Đoán bệnh Gout sau mấy ngày vui
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đoán bệnh Gout sau mấy ngày vui
Thứ Hai,11/2/2008.05:11(GMT+7)
Đoán bệnh gút sau mấy ngày vui
TT-Nhậu hay không tùy người nhưng ngày tết bao giờ cũng gắn liền với chuyện ăn. Đã được mời ăn lại thêm nhậu thì chuyện mạnh miệng với rượu thịt vì quá vui là điều bình thường. Nhiều người sau mấy ngày gọi là nghỉ lễ lại mệt hơn trước! Cũng không có gì khó hiểu khi nếu không là chất mỡ thì cũng chất đường, hay acid uric quá thừa trong máu.
Nhưng riêng trường hợp tăng acid uric trong máu thì biện pháp theo dõi lại không mấy khó, nếu khách sau khi vui xuân chịu khó tự kiểm soát sức khỏe thông qua bảy tiêu chí định hướng dưới đây:
1. Trái với định kiến của nhiều người vẫn tưởng mục tiêu công phá đầu tiên của acid uric là khớp ngón tay, ngón chân. Nếu trước đó chưa bị bệnh gút, người có lượng acid uric trong máu mới tăng thường bị đau ở gáy, bắp đùi hay bắp chuối và rất thường dưới hình thức vọp bẻ trong đêm. Một số không ít bệnh nhân có khuynh hướng đau gót chân tái đi tái lại dù không hề vận động thái quá hay bị chấn thương. Như thế đừng đợi đến la làng vì đau ngón tay, ngón chân như dao cắt mới nghĩ đến acid uric.
2. Da là cơ quan có tính cảm ứng rất cao với acid uric. Thống kê lâm sàng cho thấy nhiều trường hợp tưởng là dị ứng, nhất là khi bệnh phát tán sau bữa ăn nhiều hải sản, trên thực tế lại là hậu quả của tình trạng tăng acid uric trong máu. Mụn bộc phát trên người đã trưởng thành cũng có thể do bàn tay ngấm ngầm phá hoại của acid uric, nhất là khi có dấu hiệu đi kèm của vài nốt cứng trên loa tai hay mí mắt. Đừng tốn tiền mua thuốc ngoài da nếu biết rõ đã mạnh miệng với thịt mỡ trong dịp xuân về. Trái lại, trong uống rồi ngoài hãy thoa.
3. Rượu bia bao giờ cũng là bạn đồng hành thân thiết của acid uric. Thống kê thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy người thường uống mỗi ngày hơn hai ly bia hay một ly rượu mạnh hầu như khó thoát cảnh viêm khớp, sạn thận hay bệnh ngoài da do tăng acid uric. Nếu chỉ uống bia trong ba ngày tết gọi là cho vui, nhưng mỗi ngày hơn chục lon bia thì không tăng acid uric mới là chuyện lạ.
4. Hoạt động thể dục thể thao tuy không tác động trực tiếp trên chức năng biến dưỡng acid uric nhưng là nhân tố hưng phấn tiến trình bài tiết acid uric qua đường tiết niệu. Nếu chỉ ngồi yên để... nhậu trong ba ngày tết thì bạn đã tự biến mình thành miếng mồi ngon của acid uric. Đã vậy, nếu bạn lại quên uống nước bù trừ sau mỗi lần cụng ly thì hầu như khỏi cần xét nghiệm máu cũng "phăng" ra chẩn đoán.
5. Béo phì bao giờ cũng là nguồn cung ứng chất acid uric. Nếu bạn cảm thấy "có da có thịt" hơn sau mấy ngày đầu năm, chính xác hơn, nếu chỉ số BMI (trọng lượng cơ thể/bình phương chiều cao) của bạn bất ngờ vượt quá trị số 25 vào mồng 6, thì lượng acid uric trong máu của bạn khó mà giậm chân trong định mức bình thường.
6. Chế độ dinh dưỡng quá nặng về chất đạm từ nguồn gốc động vật đương nhiên dẫn đến tình trạng tích lũy phế phẩm acid uric từ qui trình thoái biến tế bào. Với người mỗi ngày tết đều tiêu thụ thịt cá, gia cầm, thực phẩm công nghệ... đặc biệt là các loại thịt mỡ xông khói, nếu khẩu phần thiếu trầm trọng chất xơ từ rau cải, trái cây thì tình trạng tăng acid uric trong máu chỉ còn là câu hỏi khi nào phát bệnh.
7. Yếu tố di truyền là nhân tố không thể tách rời trong các bệnh do tăng acid uric. Không chỉ đến tết mới lo, người có thân nhân trực hệ đã là nạn nhân của bệnh gút hay sạn thận là đối tượng nên lưu ý đến việc kiểm soát lượng acid uric trong máu sau mỗi dịp hội hè.
• Đừng tưởng nhiều điểm mới đạt danh hiệu "khách hàng thân thiết" của phòng khám. Chỉ một điểm qua bài khảo sát đã đủ để bạn lưu ý đến khả năng tăng acid uric trong máu. Bạn nên dựa vào phần diễn giải của các tiêu chí vừa nêu để nhanh chóng sửa đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.
• Nếu bạn khéo thế nào mà gom đến ba điểm thì không còn gì phải lưỡng lự. Đã đến lúc phải dứt khoát tiến hành xét nghiệm để xác minh tình trạng tăng acid uric. Bên cạnh các biện pháp chủ động như kiêng khem thịt mỡ, đồ lòng, rượu bia, da gà, cá mòi, canh chua bạc hà... bạn cần chú trọng nhiều hơn vào khẩu phần nhiều chất xanh để cầm chân acid uric trong giới hạn bình thường. Bạn cũng nên hội ý với thầy thuốc sành về cây thuốc để kết hợp vài loại trà dược thảo có tác dụng thải acid uric qua đường tiểu như râu mèo, râu bắp, ngưu tất, kim tiền thảo... trong chế độ dinh dưỡng.
• Trong trường hợp kết quả đạt đến năm điểm thì acid uric rõ ràng đang chiếm ưu thế. Bạn phải nhanh chân tìm đến thầy thuốc không chỉ hiểu rõ về acid uric mà thông suốt cơ chế vận hành của toàn bộ hệ thống biến dưỡng để được điều trị càng sớm càng tốt, càng toàn diện càng hay. Đừng quên mức độ tai hại do tăng acid uric bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với quyết tâm tìm thầy chạy thuốc của bạn.
BS LƯƠNG LỄ HOÀNG
(Trung tâm Oxy cao áp TP.HCM)
Đoán bệnh gút sau mấy ngày vui
TT-Nhậu hay không tùy người nhưng ngày tết bao giờ cũng gắn liền với chuyện ăn. Đã được mời ăn lại thêm nhậu thì chuyện mạnh miệng với rượu thịt vì quá vui là điều bình thường. Nhiều người sau mấy ngày gọi là nghỉ lễ lại mệt hơn trước! Cũng không có gì khó hiểu khi nếu không là chất mỡ thì cũng chất đường, hay acid uric quá thừa trong máu.
Nhưng riêng trường hợp tăng acid uric trong máu thì biện pháp theo dõi lại không mấy khó, nếu khách sau khi vui xuân chịu khó tự kiểm soát sức khỏe thông qua bảy tiêu chí định hướng dưới đây:
1. Trái với định kiến của nhiều người vẫn tưởng mục tiêu công phá đầu tiên của acid uric là khớp ngón tay, ngón chân. Nếu trước đó chưa bị bệnh gút, người có lượng acid uric trong máu mới tăng thường bị đau ở gáy, bắp đùi hay bắp chuối và rất thường dưới hình thức vọp bẻ trong đêm. Một số không ít bệnh nhân có khuynh hướng đau gót chân tái đi tái lại dù không hề vận động thái quá hay bị chấn thương. Như thế đừng đợi đến la làng vì đau ngón tay, ngón chân như dao cắt mới nghĩ đến acid uric.
2. Da là cơ quan có tính cảm ứng rất cao với acid uric. Thống kê lâm sàng cho thấy nhiều trường hợp tưởng là dị ứng, nhất là khi bệnh phát tán sau bữa ăn nhiều hải sản, trên thực tế lại là hậu quả của tình trạng tăng acid uric trong máu. Mụn bộc phát trên người đã trưởng thành cũng có thể do bàn tay ngấm ngầm phá hoại của acid uric, nhất là khi có dấu hiệu đi kèm của vài nốt cứng trên loa tai hay mí mắt. Đừng tốn tiền mua thuốc ngoài da nếu biết rõ đã mạnh miệng với thịt mỡ trong dịp xuân về. Trái lại, trong uống rồi ngoài hãy thoa.
3. Rượu bia bao giờ cũng là bạn đồng hành thân thiết của acid uric. Thống kê thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy người thường uống mỗi ngày hơn hai ly bia hay một ly rượu mạnh hầu như khó thoát cảnh viêm khớp, sạn thận hay bệnh ngoài da do tăng acid uric. Nếu chỉ uống bia trong ba ngày tết gọi là cho vui, nhưng mỗi ngày hơn chục lon bia thì không tăng acid uric mới là chuyện lạ.
4. Hoạt động thể dục thể thao tuy không tác động trực tiếp trên chức năng biến dưỡng acid uric nhưng là nhân tố hưng phấn tiến trình bài tiết acid uric qua đường tiết niệu. Nếu chỉ ngồi yên để... nhậu trong ba ngày tết thì bạn đã tự biến mình thành miếng mồi ngon của acid uric. Đã vậy, nếu bạn lại quên uống nước bù trừ sau mỗi lần cụng ly thì hầu như khỏi cần xét nghiệm máu cũng "phăng" ra chẩn đoán.
5. Béo phì bao giờ cũng là nguồn cung ứng chất acid uric. Nếu bạn cảm thấy "có da có thịt" hơn sau mấy ngày đầu năm, chính xác hơn, nếu chỉ số BMI (trọng lượng cơ thể/bình phương chiều cao) của bạn bất ngờ vượt quá trị số 25 vào mồng 6, thì lượng acid uric trong máu của bạn khó mà giậm chân trong định mức bình thường.
6. Chế độ dinh dưỡng quá nặng về chất đạm từ nguồn gốc động vật đương nhiên dẫn đến tình trạng tích lũy phế phẩm acid uric từ qui trình thoái biến tế bào. Với người mỗi ngày tết đều tiêu thụ thịt cá, gia cầm, thực phẩm công nghệ... đặc biệt là các loại thịt mỡ xông khói, nếu khẩu phần thiếu trầm trọng chất xơ từ rau cải, trái cây thì tình trạng tăng acid uric trong máu chỉ còn là câu hỏi khi nào phát bệnh.
7. Yếu tố di truyền là nhân tố không thể tách rời trong các bệnh do tăng acid uric. Không chỉ đến tết mới lo, người có thân nhân trực hệ đã là nạn nhân của bệnh gút hay sạn thận là đối tượng nên lưu ý đến việc kiểm soát lượng acid uric trong máu sau mỗi dịp hội hè.
• Đừng tưởng nhiều điểm mới đạt danh hiệu "khách hàng thân thiết" của phòng khám. Chỉ một điểm qua bài khảo sát đã đủ để bạn lưu ý đến khả năng tăng acid uric trong máu. Bạn nên dựa vào phần diễn giải của các tiêu chí vừa nêu để nhanh chóng sửa đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.
• Nếu bạn khéo thế nào mà gom đến ba điểm thì không còn gì phải lưỡng lự. Đã đến lúc phải dứt khoát tiến hành xét nghiệm để xác minh tình trạng tăng acid uric. Bên cạnh các biện pháp chủ động như kiêng khem thịt mỡ, đồ lòng, rượu bia, da gà, cá mòi, canh chua bạc hà... bạn cần chú trọng nhiều hơn vào khẩu phần nhiều chất xanh để cầm chân acid uric trong giới hạn bình thường. Bạn cũng nên hội ý với thầy thuốc sành về cây thuốc để kết hợp vài loại trà dược thảo có tác dụng thải acid uric qua đường tiểu như râu mèo, râu bắp, ngưu tất, kim tiền thảo... trong chế độ dinh dưỡng.
• Trong trường hợp kết quả đạt đến năm điểm thì acid uric rõ ràng đang chiếm ưu thế. Bạn phải nhanh chân tìm đến thầy thuốc không chỉ hiểu rõ về acid uric mà thông suốt cơ chế vận hành của toàn bộ hệ thống biến dưỡng để được điều trị càng sớm càng tốt, càng toàn diện càng hay. Đừng quên mức độ tai hại do tăng acid uric bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với quyết tâm tìm thầy chạy thuốc của bạn.
BS LƯƠNG LỄ HOÀNG
(Trung tâm Oxy cao áp TP.HCM)
LT- Members
- Tổng số bài gửi : 338
Reputation : 1
Registration date : 06/01/2008
Re: Đoán bệnh Gout sau mấy ngày vui
Những bài thuốc tốt chữa bệnh Gut Theo Lương y Vũ Quốc Trung (VTC) (04/02/08) | ||
Gut là bệnh là do ăn uống thái quá gây ra sự đau đớn cho người bệnh. Bởi vậy, bữa ăn ngày tết luôn là ác mộng cho những người mắc bệnh này. Hãy lên thực đơn là những món ăn – bài thuốc chữa bệnh Gut hiệu quả nhé. Thực phẩm tốt và không tốt với bệnh Gut Y học cổ truyền gọi Gut là bệnh thống phong. Còn y học hiện đại xác định Gut là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa protein, dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng cao và lắng đọng ở các khớp (nhất là ngón tay, ngón chân), gây sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là cách phòng và chữa bệnh gut một cách có hiệu quả nhất. Và đây là cách tốt nhất để hạ và duy trì mức axit uric máu ở mức bình thường. Đối với người bị Gut nên ăn vừa phải chất đạm, chỉ cần đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể. Nhu cầu người lớn chỉ cần 1g đạm/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Không nên ăn nhiều thịt, số lượng chất đạm ăn vào không nên vượt quá nhu cầu của cơ thể. Để giảm axit uric máu, bạn cũng nên hạn chế ăn tim, gan, thận (phủ tạng) động vật, trứng cá, cá trích, cá đối, đậu nành, súp lơ, rau cần, đậu phụ, lạc... là những thực phẩm có nhiều purin có thể làm tăng axit uric máu. Người bị Gut không được uống rượu, hạn chế uống bia, nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi. Nên uống nhiều nước, nhất là các loại nước khoáng có gas. Bicacbonat có tác dụng kiềm hóa máu và nước tiểu, làm tăng sự đào thải axit uric trong máu. Trong ngày tết, những người bị bệnh gút phải tự kiềm chế, không ăn nhiều thịt, cá, tuyệt đối không ăn phủ tạng động vật (tim, gan, cật) không uống rượu bia. Những bài thuốc tốt chữa bệnh Gut Tăng cường ăn rau quả, nhất là những loại rau quả là món ăn - bài thuốc có tác dụng chữa bệnh gut. Dưới đây là một số bài thuốc hiệu quả: Bài thuốc 1: Gừng tươi 200g, rượu mùi 400ml, đường đỏ 120g. Gừng rửa sạch, thái nhỏ, đập dập ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ và rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Để nguội cho vào lọ nút kín. Hàng ngày trước khi đi ngủ uống 30ml. Bài thuốc 2: ớt chín đỏ 15g, rượu trắng 400ml, ớt rửa sạch bổ đôi bỏ hạt cho vào lọ, đổ rượu ngâm trong 2 tuần lễ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12ml sau bữa ăn. Bài thuốc 3: Cải bó xôi 100g, nấm hương 20g, gia vị vừa đủ ăn. Cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ. Nấm hương rửa sạch, bỏ chân. Cho hai thứ vào nồi, đổ nước vừa phải, đun chín, nêm gia vị vừa ăn. Bắc ra ăn lúc nóng, ngày ăn 2 lần, ăn trong 5-7 ngày. Bài thuốc 4: Đậu đen 250g, sao lên cho gần vàng, cho vào lọ lúc còn đang nóng, đổ 1 lít rượu trắng vào ngâm trong 1 tuần lễ (7 ngày), sau mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml sau khi ăn | ||
dieuhuynh- Members
- Tổng số bài gửi : 165
Age : 74
Reputation : 0
Registration date : 06/01/2008
Uống nhiều nước ngọt dễ bị bệnh gout
Uống nhiều nước ngọt dễ bị bệnh gout
Những người đàn ông uống nhiều hơn 2 cốc nước ngọt có đường mỗi ngày sẽ tăng 85% nguy cơ bi bệnh gout, so với những ai uống ít hơn 1 cốc trong cả tháng.
Số trường hợp bị bệnh gout đã tăng gấp đôi ở Mỹ trong những năm gần đây và fructose, một dạng đường, được cho là nguyên nhân. Ở Anh, khoảng 1,5% dân số cũng đang bị bệnh gout và con số không ngừng gia tăng trong 30 năm trở lại. Triệu chứng bao gồm đau sưng và nhức khớp, chủ yếu ở chi dưới. Hiện tượng bị gây ra khi axit uric trong máu bị kết tinh và đi vào trong khớp.
Các chuyên gia nhận thấy sự gia tăng số trường hợp mắc bệnh đi kèm với lượng tiêu thụ nước ngọt ngày càng cao. Trong khi đó, các nghiên cứu trước cũng khẳng định fructose gia tăng hàm lượng axit uric trong dòng máu.
Để tìm hiểu kỹ hơn, nhóm các chuyên gia Mỹ và Canada đã thực hiện nghiên cứu kéo dài 12 năm trên 46.000 đàn ông tuổi trên 40 chưa từng bị mắc bệnh gout. Nhóm cũng phỏng vấn những người đàn ông này về chế độ ăn uống của họ. Sau cả quá trình, 755 trường hợp mới bị bệnh gout được ghi nhận.
Nguy cơ đặc biệt gia tăng ở những người tiêu thụ 5-6 cốc nước ngọt có đường mỗi tuần. Mối tương quan được rút ra sau khi đã tính đến các yếu tố rủi ro khác như chỉ số cơ thể, tuổi già, huyết áp và mức độ tiêu thụ cồn.
Nước ngọt không đường thì không làm gia tăng nguy cơ bệnh gout nhưng nước quả và những trái cây nhiều fructose như táo và cam đều gia tăng nguy cơ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng mọi người cần phải cân bằng chế độ rau quả để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
Ảnh: wikimedia.org. |
Những người đàn ông uống nhiều hơn 2 cốc nước ngọt có đường mỗi ngày sẽ tăng 85% nguy cơ bi bệnh gout, so với những ai uống ít hơn 1 cốc trong cả tháng.
Số trường hợp bị bệnh gout đã tăng gấp đôi ở Mỹ trong những năm gần đây và fructose, một dạng đường, được cho là nguyên nhân. Ở Anh, khoảng 1,5% dân số cũng đang bị bệnh gout và con số không ngừng gia tăng trong 30 năm trở lại. Triệu chứng bao gồm đau sưng và nhức khớp, chủ yếu ở chi dưới. Hiện tượng bị gây ra khi axit uric trong máu bị kết tinh và đi vào trong khớp.
Các chuyên gia nhận thấy sự gia tăng số trường hợp mắc bệnh đi kèm với lượng tiêu thụ nước ngọt ngày càng cao. Trong khi đó, các nghiên cứu trước cũng khẳng định fructose gia tăng hàm lượng axit uric trong dòng máu.
Để tìm hiểu kỹ hơn, nhóm các chuyên gia Mỹ và Canada đã thực hiện nghiên cứu kéo dài 12 năm trên 46.000 đàn ông tuổi trên 40 chưa từng bị mắc bệnh gout. Nhóm cũng phỏng vấn những người đàn ông này về chế độ ăn uống của họ. Sau cả quá trình, 755 trường hợp mới bị bệnh gout được ghi nhận.
Nguy cơ đặc biệt gia tăng ở những người tiêu thụ 5-6 cốc nước ngọt có đường mỗi tuần. Mối tương quan được rút ra sau khi đã tính đến các yếu tố rủi ro khác như chỉ số cơ thể, tuổi già, huyết áp và mức độ tiêu thụ cồn.
Nước ngọt không đường thì không làm gia tăng nguy cơ bệnh gout nhưng nước quả và những trái cây nhiều fructose như táo và cam đều gia tăng nguy cơ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng mọi người cần phải cân bằng chế độ rau quả để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
M.T. (theo BBC)
Tam Ha- Members
- Tổng số bài gửi : 143
Age : 70
Location : Viet Nam
Reputation : 0
Registration date : 06/01/2008
Similar topics
» Điều trị và phòng ngừa bệnh Gout hiệu quả
» Người bị Gout nên ăn gi?
» Bệnh Gout
» Bệnh Gout TT
» Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?
» Người bị Gout nên ăn gi?
» Bệnh Gout
» Bệnh Gout TT
» Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết