Viêm đại tràng xung huyết và cách điều trị
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Viêm đại tràng xung huyết và cách điều trị
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM ĐẠI TRÀNG XUẤT HUYẾT
Nguyên nhân của căn bệnh này hiện nay vẫn chưa được làm rõ, nhưng được cho là có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch. Bệnh lúc đầu chỉ khu trú ở trực tràng, sau lan dần vào trong gây tổn thương toàn bộ đại tràng, đôi khi có thể lan sang cả một phần đoạn cuối ruột non.
Độ tuổi hay mắc bệnh này rơi vào lứa tuổi từ 15 – 30 tuổi và từ 60 – 70 tuổi, nam nữ có khả năng mắc bệnh như nhau.
TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐẠI TRÀNG XUẤT HUYẾT
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm đại tràng xuất huyết là đau bụng và tiêu chảy, phân có nhiều nhầy máu, kèm theo sốt và sụt cân. Tùy từng giai đoạn mà có các biểu hiện khác nhau. Thông thường chia làm 3 giai đoạn: Thể nhẹ, thể trung bình và thể nặng.
Người bệnh có các biểu hiện tiêu hóa như sau:
– Đau quặn bụng từng cơn dọc theo khung đại tràng.
– Đi cầu tiêu chảy lẫn táo bón.
– Thay đổi thói quen đi cầu.
– Hội chứng lỵ: cảm giác buồn đi cầu cấp thiết, phân nhầy máu kèm sốt, sụt cân
– Xuất huyết tiêu hóa dưới: đi cầu phân đen hoặc phân máu.
Ngoài ra bệnh nhân còn có những ngoài đường tiêu hóa như:
– Khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp.
– Da: hồng ban nút
– Mắt: Viêm kết mạc, mống mắt
– Gan mật: Viêm gan tự miễn, viêm xơ đường mật,
– Thận: viêm đài bể thận, sỏi thận
– Thiếu B12: viêm lưỡi do thiếu B12 (thường gặp với bệnh nhân mắc bệnh Crohn)
BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM ĐẠI TRÀNG XUNG HUYẾT
Viêm đại tràng xuất huyết có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Phình đại tràng nhiễm độc, chảy máu ồ ạt không thể kiểm soát bằng nội khoa, thủng đại tràng, kháng tất cả các thuốc điều trị nội khoa…
Viêm loét đại trực tràng cháy máu cần được theo dõi thường xuyên mỗi 6 tháng một lần bằng soi đại tràng và sinh thiết nhiều mảnh ở đại tràng và đại tràng sigma để kịp thời phát hiện giai đoạn loạn sản nặng hoặc là giai đoạn đầu của tiến triển ung thư. Bệnh lâu ngày làm tăng tỉ lệ ung thư đại tràng: 2,5% người bệnh bị ung thư đại tràng sau 10 năm, 7,6% sau 30 năm và 10,8% sau 50 năm.
Do vậy, khi bệnh nhận có những biểu hiện như trên kèm một số triệu chứng toàn thân như: sốt nhẹ, thiếu máu, môi lưỡi khô, tim nhanh, sụt cân… cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay để được thăm khám và điều trị.
CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG XUẤT HUYẾT
Hiện nay chưa có thuốc nào có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn viêm đại tràng xuất huyết, do vậy mục tiêu trong điều trị là giúp ổn định bệnh và lui bệnh từ từ bằng nội khoa và phẫu thuật.
Điều trị nội khoa gồm: Chống viêm tại chỗ bằng thuốc có chứa 5 – ASA như: pentasa, asacol, dipentum, rowasa., tidocol.. Thuốc có tác dụng điều trị duy trì ở giai đoạn lui bệnh. Viên đặt hậu môn (pentasa dạng tọa dược) dùng khi tổn thương chỉ có ở trực tràng. Dạng thụt như rowasa áp dụng đối với tổn thương tại trực tràng và đại tràng sigma. Ở thể trung bình và thể nặng mà không đáp ứng với các thuốc trên thì chuyển dùng thuốc corticosteroids uống hoặc tiêm. Nếu cũng không đáp ứng với corticosteroids (bệnh nặng) thì chuyển dùng các thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprine, cyclosporine, Infliximab (anti – TNF alpha).
Nếu đi cầu xuất huyết ồ ạt gây thiếu máu, tụt huyết áp phải kết hợp truyền máu cho bệnh nhân.
Bên cạnh thuốc đặc hiệu bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý: cần ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, tránh các chất kích thích niêm mạc đại tràng như: giảm mở, giảm béo, rau sống, trong trường hợp thiếu hụt men lactase thì không dùng sữa, trong đợt tiến triển khẩu phần ăn cần hạn chế chất xơ, nếu bệnh nhân không ăn được phải truyền dịch.
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng: thường được áp dụng trong trường hợp biến chứng nặng.
Nguyên nhân của căn bệnh này hiện nay vẫn chưa được làm rõ, nhưng được cho là có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch. Bệnh lúc đầu chỉ khu trú ở trực tràng, sau lan dần vào trong gây tổn thương toàn bộ đại tràng, đôi khi có thể lan sang cả một phần đoạn cuối ruột non.
Độ tuổi hay mắc bệnh này rơi vào lứa tuổi từ 15 – 30 tuổi và từ 60 – 70 tuổi, nam nữ có khả năng mắc bệnh như nhau.
TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐẠI TRÀNG XUẤT HUYẾT
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm đại tràng xuất huyết là đau bụng và tiêu chảy, phân có nhiều nhầy máu, kèm theo sốt và sụt cân. Tùy từng giai đoạn mà có các biểu hiện khác nhau. Thông thường chia làm 3 giai đoạn: Thể nhẹ, thể trung bình và thể nặng.
Người bệnh có các biểu hiện tiêu hóa như sau:
– Đau quặn bụng từng cơn dọc theo khung đại tràng.
– Đi cầu tiêu chảy lẫn táo bón.
– Thay đổi thói quen đi cầu.
– Hội chứng lỵ: cảm giác buồn đi cầu cấp thiết, phân nhầy máu kèm sốt, sụt cân
– Xuất huyết tiêu hóa dưới: đi cầu phân đen hoặc phân máu.
Ngoài ra bệnh nhân còn có những ngoài đường tiêu hóa như:
– Khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp.
– Da: hồng ban nút
– Mắt: Viêm kết mạc, mống mắt
– Gan mật: Viêm gan tự miễn, viêm xơ đường mật,
– Thận: viêm đài bể thận, sỏi thận
– Thiếu B12: viêm lưỡi do thiếu B12 (thường gặp với bệnh nhân mắc bệnh Crohn)
BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM ĐẠI TRÀNG XUNG HUYẾT
Viêm đại tràng xuất huyết có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Phình đại tràng nhiễm độc, chảy máu ồ ạt không thể kiểm soát bằng nội khoa, thủng đại tràng, kháng tất cả các thuốc điều trị nội khoa…
Viêm loét đại trực tràng cháy máu cần được theo dõi thường xuyên mỗi 6 tháng một lần bằng soi đại tràng và sinh thiết nhiều mảnh ở đại tràng và đại tràng sigma để kịp thời phát hiện giai đoạn loạn sản nặng hoặc là giai đoạn đầu của tiến triển ung thư. Bệnh lâu ngày làm tăng tỉ lệ ung thư đại tràng: 2,5% người bệnh bị ung thư đại tràng sau 10 năm, 7,6% sau 30 năm và 10,8% sau 50 năm.
Do vậy, khi bệnh nhận có những biểu hiện như trên kèm một số triệu chứng toàn thân như: sốt nhẹ, thiếu máu, môi lưỡi khô, tim nhanh, sụt cân… cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay để được thăm khám và điều trị.
CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG XUẤT HUYẾT
Hiện nay chưa có thuốc nào có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn viêm đại tràng xuất huyết, do vậy mục tiêu trong điều trị là giúp ổn định bệnh và lui bệnh từ từ bằng nội khoa và phẫu thuật.
Điều trị nội khoa gồm: Chống viêm tại chỗ bằng thuốc có chứa 5 – ASA như: pentasa, asacol, dipentum, rowasa., tidocol.. Thuốc có tác dụng điều trị duy trì ở giai đoạn lui bệnh. Viên đặt hậu môn (pentasa dạng tọa dược) dùng khi tổn thương chỉ có ở trực tràng. Dạng thụt như rowasa áp dụng đối với tổn thương tại trực tràng và đại tràng sigma. Ở thể trung bình và thể nặng mà không đáp ứng với các thuốc trên thì chuyển dùng thuốc corticosteroids uống hoặc tiêm. Nếu cũng không đáp ứng với corticosteroids (bệnh nặng) thì chuyển dùng các thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprine, cyclosporine, Infliximab (anti – TNF alpha).
Nếu đi cầu xuất huyết ồ ạt gây thiếu máu, tụt huyết áp phải kết hợp truyền máu cho bệnh nhân.
Bên cạnh thuốc đặc hiệu bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý: cần ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, tránh các chất kích thích niêm mạc đại tràng như: giảm mở, giảm béo, rau sống, trong trường hợp thiếu hụt men lactase thì không dùng sữa, trong đợt tiến triển khẩu phần ăn cần hạn chế chất xơ, nếu bệnh nhân không ăn được phải truyền dịch.
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng: thường được áp dụng trong trường hợp biến chứng nặng.
hoangnguyen102099- Tổng số bài gửi : 35
Age : 36
Reputation : 0
Registration date : 12/06/2018
Similar topics
» Xoa huyệt đạo chữa cảm mạo, nhức đầu.
» MÁCH BẠN 10 MẸO NẤU ĂN CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
» Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân cao huyết áp
» Những điều cần phải biết về bệnh huyết áp thấp
» 10 loại rau củ giúp hạ huyết áp, nếu bạn ăn hằng ngày
» MÁCH BẠN 10 MẸO NẤU ĂN CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
» Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân cao huyết áp
» Những điều cần phải biết về bệnh huyết áp thấp
» 10 loại rau củ giúp hạ huyết áp, nếu bạn ăn hằng ngày
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết