngồi lưng cọp , thì cứ để thế mà đi ,nhảy xuống sẽ bị cọp cắn . Cũng có thành ngữ “ngồi lưng cọp” !
Tọa sơn quan hổ đấu:
Ngồi ung dung trên núi để nhìn hai con hổ đánh nhau . Trong đường lối của những lực lượng đối lập nhau , người ta có cách lựa chiều cho hai thế kia tranh chấp , còn mình đứng ngoài để quan sát . Khi cả hai phía , có phía thất bại , có phía mỏi mệt , mình mới chen vào , đựơc lợi hơn .
Thả hổ về rừng:
Bắt được hổ , phải giam giữ nó không cho gây tác hại . Đằng này lại cho nó về rừng để nó được thả sức tung hoành . Trong cuộc sống , dung túng cho một ai đó , đưa hắn về một nơi dễ tung hoành , không bị kìm chế , cũng là thả hổ về rừng .
Tranh ngũ hổ:
Nhân dân ta thường vẽ tranh hổ để thờ . Hồ vàng ngồi giữa ,bốn bên là hổ trắng , đỏ , xanh , đen . Thật ra đây là do niềm tín ngưỡng mà tưởng tượng ra , chứ trong thiên nhiên không có đủ màu sắc như vậy .
Râu hùm hàm én:
Chỉ vào tướng mạo của người anh hùng . Kiều có câu : “ Râu hùm , hàm én , mày ngài . ”
Rừng già lắm voi ,rừng còi lắm hổ
Kinh nghiệm của phường săn , chưa rõ đã được kiểm nghiệm chưa .
Vào hang hổ :
Thành ngữ do câu chữ Hán đã kể trên .
Vân tòng long , phong tòng hổ:
Mây theo rồng , gió theo hổ . Chỉ vào những cơ hội người anh hùng làm nên sự nghiệp . Gặp hội phong vân , là hàm ý này . Phong tòng hổ , cùng một ý như hổ sinh phong ( hùm mọc cách )
Vuốt râu hùm – Xỉa răng cọp
Chỉ ra những hành động gan góc , liều lĩnh , gặp cọp đã là nguy hiểm , mà còn dám vuốt râu , xỉa răng cọp thì không còn xem sự an toàn ra cái gì nữa .

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Mừng Tuổi Mẹ

Bài gửi by huynhminhthanh 24/1/2010, 01:51

Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.
Rồi mùa xuân ấy, tóc trắng Mẹ bay
Như gió, như mây bay qua đời con,
Như gió, như mây bay qua thời gian.

Ôi Mẹ của tôi! Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.
Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.
Mồ côi tội lắm ai ơi!
Đói cơm khát nước biết người nào lo.
Đói cơm khát nước biết người nào lo.

Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.
Dù biết như thế, tôi vẫn phải tin,
Tôi vẫn phải tin Mẹ đang còn trẻ.
Mỗi mùa xuân về Mẹ thêm tuổi mới.
Mỗi mùa xuân mới con mừng tuổi Mẹ!

GIAN HÀNG TẾT 2010 Mehien2

Mừng Tuổi Mẹ
Trần Long Ẩn - Thu Hiền trình bày.

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Mấy món ăn chơi

Bài gửi by tieusontrangsi 24/1/2010, 08:01

Mấy ngày Tết đa phần thức ăn nhiều chất béo,xin gửi đến quý khách mấy món ăn kèm cho đở ngán GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_lol GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_lol GIAN HÀNG TẾT 2010 Icon_lol

1. DƯA CẢI CHUA

GIAN HÀNG TẾT 2010 Caichua

Vật Liệu:
- 1 kg cải
- vài tép hành lá (tác dụng làm thơm và vàng dưa)
- 1 bụm tay đường (tác dụng lên men chua)
- 1 bụm tay muối

Cách làm:
Dưa mua về, tách từng lá, rửa sạch nhiều nước, xắt nhỏ.
Hành lá xắt ngắn 5 cm.
Cho muối và đường vào thau
nước âm ấm, khuấy đều, rồi ém cải và hành lá vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt dưa,nhận dưa chìm xuống nước.
Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Chừng nào ăn hết, làm đợt mới thì chừa một tô nước dưa cũ trộn chung vào (vẫn cho thêm muối, đường, hành lá).Sau một ngày là ăn được, rất chua nhưng không thơm bằng lần đầu. Đợt dưa kế tiếp thì làm hoàn toàn mới. Không dùng nước dưa cũ, vì dưa sẽ khú, ăn không ngon.

2. CÀ PHÁO


GIAN HÀNG TẾT 2010 Duacaphao

Vật Liệu:
- 1 kg cà cái sắn (khi mua thử bằng cách cho quả cà vào miệng cắn thấy dòn và không đắng là được).
- 1 củ tỏi giã nát
- 1 bụm tay muối

Cách làm:
Cà mua về gọt bỏ cuống và chỗ bị sâu, rửa sạch.
Bỏ chung tỏi, muối, và cà vào một cái thau, xóc đều.
Để đó chừng một tiếng đồng hồ sau thì đổ nước âm ấm vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt cà, nhận cà chìm xuống nước.Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Đợt cà kế tiếp có thể dùng lại một chút nước cà cũ cho cà mau chua, nhưng sẽ có váng (lên meo). Sau 1 ngày là ăn được. Đợt cà kế tiếp thì làm hoàn toàn mới, không dùng nước cà cũ.

3. DƯA CẦN BẮP CẢI

Vật Liệu:
- hai bó rau cần
- 1 kg bắp cải
- một nắm rau răm
- vài tép tỏi giã nát
- 1 bụm tay muối
- 1 bụm tay đường

Cách làm:
Rau cần rửa sạch nhiều nước,xắt khúc bằng ngón tay.
Bắp cải xắt nhuyễn, rửa thật sạch.
Rau răm rửa sạch, ngắt lấy lá.
Trộn chung ba thứ ấy với nhau.
Lấy thau, cho vào nước, tỏi giã, muối, đường. Khuấy tan, rồi cho hỗn hợp rau cần, bắp cải, rau răm vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt dưa, nhận dưa chìm xuống nước. Đậy kín. Sau hai ngày là ănđược.
Đợt dưa kế tiếp có thể dùng lại một chút nước dưa cũ. Sau 1 ngày là ăn được. Đợt dưa kế tiếp thì làm hoàn toàn mới, không dùng nước dưa cũ.

4. DƯA CỦ HÀNH

Vật Liệu:
- 2 kg hành củ
- nửa chén giấm
- nửa chén đường
- 1/4 chén muối

Cách làm
Cho 1 chén muối vào thau nước, bỏ vào một cục phèn chua, khuấy đều. Cho hành nguyên cả vỏ vào thau, ngâm.Sau một tiếng đồng hồ vớt cục phèn chua ra. Đậy kín thau và ngâm hành trong 2 ngày.
Sau hai ngày thì làm sạch hành: gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
Trong khi đó thì làm nước trộn.
Cho giấm, đường, muối, nước vào một cái nồi (chừng nửa nồi nước). Đặt nó trên bếp lửa và khuấy tan. Chừng nào hỗn hợp sôi thì nhắc xuống, để nguội.
Cho củ hành vào keo. Rồi đổ hỗn hợp (nước đường muối) đó vào ngập củ hành. Lấy miếng ni-lông sạch (hay cái chén nhỏ) ấn trên mặt củ hành cho nó chìm xuống nước. Đậy kín keo hành.
Sau 10 ngày là ăn được.

5. DƯA CỦ CẢI TRẮNG
Vật Liệu:
- 3kg củ cải trắng
- 2 muỗng canh nước tương
- 1 giá đường (khoảng nửa chén)
- 1muỗng bột ngột

Cách làm:

Củ cải cắt bỏ đầu cuống và các râu. Không gọt vỏ. Rửa sạch. Xắt thành khúc 5 phân. Mỗi khúc chẻ làm 4.
Ướp củ cải với muối. Sau hai tiếng đồng hồ thì vắt thật ráo nước và rải thưa trên mâm rồi phơi nắng (phơi hai đợt nắng cho khô nước).
Cho củ cải đã phơi khô vào keo.
Cho muối, đường, bột ngọt,nước tương vào nửa nồi nước. Đặt trên bếp khuấy đều cho sôi, thì nhắc xuống, để nguội. Sau đó đổ nước vào keo.
Sau 2 ngày là ăn được.

6. DƯA CHUA ĂN LIỀN

GIAN HÀNG TẾT 2010 Duachua

Vật Liệu:
- 1 quả dưa leo (gọt sơ vỏ,bỏ ruột, xắt lát xiên)
- 1 củ cải trắng (gọt bỏ vỏ,xắt lát mỏng hoặc xắt sợi)
- 1 củ cà rốt (gọt bỏ vỏ, xắt sợi)
- 1 củ hành tây (xắt lát mỏng)
- 1 giá giấm (nếu không có giấm thì dùng 2 quả chanh)
- 1 muỗng canh đường
- 2 quả ớt (hoặc ít hơn nếu không ăn cay được)
- 2 muỗng cà phê muối
- 2 muỗng cà phê bột ngọt
- vài tép tỏi

Cách làm:
Dưa leo, hành tây, cà rốt, củ cải trộn đều cho vào tô hay keo hũ.
Giã tỏi, đường, ớt, muối, rồi cho vào tô nước có giấm, khuấy tan. Sau đó đổ hỗn hợp vào keo (có dưa leo,hành tây, cà rốt, củ cải). Bỏ thêm vài trái ớt nguyên cho đẹp mắt. Ngâm độ 1 tiếng đồng hồ là đủ chua, ăn được.Tất nhiên ăn với cơm dĩa, cơm tấm, cơm sườn,v.v...

7. DƯA KIỆU

Vật Liệu:
- 1 kg kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)
- nửa kg đường
- cục phèn chua (bằng 1 lóng tay)
- 1 muỗng cà phê muối
- một củ tỏi lột vỏ

Cách làm:

Kiệu rửa sạch rồi ngâm vào nước với cục phèn và 1 bụm tay muối. Chừng một tiếng, vớt cục phèn ra. Đem thau kiệu có nước này phơi nắng 1 ngày.
Sau đó sả sạch, rải kiệu trên mâm và phơi nắng 1 ngày.
Đem kiệu ướp đường và 1 muỗng cà phê muối với tỏi lột.
Ướp 2 tiếng rồi cho vào keo và đổ giấm vào.
Sau 10 ngày ăn được. Có thể ăn dần suốt năm mà không hư.

8. DƯA GIÁ
Vật Liệu:
- 1 kg giá cọng mập ngắn.
- vài cọng hẹ (tuỳ ý) cắt khúc bằng cọng giá
- 1 củ cà rốt, xắt sợi ngắn bằng cọng giá
- chừng một đốt ngón tay củ gừng, xắt sợi (không giã nát vì nó sẽ làm đục nước).
- chút xíu phèn chua (chừng 1 đốt ngón tay út)
- 1 muỗng cà phê muối
- 3 muỗng cà phê đường
- một chén nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ. (Nếu không có thì thay thế bằng nửa chén giấm).

Cách làm:
Giá rửa sạch, nhặt bỏ các vỏ đậu xanh còn bám vào giá. Cho cục phèn vào thau nước và khuấy tan, rồi ngâm giá và cà rốt xắt sợi vào. Chừng 15 phút, vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ nước sạch(không cần nấu chín) vào trong thau, cho muối vào đường vào, khuấy tan. Rồi cho giá, cà rốt, gừng, hẹ, nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ vào trong thau,sâm sấp mặt nước. Nếu thiếu nước thì đổ thêm nước sạch vào. Lấy cái dĩa bàn đè trên mặt giá cho nó chìm xuống nước. Đậy kín thau, hôm sau là ăn được.
(Có thể dùng cái keo lớn để chứa, thay vì thau. Nhưng trên mặt giá thì lấy cái dĩa nhỏ hơn miệng keo dằn xuống giá xuống. Cũng có thể lấy miếng nhựa sạch dằn nó xuống.)
tieusontrangsi
tieusontrangsi
Members

Tổng số bài gửi : 176
Age : 70
Reputation : 0
Registration date : 07/09/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Hoa Xuân

Bài gửi by huynhminhthanh 26/1/2010, 09:16

Nhạc Phạm Duy - Hà Thanh trình bày

GIAN HÀNG TẾT 2010 Nang-xuan_PhamHuuTien-1

Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn
Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi
Muốn yêu anh vác cầy trên đồi
Hay là yêu chiến sĩ ngàn nơi
Thấy hoa tươi cuời bỗng thương đời.

Xuân! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì nhân thế biết sum vầy cuộc vui
Xuân! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
Có một đàn em bé ngoài đê
Hát câu i tờ đón Xuân về.

Những đoàn người trên luống cầy nâu
Thấy hoa xuân phép lạ ra màu
Bỗng nhủ lòng ra sức cầy sâu
Tiếng ca như thể tiếng kinh cầu
Hoa bèn yêu bóng dáng cần lao
Bắt tay nhau tránh cuộc cơ cầu
Người cùng mùa đã thoát vực sâu
Sức reo hoa nở lúc Xuân đầu.

Xuân! Hoa tỏa hương mới
Nhân quần ân ái đã kêu đòi niềm vui
Xuân! Hoa là tình tôi
Đua nở cùng ai cùng quyến luyến mọi nơi
Có một bầy thôn nữ nhìn hoa
Chúc cho Xuân vui vẻ thái hòa
Có một vài tóc trắng thầm mơ
Ước cho hoa nở mãi không gìa.


huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Bài gửi by huynhminhthanh 27/1/2010, 07:38

GIAN HÀNG TẾT 2010 080826005425-775-72




Vừa rồi,con gái út có hỏi mình: -Trừ tịch là gì hả bố?.Thú thật.bị hỏi ngang hông mình cũng chỉ trả lời qua quít:-Đó là từ ám chỉ về đêm ba mưới Tết?Rồi lại hỏi tiếp:-Sao gọi là Tết? Nguyên Đán là gì?..vv..và..v.v.Phát hoảng mình đành phải hẹn hôm sau sẽ trả lời cho cháu đầy đủ hơn!
Sau khi lục lọi,tìm kiếm những bài viết về phong tục tập quán,mình thấy có bài của ông Thái Mộng Trinh tương đối đầy đủ những thông tin về phong tục tập quán ngày Tết,xin được giới thiệu cùng các bạn.Đọc và xem như làm một chuyến trở về những ngày Tết xa xưa vì bây giờ hầu như những tập tục ấy chỉ còn ở những vùng quê xa xôi,chứ nơi phồn hoa đô hội nầy nó đang dần dần biến mất.


Tết nguyên đán

Là tiết lễ đầu tiên của năm bắt đầu từ lúc giao thừa tới lễ trừ tịch.Nguyên là bắt đầu. Đán là buổi sớm mai.Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới với tất cả các cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang.

Năm mới đến, những sự may mắn mới cũng đến, và bao nhiêu những điều đen tối,không may mắn của năm cũ đều theo năm cũ mà hết.Theo sử Trung Quốc, âm lịch có từ đời nhà Hạ và lấy tên 12 chi đặt cho 12 tháng.

Tháng Dần là tháng Giêng được chọn làm tháng đầu năm và người ta ăn tết Nguyên Đán vào đầu tháng Dần.Về sau đến đời nhà Ân, có thay đổi, lấy tháng Sửu làm tháng đầu năm, rồi đến đời nhà Chu sửa lại lất tháng Tý. Sang đến đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng lại sửa nữa, lấy tháng Hợi, nhưng đến đời vua Hán Vũ Đế, đầu năm lại bắt đầu từ tháng Dần như đời nhà Hạ, và từ đó không có sự thay đổi nữa.

Thật ra, Tết Nguyên Đán bắt đầu vào tháng Dần là rất phải, vì lúc đó mùa Đông vừa qua, tiết lạnh vừa hết,ngày xuân ấm áp tới, hoa cỏ đua tươi, khiến con người cũng hầu như biến đổi cả tâm hồn sau một năm làm ăn vất vả.Người người vui vẻ đón mùa xuân mới, lòng chứa chan hy vọng ở những sự hy vọng mớị Ai cũng vui, nên không ai bảo ai, gặp nhau người ta đều cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp: Phúc, Lộc, Thọ, Khang,Ninh.

GIAO THỪA

Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc Giao Thừa. Lễ trời đất có khởi thủy phải có lễ tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa.

Giao thừa là gì? Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại,mới tiếp lấy. Chính vì ý nghĩa ấy nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ Trừ Tịch.

LỄ TRỪ TỊCH

Trừ Tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ qua năm mới, giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu, thì ngày 29 tháng chạp năm trước và giờ Tý ngày mồng một tháng giêng năm sau.

Vào lúc này, dân chúng Việt Nam tuân theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch.Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở, cũ kỹ của năm sắp qua để đón mừng cái mới mẻ, tốt đẹp của năm mới sắp tới.

Lễ trừ tịch theo người Tàu, còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi, mặc áo thâm,đội mũ đỏ, cầm trống, vừa đi đường vừa đánh để "khu từ ma quỷ", do đó có từ "Trừ Tịch"

Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là Lễ Giao Thừa.

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA ?

Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục viết: "Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới"

Cúng Tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu Vương Hành Khiển bàn giao công việc cho Tân Vương thay sứ Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa năm saụ

Lễ Trừ Tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại, Tống Cự Nghinh Tân, nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùạ Những năm về trước trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ luôn không ngớt, truyền từ nhà này sang nhà khác, khắp kẻ chợ, nhà quê.

SỬA LỄ GIAO THỪA

Bàn thờ giao thừa thiết lập ở giữa trời.
Một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ con lợn hoặc con gà, bánh trưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cổ mũ của vị Đại Vương Hành
Khiển. Lễ quý hồ thành, bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương, và nhất là không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ.

Lễ vật được trần thiết trên hương án trước giờ trừ tịch.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn thổ công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là "Đệ Nhất Gia Chi Chủ". Lễ vật cũng tương tự như lễ vật cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu, nước, đèn nhang,vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm: xôi, gà, bánh, mứt v.v ...

MẤY TỤC LỆ TRONG ĐÊM TRỪ TỊCH

Bắt đầu lúc lễ giao thừa là năm cũ đã hết và bước sang năm mới.
Kể từ giờ phút này là giờ phút của tết Nguyên Đán.
Theo người xưa, trong đêm giao thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, ta có những tục riêng, mà cho tới ngày nay, từ thôn quê tới thành thị. vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.

LỄ CHÙA, ĐÌNH ĐỀN

Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Phật , Thần phù hộ độ trì cho bản thân và chi gia đình. Và nhân dịp, người ta thường xin quẻ đầu năm.

KÉN HƯỚNG XUẤT HÀNH

Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng, đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

Ngày nay ở nông thôn, đi lễ là người ta đi, ít người kén giờ và kén hướng. Các đền chùa, trong đêm trừ tịch luôn luôn có thiện nam tín nữ tới lễ bái, có nơi rất đông phải chen chúc nhau.

HÁI LỘC

Đi lễ chùa, đình, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lộc của Trời đất Thần Phật ban cho, trước cửa đình, cửa đền thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ cành lá xùm xòa, khách đu lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về nhà người ta cắm trước bài thờ cho tới khi tàn khô.

Với tin tưởng hái lộc trong đêm giao thừa sẽ mang lại may mắn quanh năm, xưa kia người dân Việt trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Tục hái lộc là một tục tốt đẹp. Ngày nay có nhiều người khi đi lễ trong đêm trừ tịch, vác cả dao búa đi đẵn cây trong vòng các đền, đình, chùa, miếu, thật ra, người ta đã biến tục lệ tốt đẹp trên thành một tai họa cho các nơi thờ tự vậy.

Về tục "xuất hành" cũng như tục "hái lộc" có nhiều người không đi trong đêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt, giờ tốt trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể được một năm hoàn toàn may mắn.

HƯỚNG LỘC

Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ thay vì hái lộc các cành cây, lại xin lộc tại các đình, đền, chùa miếu, bằng cách đốt một nắm hương hoặc một câu hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về nhà cắm tại bàn thờ tổ tiên hoặc bàn thờ thổ công tại nhà.
Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa từ các nơi thờ phụng mang về, tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt, tốt lộc quanh năm.
Trong những lúc mang hương tới nơi thờ tự trở về nhỉu khi gặp gió, nắm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm.
Thường, những người làm ăn buôn bán hay xin lộc tại các nơi thờ tư..

XÔNG NHÀ


Thường cúng ở giao thừa xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người "dễ vía" ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành về.Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình theo quan điểm của ông bà xưa.

Đi xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt vía khác đến xông nhà cho mình.

Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem sự dễ dãi may mắn lại.

TỤC LỆ VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Ở trên mới nói về trừ tịch và mấy tục lệ trong đêm giao thừa. Thực ra với ngày Tết Nguyên Đán dân ta có những tục lệ trước và sau ngày trừ tịch.

Người dân Việt Thuần túy rất tha thiết với tết, nhất là ở nông thôn. Quanh năm vất vả, Tết mới là dịp nghỉ ngơị Bao nhiêu lo nghĩ, người ta gác qua một bên để hưởng thụ Xuân cho đầy đủ. Cảnh Xuân muôn hồng ngàn tía, pháo Xuân rền nổ rắc hồng trên ngõ. Nhất là ở miền Trung và miền Bắc, thâm mưa Xuân phơi phới, thử hỏi ai là người không xúc cảm trước cảnh Xuân, trước mầu Tết.

Người ta đón lết một cách nồng nàn, người ta đợi tết một cách trịnh trọng,người ta vui tết một cách náo nhiệt hân hoan. Từ ngàn xưa, những tục lệ về tết làm cho tết thêm ý nghĩa và cùng một phần nào tăng niềm vui phấn khởi cho con người lúc Xuân sang.

SỬA SOẠN NGÀY TẾT


Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mồng một tháng Giêng, nhưng thực sự, người ta sửa soạn tết ngay từ đầu tháng chạp. Nhà nhà lo mua gạo nếp, đậu xanh để gói bánh chưng. Rồi lại lo vài vại dưa hành, củ kiệụ Nhân sẵn, mua vài con gà thả trong vườn để rủ nhau đụng độ trong vài ngày tết.
Chưa hết, người ta còn sắm sẵn vàng hương dùng để cúng ở trong nhà, mua sẵn những bánh mứt hoa quả, phần thì để nhà dùng, phần thì để biếu tết.
Người ta cùng lo tới bộ quần áo ngày Tết. Nhất là đối với các cô gái mới lớn,ngày Xuân là dịp các cô chưng diện để dân làng nhìn vào, có cậu nào vừa mắt muốn "dương cung bắn sẻ"

TRANG HOÀNG NHÀ CỬA

Tết là bắt đầu cho một năm. Người ta phải đón Xuân trong một khung cảnh sáng sủa, sạch sẻ và đẹp đẽ. Do đó, trước ngày Tết, nhà nào cũng lau quét cửa nhà,trang hoàng trong nhà cho xứng với năm mới.

Con cháu lau chùi lại các đồ thờ. Bàn thờ được cắm thêm hoạ Các y môn được đe, giặt lại hoặc thay thế.

Trên tường, ngoài cổng nhà còn được dán các tranh tết, tranh đàn gà mẹ con,tranh lý như vọng nguyệt, tranh hứng dừa, tranh thầy đồ cóc, đám cưới chuột,tranh tiến tài, tiến lộc, tranh gà gáy sáng v.v ...Nhà nào cũng có ít nhất là 1, 2 chậu hoa cúc vàng, không thì mai tứ quý hoặc đào tươi.

Từ trong nhà đến ngoài cửa, chổ nào trông cũng như mới, thật ăn khớp với cảnh tưng bừng của mùa Xuân với mưa phùn lấm tấm với lời chúc tụng nhau tốt đẹp trong ngày tết.

GỬI TẾT

Hàng năm, gần ngày tết đến, nghĩ tới tổ tiên, con cháu, những người ở riêng hoặc các ngành thứ, đều phải gởi tết tới nhà trưởng, tức là người có trách nhiệm giữ giỗ Tết các bậc dã qua đời. Gửi tết tức là đe, đồ lễ đến nhà gia trưởng để người gia trưởng cúng tổ tiên trong dịp tết.

BIẾU TẾT

Cùng với việc gởi tết tới nhà trưởng, người ta cũng nghĩ tới việc biếu tết. Đây là dịp người ta trả ơn những người đã có công với mình như: Học trò biếu tết thầy cô. Con bệnh biếu tết ông Lang. Bạn bè biếu tết lẫn nhau. Kẻ dưới biếu bề trên v.v ...


BỮA TIỆC TẤT NIÊN

Các bạn hàng buôn bán với nhau thành phường, những công chức cùng làm tại một dinh, một sở, nhân ngày tết đến đều có bửa tiệc tất niên để cùng nhau họp mặt trước khi chia tay về ăn tết.Các bạn hàng trong buổi tất niên này có sửa lễ cúng thành sư rồi cùng nhau ăn uống.
Các công chức nơi công sở lấy bữa tiệc tất niên để cùng vui và nhân đó chúc Tết nhau trước rồi ai nấy về quê ăn tết.

BUỔI HỌC TẤT NHIÊN

Tại các lớp học, có buổi học tất niên. Nhân buổi học này, học trò chúc Tết thầy cô, và thầy gởi chúc tết tới bố mẹ học sinh và cùng nhau chúc cả học sinh một cái tết vui vẻ.

PHIÊN CHỢ TRẺ CON VÀ PHIÊN CHỢ TẾT

Đây là phiên chợ họp sau phiên chợ cuối của năm, thường vào ngày 28 hoặc 29 tháng Chạp. Gọi là phiên chợ "Trẻ Con", vì dân quê, trong phiên chợ này Bố Mẹ thường cho con trẻ tiền để đi sắm tết. Tức là đi mua tranh,
mua đồ chơi tết.

Cần phân biệt phiên chợ trẻ với phiên chợ tết. Phiên chợ Tết là phiên chợ cuối cùng của năm. Tùy theo từng chợ họp từ ngày 26 tới 30 tháng Chạp.
Trong phiên chợ Tết, người bán hàng muốn bán hết hàng, nhất là trong những phiên chợ vào mấy ngày 29 hay 30 tết. Các ông đồ, nhân dịp phiên chợ tết cũng đem bán chữ. Người ta nhờ các ông viết cho những đôi câu đối, những bức đại tự v.v ...

THĂM MỘ GIA TIÊN

Vào những ngày tết, tuy vui Xuân, nhưng người dân Việt mình cũng không quên nguồn gốc và tổ tiên mình. Nhất là vào những ngày cận tết. dân Việt mình thường hay có tục đi thăm mộ Gia Tiên. Ddể mời gia tiên về hưởng tết. Bởi vậy, ở nhiều nơi, sau khi sắm sửa tết xong người ta có tục đi viếng mộ, đắp lại mộ, thắp
hương khấn mời hương hồn của những người quá cố về hưởng tết.


SÚC SẮC SÚC SẺ

Tối hôm 30 tết, ngày xưa tại các làng xã, các trẻ em nghèo, họp mặt thành từng bọn rủ nhau đi chúc tết, tuy chưa hẳn là ngày tết.Các em, mỗi bọn có một chiếc ống trong đựng tiền, thường là ống tre. Các em đi tới từng gia đình, và các em cùng nhau hát, vừa hát vừa lắc ống tiền:

"súc sắc súc sẻ
Nhà nào còn đèn còn lửa
Mở cửa cho chúng tôi vào:
Bước lên giường cao
Thấy đôi rồng ấp;
Bước xuống giường thấp,
Thấy đôi rồng chầu;
Bước ra đằng sau
Thấy nhà ngói lợp
Voi ông còn buộc,
Ngựa ông còn nằm.
Ông sống một trăm
Linh năm tuổi lẻ
Vợ ông sinh đẻ:
Những con tốt lành
Những con như tranh,
Những con như rối.
Tôi ngồi xó tối.
Tôi đối một câu.

Đối rằng:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ:
Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh.

Các em vừa súc sắc súc sẻ vừa hát, tronmg lúc gia đình chủ nhà chăm chú nghe,và sau câu hát gia đình nào cũng tặng các em chút tiền, tiền đó các em bỏ luôn vào ống. Tục cho rằng, các em đến đem sự may mắn lại. Không gia đình nào không tặng tiền các em một số tiền trước khi các em rời sang nhà khác.


ĐÒI NỢ CUỐI NĂM

Các chủ nợ có tục lệ đòi nợ cuối năm thường thúc con nợ, cố đòi cho bằng được số tiền đã cho vay, dù rằng đòi được tiền về để đấỵ Người ta cho rằng nếu không đòi được tiền trước giao thừa, ngày hôm sau, món tiền nợ dã ra nợ cũ, và ngày mồng một và những ngày sai nữa, người ta không dám đòi nợ, vì con nợ kiêng "sợ giông" . Đòi nợ vào ngày tết, không những con nợ không trả nợ mà còn mắng lại chủ nợ vì không biết kiêng cho mình.

CÚNG GIA TIÊN

Chiều 30 tết, mọi việc sửa soạn đã xong xuôi, sau khi đã đi viếng mộ gia tiên về, người ta sửa lễ cúng gia tiên, và sau đó đèn nhang, nhất là nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hóa vàng.Trong mấy ngày này, trên bàn thờ luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Để giữ cho hương khỏi bị tắt, từ chiều 30 Tết người ta thường dùng hương vòng hoặc hương sào. Hương vòng là một cuộn hương thắp được từ suốt đêm tới sáng, còn hương sào là một cây hương thật to có thể thắp được suốt ngày đêm mới hết.

Ta cúng gia tiên lúc chiều 30 tết, bởi vậy lúc cúng giao thừa, ta không cúng gia tiên nữa.

Cùng với lễ cúng gia tiên, lẽ tất nhiên phải có cúng Thổ Công.Cúng gia tiên 30 tết, sáng ngày mồng một cũng lại cúng. Và trong mấy ngày tết cho đến khi hóa vàng, ngày hai buổi có lễ cúng gia tiên.


THÁI MỘNG TRINH

huynhminhthanh
Members

Tổng số bài gửi : 918
Age : 69
Reputation : -1
Registration date : 26/02/2008

Về Đầu Trang Go down

GIAN HÀNG TẾT 2010 Empty Re: GIAN HÀNG TẾT 2010

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết